Trong bài trước, The Millennials Life đã giới thiệu đến cho bạn những triết lý sống hạnh phúc được nhiều người dân ở các nước áp dụng vào đời sống hằng ngày, để làm cho chất lượng sống của họ được nâng cao từng ngày hơn. Thế thì, bạn có thể làm như thế cho bản thân mình không? Hãy cùng thực hành thử 1 trong những triết lý đấy dưới đây – đó là Ikigai (生き甲斐) của người Nhật Bản.
Trong nhịp sống hối hả và bận rộn của thời hiện đại, việc tìm kiếm một cuộc sống ý nghĩa ngày càng trở nên cấp thiết. Con người thường thấy mình đang loay hoay trong “mê cung” của những kỳ vọng xã hội, khát vọng sự nghiệp và giấc mơ cá nhân, cố gắng tìm kiếm sự cân bằng khó nắm bắt giữa hạnh phúc và mục đích sống.
Đối với nhiều người, hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời cũng giống như một chuyến phiêu lưu đầy ngoặt nghèo vậy, với vô số ngõ cụt và sai lầm. Một số người mù quáng theo đuổi đam mê không dựa trên thực tế và khả năng, rồi cảm thấy chán nản khi giấc mơ không trở thành hiện thực. Những người khác thì chấp nhận gắn bó với công việc mang lại tiền bạc và địa vị nhưng lại thiếu sự thỏa mãn. Dù là trường hợp nào đi chăng nữa thì theo thời gian, cảm giác về mục đích sống cũng dần mai một.
Việc thiếu đi mục đích sống có thể gây hại cho sức khỏe. Một nghiên cứu cho thấy những người có mục đích sống rõ ràng ít có nguy cơ tử vong và mắc bệnh tim hơn. Họ nhận thấy rằng những người cảm nhận được ý nghĩa sống thường có lối sống lành mạnh hơn; có động lực và khả năng phục hồi cao hơn, giúp họ vượt qua căng thẳng và kiệt sức.
Tuy nhiên, định nghĩa về “mục đích sống” không chỉ đơn thuần là đạt được những cột mốc nhất định hay trở nên hữu ích đối với người khác, từ đấy bản thân mới có thể hạnh phúc. Bởi, nếu nhìn sang Nhật Bản, ta sẽ thấy người dân ở đây được truyền cảm hứng từ cách hiểu sâu sắc và toàn diện hơn về sự giao thoa giữa 2 yếu tố này – nó được gọi là Ikigai.
Khái niệm Ikigai của người Nhật—dịch sát là “lẽ sống”, được hình thành từ sự giao thoa giữa những điều bạn yêu thích, điều thế giới cần, những gì bạn có thể kiếm tiền từ đó, và những gì bạn làm giỏi. Nó giúp con người cân bằng giữa đam mê và thực tiễn. Triết lý sống này thường được minh hoạ theo cách dưới đây:
Ikigai cũng không chỉ đơn thuần là lời khuyên mơ hồ kiểu như “hãy theo đuổi đam mê” mà ta thường thấy trong văn hóa phương Tây. Thay vào đó, nó có một vài đặc điểm cốt lõi giúp nó trở nên khác biệt và sâu sắc hơn:
Ta đã hiểu trên lý thuyết là thế, nhưng làm thế nào để áp dụng khái niệm này vào cuộc sống thực, để không chỉ đạt được sự viên mãn mà còn nâng cao sức khỏe và chất lượng sống?
Dưới đây là quy trình 4 bước để nuôi dưỡng tư duy đúng đắn, giúp Ikigai của bạn phát triển:
Cùng lấy 1 tờ giấy ra và viết ra những câu trả lời cho những câu hỏi sau:
Bạn không cần phải tự ép mình trả lời tất cả ngay đâu! Ngược lại, việc dành thời gian để suy nghĩ sẽ còn hiệu quả hơn. Cho nên, ta hãy ghi chép lại các câu trả lời và quan sát của mình trong vài ngày hoặc vài tuần (nhưng tuyệt đối phải trung thực với bản thân nhé). Đừng ngại viết xuống những điều nghe có vẻ phi lý hoặc xa vời.
Nếu những câu hỏi trên không khơi dậy được gì nhiều, bạn có thể thử các câu khác như:
Khi đã trả lời những câu hỏi này thật cẩn thận, hãy tìm kiếm các mẫu hình. Có những chủ đề nào được lặp lại? Liệu có sự giao thoa rõ ràng giữa các mục không, hay dường như chúng rời rạc? Nếu bạn không thấy liên kết rõ ràng thì cũng đừng lo lắng – điều này là bình thường, và chỉ có thời gian mới khiến ta có thể kết nối nó rõ ràng hơn thôi.
