Lifestyle

Vượt qua mọi khủng hoảng với 3 triết lý từ Đức Đạt Lai Lạt Ma

Một ngày nọ, cách đây đã nhiều thiên niên kỷ, Đức Phật đang giảng dạy cho môn đồ về bản chất của cuộc sống. Người hỏi anh ta rằng:
– Nếu một người bị trúng tên thì họ có đau không?
Môn đồ của Người đáp “có” không chút do dự. Đức Phật tiếp tục hỏi anh ta:
– Nếu người đó trúng mũi tên thứ hai, thì liệu có đau đớn hơn chăng?
Môn đồ vẫn giữ nguyên câu trả lời của mình là “có”. Đến lúc này, Đức Phật mới bắt đầu giảng giải về bản chất của sự đau khổ: “Trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng kiểm soát được việc bị trúng mũi tên đầu tiên. Nhưng lần trúng tên tiếp theo là cách chúng ta phản ứng với mũi tên thứ nhất đó. Với “mũi tên thứ hai” này, chúng ta có khả năng lựa chọn.”

Cuộc sống mỗi chúng ta đều có thể bị xáo trộn bởi những sự kiện bất ngờ – bởi những “mũi tên thứ nhất”. Vấn đề ở đây, là nhiều người có xu hướng làm cho tình hình tồi tệ thêm với những lo lắng, hoảng hốt, đổ lỗi. Đây là “mũi tên thứ hai”. Bạn không thể kiểm soát vết thương đầu tiên, nhưng bạn hoàn toàn được quyền lựa chọn có cắm tiếp một mũi tên khác lên người sau khi bản thân đã chịu đau đớn hay không.

Ví dụ dễ hiểu hơn, bạn đang băng băng chạy xe trên đường, bỗng nhiên từ đâu có một chiếc xe khác cắt đầu, chỉ trong khoảnh khắc thôi là tai nạn xảy ra. Sau khi hoàn hồn, hầu như việc đầu tiên bạn muốn làm là quay ra nặng nhẹ, mắng chửi “cái đứa” chạy xe ẩu kia. Nhưng dù bạn có chửi rủa nặng nề (thậm chí động tay động chân) cỡ nào thì cũng không thay đổi được sự thật rằng bạn vừa suýt soát thoát khỏi tai nạn. Chưa kể, chính bạn cũng có thể sẽ gây tai nạn do mất tập trung khi đã lên xe đi rồi mà còn mãi nhớ đến cơn giận của mình.

Đừng làm chuyện không may của bạn tồi tệ thêm bằng cách mãi băn khoăn về nó.

Đây là tư duy cần thiết và có thể được sử dụng cho mọi tình huống. Chúng ta đang đối mặt với một cơn khủng hoảng quy mô toàn cầu. Nỗi lo lắng phủ khắp những gương mặt ta gặp mỗi ngày. Đây là thời điểm “hợp lý” để hoảng loạn. Nhưng có thật “it’s OK to be not OK” vào lúc này không?

Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma – người lãnh đạo tinh thần cao nhất của Phật giáo Tây Tạng – đây là lúc chúng ta cần phải tháo gỡ cảm xúc. Thay vì khuất phục trước cảm xúc, hãy giữ tâm thái bình tĩnh, sáng suốt, để có thể an toàn vượt qua mọi khó khăn gặp phải.

Trong những năm gần đây, tôi đã nói về tầm quan trọng của việc tháo gỡ cảm xúc: ta nhìn mọi thứ một cách thực tế và rõ ràng, không bị ảnh hưởng bởi sợ hãi hay thịnh nộ. Nếu một khó khăn có thể sửa chữa được, nếu một tình huống mà bạn có thể làm cái gì đó cho nó, thì không cần thiết để lo lắng. (nhưng) Nếu nó không còn sửa chữa được, thì cũng không lợi chi trong việc lo lắng. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Mũi tên thứ nhất đã xuất hiện. Thay vì hoảng loạn, bạn có thể tham khảo 3 triết lý từ Đức Đạt Lai Lạt Ma để có thể tự bảo vệ mình trước mũi tên thứ hai – mũi tên tự-tay-cắm-vào. 

Triết lý mọi vật phụ thuộc lẫn nhau

Phật tử chúng tôi tin rằng cả thế giới đều phụ thuộc lẫn nhau. Đó là lý do tại sao tôi thường nói về trách nhiệm toàn cầu.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, trích dẫn từ bài viết của Ngài về lòng từ bi trên Tạp chí Time

Niềm tin rằng mọi thứ trên đời đều phụ thuộc lẫn nhau là một trong những triết lý chính của Phật giáo – cũng là điều chúng ta nên thường xuyên nhắc nhở bản thân. Tương Ưng Bộ kinh – bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli – mô tả cách các Phật tử nhìn nhận quan hệ nhân quả: 
“Cái này có nên cái kia có,
Cái này sinh nên cái kia sinh;
Cái này không nên cái kia không;
Cái này diệt nên cái kia diệt.”

Vạn vật tác động lẫn nhau. Mối tương quan giữa nguyên nhân và kết quả dẫn đến chuyện một số việc xảy ra, còn một số việc khác lại không bao giờ thành hiện thực | Photo: Arpita Choudhury

Điều này rất giống với quan điểm khoa học về cách thế giới vận hành. Sự sống trên Trái đất dựa trên những tương tác đa dạng giữa các sinh vật khác nhau và môi trường của chúng. Cơn đại dịch đang diễn ra là một ví dụ hoàn hảo cho triết lý phụ thuộc lẫn nhau – từ virus ở dơi đến dịch bệnh ở người, từ một cái chợ nhỏ ở Trung Quốc đến hầu như tất cả mọi nơi trên toàn thế giới. 

