Trước khi bắt đầu thoả mãn “đam mê xê dịch” của mình bằng việc trở thành mộtdigital nomad, bạn nên lưu ý một số điều để có thể có một chuyến đi công tác hiệu quả nhé.
Trong kỷ nguyên số và đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, những xu hướng làm việc ngoài 4 bức tường của văn phòng đã bắt đầu nở rộ lên; và một trong số những trào lưu có thể kể đến là trở thành một digital nomad.
Thế nhưng, để trở thành một digital nomad là một điều không hề đơn giản tí nào, nếu như không muốn nói là luôn có những thách thức cùng rủi ro đi kèm. Từ việc xác định nơi an toàn và hợp pháp để đến làm việc, cho đến việc chuẩn bị cho mình cả những kiến thức cần biết trước khi đặt chân đến vùng đất mở; mộtdigital nomad không chỉ đơn thuần là thích đi đâu là đi nhé!
Vậy, chúng ta nên bắt đầu từ đâu?
Như thế nào là một “Digital Nomad” chính hiệu?
Điều này phụ thuộc vào quan điểm của từng người. Đối với một số, việc trở thành digital nomad (tạm hiểu là: dân du mục kỹ thuật số), có nghĩa là họ có thể duy trì một nơi ở cố định tại Sài Gòn, nhưng cũng có thể thực hiện các chuyến “vừa nghỉ dưỡng, vừa làm” kéo dài từ 2 đến 3 tuần, cùng với những chuyến công tác dài hơn lên đến 3 tháng; cho phép họ làm việc và sinh sống ở nhiều quốc gia trong nhiều năm.
Cũng có thể, làm việc theo phong cáchdigital nomad nghĩa là họ không bị cố định bởi địa điểm. Nếu cần, họ có thể rời khỏi nơi đang sinh sống bất kỳ lúc nào, vì họ không bị buộc phải gắn bó với một nơi nào đó qua khoản vay mua nhà hoặc các cam kết lớn khác. Một số người sẽ có những chuyến du lịch ngắn hoặc dài hơn, đi một mình, với đối tác, nhóm bạn hoặc thậm chí mang theo thú cưng. Một số thậm chí còn chọn lối sống trên xe van, theo đuổi niềm đam mê như lướt sóng và tìm kiếm một “mùa hè vĩnh cửu”.
Nhưng theo cách hiểu đơn giản nhất, digital nomad là những người làm việc từ xa và thường xuyên di chuyển đến các địa điểm khác nhau. Họ thường làm việc tại các quán cà phê, không gian làm việc chung, hoặc thư viện công cộng. Những con người này dựa vào các thiết bị có khả năng kết nối internet không dây như điện thoại thông minh hoặc thiết bị phát sóng di động để làm việc từ bất kỳ đâu họ muốn.
Như vậy, bạn có thể thấy rằng lối sống của mộtdigital nomad hoàn toàn phù hợp với tất cả mọi người: Dù trẻ hay già, độc thân hay có gia đình, nhân viên chính thức hay làm trên hợp đồng; trào lưu này hoàn toàn dễ để tiếp cận. Thế nhưng, trước khi bắt đầu xách ba lô lên và đi, hãy để The Millennials Life hướng dẫn bạn qua 5 bước trước khi bắt đầu cuộc hành trình xê dịch này nhé.
5 bước cần làm để bắt đầu hành trình “công tác 4 phương”
Bước 1: Chọn điểm đến phù hợp với bản thân
Trước khi bắt đầu cuộc “phiêu lưu”, mộtdigital nomad sẽ cần phải lựa chọn điểm đến phù hợp và đáp ứng đủnhu cầu cũng như sở thích cá nhân của người đó.
Chọn nơi mà bạn có quyền pháp lý để đến
Đương nhiên, nếu một quốc gia hay lãnh thổ từ chối bạn vì bất kỳ lý do nào đó (cả từ hoàn cảnh hoặc do chính bản thân), thì ta sẽ không thể đến đó được rồi. Bởi vì mỗi người sẽ có hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai; cho nên bạn hãy tự nghiên cứu và có thể tham khảo ý kiến của những chuyên gia định cư, về các vấn đề liên quan đến hộ chiếu, visa, bảo hiểm y tế, thuế và bất kỳ yêu cầu pháp lý nào khác mà bạn có thể phải đối mặt.
- Hộ chiếu: Đây là loại giấy tờ tuỳ thân cần thiết nhất nếu bạn muốn đi nước ngoài. Vì thế trước khi lên kế hoạch, hãy kiểm tra trước ngày hết hạn để bạn có đủ thời gian để làm thủ tục gia hạn nếu cần thiết.
- Visa: Tùy thuộc vào điểm đến và thời gian lưu trú, bạn có thể sẽ cần một loại visa đặc biệt. Trong một số trường hợp, bạn chỉ cần visa du lịch là đủ; thế nhưng hiện nay ở một số quốc gia đã cung cấp visa đặc biệt dành cho digital nomad, hoặc visa lao động có thể là lựa chọn thích hợp.
- Bảo hiểm y tế: Một số quốc gia sẽ yêu cầu du khách phải có bảo hiểm y tế để có thể sinh sống trong thời gian dài (có thể thông qua tổ chức quốc tế hoặc nhà cung cấp của nước đó). Vì vậy, bạn nên đảm bảo rằng mình đã chuẩn bị đầy đủ bảo hiểm để tránh gặp vấn đề khi đến nơi.
- Thuế: Thông thường, những chính sách thuế sẽ ít nhiều gây khó dễ với những người không cư trú một địa điểm cố định. Ví dụ, ở Liên minh châu Âu, ngay cả khi di chuyển trong phần lớn năm đó, bạn vẫn phải chọn một nơi cư trú thuế (nghĩa là nơi bạn dành phần lớn thời gian, sở hữu nhà hoặc có tài sản lớn khác). Hơn nữa, bạn cũng cần phải kê khai đúng loại hình làm việc của mình là gì (nhân viên toàn thời gian, tự làm chủ hoặc làm theo hợp đồng), bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến mức thuế bạn phải chịu.
Chọn nơi an toàn cho tính mạng
Ngay cả khi đã được phép đi công tác và làm việc tại điểm đến đó, bạn cũng cần phải cân nhắc liệu nơi đến đó có thực sự an toàn cho mình hay không.
Ví dụ, nhiều nơi như Hoa Kỳ, Tây Âu và các khu vực khác có thể đã có những bộ luật bảo vệ quyền của cộng đồng LGBTQ+ và thiểu số khác, thì những đất nước khác lại có thể ít chào đón hơn nhiều. Tương tự, có nhiều điểm đến sẽ không an toàn cho những phụ nữ đi du lịch một mình.
Dĩ nhiên, việc đi công tác đến những nơi này sẽ luôn có một số rủi ro. Nhưng ta cũng cần phải để tâm đến những yếu tố về bản dạng của một con người (như giới tính, sắc tộc, tôn giáo, xu hướng tình dục, quan điểm chính trị,…), có thể khiến bạn rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế trước khi đến, ta nên xem xét các quy định pháp lý của nơi đó, hiểu rõ về các chuẩn mực văn hóa địa phương và có thể tham khảo ý kiến từ bạn bè hoặc người thân về kinh nghiệm du lịch của họ.
Chọn nơi bạn muốn đến
Một khi đã lọc ra được những địa điểm/quốc gia bạn muốn tới để làm việc, đã đến lúc bạn chọn điểm đến mình mơ ước rồi!. Bạn muốn dành thời gian ở bãi biển, trên những ngọn núi hay trong các thành phố sôi động? Bạn có nói thạo ngôn ngữ tại nơi đó, hay bạn sẵn sàng đối mặt với các rào cản ngôn ngữ? Bạn có thích loại ẩm thực hoặc các hoạt động giải trí nào?