Để có góc nhìn khách quan hơn, bạn có thể xin ý kiến từ gia đình và bạn bè về 3 phẩm chất nổi trội nhất của mình. Ngoài ra, làm các bài kiểm tra tính cách trên mạng cũng có thể giúp bạn xác định và gọi tên đúng cho các kỹ năng và đặc điểm của mình.
Đôi khi, những điều bạn xem là hiển nhiên lại chính là những gì người khác thấy đặc biệt và giá trị. Ví dụ, một cô nàng tên Mai thường hay nghĩ sự đồng cảm của mình với người khác chỉ là một nét tính cách không mấy phải để tâm tới; nhưng nhờ những nhận xét từ bạn bè, cô ấy bắt đầu nhìn nhận sâu hơn và nhận ra mình có thể tận dụng sự nhạy bén đó để chuyển hướng sự nghiệp sang lĩnh vực huấn luyện, giảng dạy, và viết lách.
Sau khi có được câu trả lời, chúng ta hãy bắt đầu hình dung nó một cách trực quan. Bạn có thể thử vẽ các vòng tròn lồng vào nhau (giống sơ đồ Venn ở trên) hoặc chia thành góc tứ phần, với các ý tưởng đáp ứng nhiều tiêu chí đặt gần giao điểm của các trục.
Đây là 1 biểu đồ sẽ theo bạn suốt 1 quãng đường dài, vì thế nó sẽ thay đổi và phát triển theo thời gian. Khi bắt đầu thử nghiệm Ikigai trong đời thực, bạn sẽ gạch bỏ những điều không phù hợp và thêm vào những điều mới.
The Millennials Life có thể đưa bạn 1 ví dụ khác. Chẳng hạn, bạn có thể lập 1 bảng thời gian biểu mô tả 1 ngày lý tưởng của mình từ khi thức dậy đến lúc đi ngủ, sẽ trông như thế nào. Nói theo cách khác, nghĩa là bạn đang hình dung một ngày tràn đầy năng lượng khi sống đúng với Ikigai của mình.
Theo thời gian, những điều chỉnh nhỏ này sẽ tích tụ lại—và giúp bạn tiến gần hơn đến một cuộc sống có ý nghĩa sâu sắc hơn.
Đã đến lúc chúng ta thực hành rồi.
Sống với triết lý Ikigai không có nghĩa là chỉ thông qua sự tự vấn nội tâm. Bạn cũng cần phải áp dụng thực tế thông qua hành động nhất quán và sẵn sàng thay đổi để đạt được sự phát triển và ý nghĩa thực sự trong cuộc sống.
Điều này có thể bao gồm việc thay đổi các ưu tiên hoặc khám phá những hướng đi mới. Ví dụ, bạn có thể quyết định đi du lịch ít hơn và dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Hoặc bạn có thể khởi nghiệp trong lĩnh vực mà nghĩ nó là “tiếng gọi” của mình. Thậm chí, bạn có thể thay đổi hoàn toàn sự nghiệp nếu lĩnh vực hiện tại không còn phù hợp với Ikigai của mình.
Nhưng bạn cũng phải lưu ý, trong một số trường hợp, nói “có” với Ikigai đồng nghĩa với việc phải nói “không” nhiều hơn đấy! Nó đòi hỏi bạn phải từ bỏ một số cam kết nhất định để tập trung toàn tâm, toàn ý vào những ưu tiên của mình. Điều đó cũng có nghĩa là thiết lập ranh giới vững chắc để bảo vệ thời gian của bạn, tạo điều kiện cho Ikigai phát triển.
Giống như hầu hết các giai đoạn chuyển mình trong cuộc sống, việc tìm kiếm và hoàn thiện Ikigai của cá nhân sẽ cần đến sự hỗ trợ từ nhiều nguồn lực.
Nếu bạn quyết định theo đuổi một sự nghiệp mới—ví dụ như biến một dự án phụ thành công việc toàn thời gian—việc có những người cố vấn dẫn dắt là rất quan trọng, bên cạnh việc có những người thân thiết luôn sẵn sàng ủng hộ bạn.
Hãy xây dựng mối quan hệ với những người đã từng trải qua chuyển đổi sự nghiệp tương tự. Hỏi họ về kinh nghiệm khi đưa ra quyết định này. Những khía cạnh nào là thử thách nhất và đâu là phần thưởng xứng đáng với nỗ lực họ bỏ ra?
Xem thêm những bài viết khác dưới đây:
Có nhiều tranh luận về việc trí tuệ nhân tạo (AI) thay thế con người,…
Chúng ta thường phải đứng trước những lựa chọn không hề dễ. Đôi lúc là…
Tết vẫn vui, chỉ là chúng ta đã đánh mất đi khả năng cảm nhận…
Đáng giá rủi ro tốt đòi hỏi sự can đảm và tự tin. Vậy làm…
Đây không chỉ là vấn đề đau đầu cho các cặp đôi, mà còn là…
Các tác phẩm tại "Giấc Mơ Rực Rỡ" phản ánh tình yêu và sự trân…