Con người là động vật có tập tính xã hội cao. Tất cả chúng ta đều kết nối với nhau thông qua một mạng lưới mối quan hệ phức tạp và rộng lớn, và những liên kết này thực sự gần hơn nhiều so với bạn nghĩ. Các thí nghiệm khoa học đã chỉ ra rằng, chỉ qua 6 bước hoặc ít hơn, bạn đã có thể kết nối một người ngẫu nhiên với bất kỳ cá nhân nào khác trên thế giới.

Xem thêm: Khoảng cách giữa hai người ngẫu nhiên trên Trái đất là bao xa?

Và đây là lý do vì sao chúng ta luôn cần ghi nhớ rằng, những gì mình làm sẽ có tác động đến người khác, và ngược lại. Những niềm vui “vô hại” của bạn hôm nay có thể dẫn đến sự đau khổ của một người nào đó (mà có khi bạn còn chẳng biết đến sự hiện diện của họ) vào ngày mai.

Thế nên, hãy nghiêm túc chấp hành những quy định giãn cách và cách ly nhé, vì rất có thể bạn đang trở thành vật trung gian truyền virus đi đến người khác đấy | Photo: Creative Market / Good Studio

Triết lý vô thường

Lịch sử cho chúng ta thấy rằng mọi việc rồi sẽ thay đổi. Không triều đại nào thịnh vượng muôn đời, không cuộc chiến nào kéo dài mãi. Nhân loại đã đối mặt với nhiều trận đại dịch trước đây, với những hậu quả vô cùng to lớn và dai dẳng. Nhưng cuối cùng rồi, chúng đều trôi qua. Vạn vật đều bị “khóa chặt” trong dòng chảy liên tục của đến và đi, của khởi sinh và biến mất.

Là một Phật tử – tôi tin vào luật vô thường. Cuối cùng thì nạn vi rút này cũng sẽ qua, như tôi đã từng thấy những cuộc chiến tranh và các mối đe dọa khủng khiếp khác đã đi qua trong đời tôi.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, trích dẫn từ bài viết của Ngài về lòng từ bi trên Tạp chí Time

Trong Phật giáo, vô thường là đặc điểm cơ bản của sự tồn tại. Bạn sinh ra, là một đứa trẻ chưa biết gì. Theo thời gian, bạn lớn lên và mọi thứ từ thể chất đến tinh thần của bạn bắt đầu thay đổi. Hiện tại, bạn đang ở một thời điểm nhất định trong cuộc đời. Tuy nhiên, khoảnh khắc này rồi cũng sẽ qua. 

Như sao đêm, như mắt loạn, như ngọn đèn, như huyễn thuật, như sương mai, như bọt nước, như cơn mộng, như ánh chớp, như đám mây – những gì hữu vi nên được quán chiếu như vậy.

Kinh Kim Cương

Để nhắc nhở bản thân về triết lý này, người Tây Tạng dành nhiều giờ để tạo ra những mô hình mandala phức tạp và cầu kỳ bằng cát màu, chỉ để có thể phá hủy nó bằng một cái vuốt tay. Đây là một phép ẩn dụ tuyệt vời cho sự tồn tại.

Ngay lúc này, bạn có thể đang đau đớn vì “mũi tên thứ nhất”. Nhưng nỗi đau đó theo thời gian rồi sẽ lắng dịu lại. Những giai đoạn khó khăn trong đời sẽ trôi qua, chỉ cần bạn kiên nhẫn thêm một chút nữa thôi.

Triết lý từ bi

Đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, lòng từ bi là thứ mang lại cho Ngài cảm giác sâu sắc về sự tĩnh lặng bên trong và sự bình yên trong tinh thần. Đối với Phật tử, lòng từ bi đối với người khác là điều kiện tiên quyết để “cảm thấy tốt”. Mọi thứ đều liên kết với nhau, thế nên những việc tốt là lòng quan tâm bạn dành cho người khác rồi sẽ trở lại với bạn bằng cách này hay cách khác.

Photo: Meenal Patel Studio

Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, có loại cảm xúc xây dựng, cũng có loại phá hoại. Giận dữ là một cảm xúc hủy hoại. Nó không chỉ có hại cho mối quan hệ của bạn với người khác, mà nó còn có hại cho sức khỏe của chính bạn.

Tức giận có thể dẫn đến thù hận, từ đó kéo theo những hành vi xấu. Thay vào đó, điều bạn nên làm là vun đắp những cảm xúc tốt đẹp. Một trong số chúng là lòng nhân ái. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, lòng từ bi góp phần vào sức khỏe tinh thần và thể chất. Trí tuệ Phật giáo cổ đại này đã được xác nhận bởi nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu hiện đại.  

Chúng ta cũng phải nhớ rằng, không ai thoát khỏi khổ đau, và hãy dang rộng vòng tay của mình đến với những người khác – những người vô gia cư, không tài sản, không gia đình – để bảo vệ họ. Cuộc khủng hoảng này cho ta thấy rằng, chúng ta không hề tách biệt nhau cho dù chúng ta đang sống cách xa nhau. Thế nên, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm thực hành hạnh từ bi và giúp đỡ lẫn nhau.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, trích dẫn từ bài viết của Ngài về lòng từ bi trên Tạp chí Time

(theo Medium)

Mi Nguyen

Recent Posts

Mai Ngọc Linh – Founder của LaBase: Sự khác biệt giữa kinh doanh trên sàn thương mại và dịch vụ trong ngành làm đẹp

Thương hiệu LaBase Cosmetics & Spa của chị Mai Ngọc Linh đã làm thế nào…

3 giờ ago

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

1 ngày ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago