Chúng ta đã nghe rất nhiều về những mặt xấu của mạng xã hội: những vấn đề về bảo mật thông tin, mạng xã hội làm người ta có xu hướng cảm thấy tiêu cực hơn, và bạo lực mạng – một trong những mặt xấu xí của thời đại này.
Tuy nhiên, cũng như nhiều hiện tượng khác, bên cạnh những tác hại thì internet nói chung và mạng xã hội nói riêng vẫn mang lại cho con người những lợi ích nhất định.
Xét trên những khía cạnh nhất định, loài người cần sự xác nhận của xã hội (social validation). Chúng ta muốn người khác bày tỏ sự cảm kích, lòng thông cảm, và sự tôn trọng của họ đối với chúng ta (Shrand, 2015).
Nhu cầu được xã hội xác nhận là một quá trình phát triển tâm lý có liên quan đến lịch sử tiến hóa loài người. Trong lịch sử, những người không được xã hội công nhận đồng nghĩa với việc họ có ít cơ hội để tham gia vào những liên kết xã hội quan trọng – những mối quan hệ có ích cho sự tồn tại và sinh sản của một người (Geher & Wedberg, 2020).
Ngày nay, với sự phát triển của phương tiện truyền thông mạng xã hội, chúng ta dễ dàng nhận được “giá trị” một cách công khai và nhanh chóng mà không cần nhọc công tìm kiếm hay chứng minh bản thân như tổ tiên chúng ta đã làm. Chỉ cần đăng một bức ảnh tự sướng lên Instagram và bạn lập tức có được sự đồng ý của xã hội rằng bạn xinh đẹp, qua những lượt thả tim và những dòng bình luận. Tương tự với Twitter, Facebook, hay những nền tảng mạng xã hội khác.
Phương pháp này, cũng như sự xác nhận này, thực chất vẫn hời hợt và kém chân thật hơn rất nhiều so với việc chúng ta được công nhận bởi những người thân cận và những người đã dành thời gian trải nghiệm cùng mình. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng mạng xã hội góp phần quan trọng trong việc thỏa mãn một trong những nhu cầu tâm lý cốt lõi của con người.
Sự cảm kích là một trong những nền tảng của việc xây dựng trải nghiệm xã hội của con người. Chúng ta công nhận, đánh giá cao những nỗ lực, thành tích, và hành động tử tế của người khác. Đổi lại, chúng ta cũng mong muốn người khác làm vậy với mình.
Các công nghệ phát triển dựa trên internet cho phép chúng ta bày tỏ sự công nhận và lòng khuyến khích của mình dễ dàng hơn bao giờ hết. Trường Đại học New York gần đây đã làm một kudoboard để cổ vũ tinh thần sinh viên trong thời điểm căng thẳng cuối kỳ.
Với tình hình dịch bệnh như hiện tại, internet và mạng xã hội trở thành một công cụ hữu hiệu hơn bao giờ hết để chúng ta bày tỏ lòng cảm kích, cũng như để nhận về những nguồn động viên, những lời cổ vũ cho chính mình.
Crowdsourcing (nguồn lực cộng đồng) trở nên phổ biến trong thời đại này. Với những nền tảng như GoFundMe hay change.org, thật dễ dàng để một cá nhân lên tiếng gây quỹ và nhận được sự ủng hộ của hàng nghìn, hàng triệu những cá nhân khác trên phạm vi toàn cầu.
Crowdsourcing là “bạn thân” của những sáng kiến và chiến dịch vì xã hội. Nó đã được sử dụng trong mọi vấn đề: sức khỏe, môi trường, nghệ thuật. Hàng triệu người đã hưởng lợi từ loại hình gây quỹ online này. Trong số đó, rất nhiều người đã và đang tiếp tục dùng nó để tạo ra sự khác biệt.
Thuật xem chỉ tay đã cuốn hút con người suốt nhiều thế kỷ bởi lời…
Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…