Các hồn ma, ảo ảnh, cơ thể người… từ lâu đã trở thành những yếu tố quan trọng của dòng phim kinh dị (tiêu biểu là Ju-On, The Sixth Sense và House on Haunted Hill). Những tưởng chúng ta đã sử dụng hết các nguyên liệu sáng tạo trong phim kinh dị, song rõ ràng sự đam mê đã đưa các nhà làm phim kinh dị vượt qua mọi giới hạn. Trong nửa đầu năm 2021, dòng phim này vẫn khiến cho khán giả bất ngờ bởi trí tưởng tượng, sự mới mẻ, khi gắn liền hơn với cuộc sống như phong trào #Metoo, cũng như khắc phục được các vấn đề khắt khe của khâu kiểm duyệt.
Các bộ phim kinh dị năm 2021 sẽ đưa khán giả đi từ một bệnh viện ở London những năm 1970 đến công viên giải trí mục nát ở Pennsylvania, nơi mà những bóng ma hiện diện khắp nơi. Trước các cú twist chóng mặt, làm thế nào để không “bất ngờ đến ngã ngửa”? Hãy đảm bảo một chỗ ngồi khiến bạn thấy an toàn và chuẩn bị sẵn bỏng nước để thưởng thức “sự thoả mãn” khi đương đầu với nỗi sợ.
Một trong những bối cảnh quen thuộc của phim kinh dị chính là các rạp chiếu phim, văn phòng làm việc, bệnh viện về khuya. Sau những giờ làm việc liên tục cộng thêm không gian vắng vẻ, chúng ta có thể bắt gặp những hiện tượng kì lạ. Tuy nhiên, nhà biên kịch kiêm đạo diễn xứ Wales, Prano Bailey-Bond, cùng cộng sự của mình – Anthony Fletche đã sáng tạo câu chuyện tưởng như không mấy mới mẻ này thành một tác phẩm với đầy đủ sự căng thẳng của trấn thương tâm lý cũng như di chứng từ những tổn thương trong gia đình và nghề nghiệp.
Nhân vật chính Enid (Niamh Algar) là một nhà kiểm duyệt phim. Nhiệm vụ của cô là đánh giá các tác phẩm để xác định mức độ phù hợp của chúng với khán giả. Trong một đêm làm việc khuya, cô bị thu hút bởi đoạn video vô cùng đáng sợ và kì dị liên quan đến người chị gái được cho là đã chết sau nhiều năm mất tích. Bộ phim tập trung miêu tả những chuyển biến tâm lý của nữ chính trong việc tìm hiểu xem liệu chị mình có bị một vị đạo diễn nổi tiếng lạm dụng hay không. Bailey-Bond đã vô cùng tài tình trong việc đưa khán giả dõi theo sự hoảng loạn, sợ hãi của Enid thông qua những hình ảnh tinh tế, đầy tính biểu tượng. Để rồi đến cuối cùng bạn sẽ phải hoài nghi rằng phải chăng chính mình mới là người không tỉnh táo.
Chỉ có một huyền thoại như đạo diễn George A. Romero mới có thể tìm ra cách khiến khán giả thấy khiếp sợ thông qua một bộ phim được ra mắt 4 năm sau khi ông qua đời. Được phủi bụi và tái sinh từ một kho lưu trữ 46 năm tuổi, The Amusement Park tựa như một giấc mộng kinh hoàng diễn ra trong thời điểm người xem tỉnh táo. Bộ phim gây ám ảnh bởi nó đề cập đến một khía cạnh vô cùng thực tế và gần gũi: Sự lão hoá.
Bộ phim kinh dị này bắt đầu bằng một điềm báo dành cho Lincoln Maazel. Nhân vật này và những người cao tuổi khác đến thăm một công viên giải trí ở Pennsylvania nhằm tìm kiếm những niềm vui ít ỏi của cuộc sống xế chiều. Tuy nhiên, chuyến đi đã nhanh chóng trở thành một cơn ác mộng, nơi Maazel bị đánh đập, hắt hủi, phân biệt đối xử vì tuổi tác cũng như các vấn đề liên quan đến thể chất và tâm lý. Bộ phim như một chuyến du hành ảo bắt nguồn từ nỗi kinh hoàng có thật trong cuộc sống về những con người dễ dàng bị coi thường và lãng quên nhất hành tinh. Bộ phim kinh dị The Amusement Park để lại nỗi ám ảnh, sự suy ngẫm cho người xem khi nhận ra rằng chúng ta ai cũng sẽ già đi và cơn ác mộng này có thể sẽ thực sự xảy ra với mình.
Theo truyền thống của người do thái, con người phải để mắt đến những xác chết một cách cẩn thận cho đến khi người đã mất được chôn cất. Chính yếu tố đó đã tạo nên một tác phẩm phim kinh dị xuất sắc đến độ khó các bộ phim cùng thể loại nào có thể sánh bằng.
Biên kịch kiêm đạo diễn Keith Thomas đã khắc hoạ phong tục bí hiểm này bằng bộ phim kinh dị kể về Yakov (Dave Davis) một thanh niên gần đây đang tách dần khỏi cộng đồng người Do Thái của mình. Anh bị buộc phải trông chừng một người đã mất để kiếm thêm thu nhập trả tiền nhà. cảm giác khó chịu, kinh hoàng của từng cảnh phim gần như đã khiến người xem “tê liệt”. Liệu Yakov có thể sống sót qua đêm? Và anh ấy sẽ khám phá ra điều gì về bản thân cũng như đức tin của mình vào lúc bình minh?
Như bất kỳ người hâm mộ bộ phim kinh dị A Quiet place nào đã từng trải nghiệm, chúng ta hiểu rằng sự im lặng có thể là một trong những nguyên liệu mang đến cảm giác sợ hãi tột cùng nhất của phim kinh dị. Biên kịch-đạo diễn Corinna Faith của The Power đã góp một phần không nhỏ vào việc biến sự câm lặng trở thành một tiếng nói to và rõ ràng cho văn hoá #Metoo ngày nay.
Lấy bối cảnh xung quanh cuộc khủng hoảng lao động những năm 1970 ở London. Sau một cuộc đình công của thợ mỏ, nước Anh phải duy trì năng lượng bằng việc cắt giảm điện thường xuyên. Bộ phim kinh dị này xoay quanh một y tá trẻ tên Val (Rose Williams). Cô bắt đầu làm việc tại một bệnh viện kì lạ, nơi tất cả các nhân viên nam và nữ đều dặn dò Val phải cúi đầu, làm theo những gì mình được yêu cầu. Cô không được đưa ra ý kiến hay phát biểu bất cứ quan điểm cá nhân nào, kể cả khi chứng kiến những cảnh tượng đáng báo động diễn ra giữa những nhân viên nam và bệnh nhân nữ. Điều đặc biệt là bệnh viện này luôn tuân thủ cam kết cắt giảm điện của nhà nước, khiến cho cả không gian luôn bao chùm trong bóng tối. Tất cả những điều đó đã tạo ra một câu chuyện ma quái, khiến Val phải đối mặt với một thế lực đáng sợ trong khi tìm cách giải thoát cho chính mình.
Có thể bạn quan tâm:
Pride Month: Điểm qua một số tựa phim về đề tài LGBT+
Hồi hộp với 10 series trinh thám, điều tra trên Netflix
James Wan và vũ trụ kinh dị The Conjuring
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…