Một số sẽ người chọn điểm đến dựa trên sở thích như lướt sóng, yoga, hoặc học ngôn ngữ. Những người khác thì có thể tìm kiếm nơi có cộng đồng digital nomad, như Croatia, nơi chính phủ tổ chức nhiều sự kiện và sáng kiến hỗ trợ cho những người này. Số khác lại có thể muốn tham gia các sự kiện văn hóa đặc biệt như Oktoberfest, World Cup hoặc Tết Nguyên Đán. Đây là cơ hội để bạn tìm hiểu xem điều gì thực sự quan trọng với bạn. Cho nên dù là gì đi chăng nữa, thì cũng không có câu trả lời đúng hoặc sai đâu.
Bước 2: Thuyết phục sếp hoặc người quản lý/khách hàng của mình
Trong cả trường hợp bạn có đang làm theo hợp đồng lao động, hoặc đang là freelancer và thực hiện một dự án cho khách hàng đi chăng nữa; việc bạn trở thành mộtdigital nomad sẽ có ảnh hưởng lớn đến những người mà bạn đang trực tiếp làm việc với (hoặc cho).
Giải thích về tầm quan trọng của cách thức làm việc từ xa đó
Nếu hiện tại bạn vẫn chưa làm việc từ xa, thì trước hết, ta hãy cân nhắc xem liệu nó thực sự đang phù hợp với vị trí mình đang làm hay không. Nếu có, ta cũng không nên cứ vội vàng đến gặp sếp hoặc gửi một email viết vội! Hãy chuẩn bị những lập luận cụ thể và thuyết phục, cũng như theo đó là mộtkế hoạch chi tiết. Sau khi hoàn thành, ta khi đấy mới yêu cầu người quản lý hoặc khách hàng một cuộc họp mặt trực tiếp để chia sẻ về những dự định của mình
Trong cuộc trò chuyện này, hãy bắt đầu bằng cách trình bày tổng quan về các lợi ích của công việc từ xa cho cả bản thân và tổ chức/khách hàng mình. Ta có thể bắt đầu bằng việc đưa ra những tổng hợp về tình hình của ngành, liệu các tổ chức khác có cho nhân viên họ làm việc từ xa hay không. Sau đó, hãy đi sâu vào chính trường hợp cá nhân. Liệu điều này có giúp bạn làm việc tốt hơn không? Năng suất của bạn có tăng lên không? Bạn phải trả lời được những câu hỏi đơn giản đấy.
Hãy trình bày lập luận vững chắc, kết hợp góc nhìn cá nhân với các dữ liệu rõ ràng và bằng chứng có định lượng cụ thể. Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị một kế hoạch chi tiết cho việc làm việc từ xa của mình, bao gồm lịch trình, thiết bị cần thiết, cách bạn sẽ theo dõi và báo cáo tiến độ.
Thuyết phục người quản lý/khách hàng về cách thức làm việc như mộtdigital nomad
Ngay cả khi bạn đã làm việc từ xa, điều đó không có nghĩa là người trả lương sẽ đồng ý với việc bạn làm việc ở nhiều nơi khác nhau. Ví dụ, nếu vai trò của bạn yêu cầu nhiều sự giao tiếp nhanh chóng, việc làm việc ở một nơi khác múi giờ có thể gây ra cản trở đấy. Ngoài ra, một số công ty làm việc với chính phủ và có các hợp đồng hoặc thông tin nhạy cảm, sẽ có chính sách cấm mang thiết bị của công ty ra nước ngoài, hoặc các yêu cầu pháp lý khác giới hạn việc di chuyển của nhân viên.
Hơn nữa, còn có các yếu tố về thuế cũng như tuân thủ pháp luật nơi đấy, các mối quan ngại về an ninh; hoặc đơn giản chỉ là sếp/khách hàng của bạn có thể cảm thấy không thoải mái vì những lo lắng hoặc hiểu lầm về lối sốngdigital nomad.
Với hàng đống quan ngại kể trên, điều tốt nhất ta nên làm là…đối thoại. Đối thoại ở đây nghĩa là bạn không chỉ nói chuyện với sếp, mà còn với bộ phận nhân sự, pháp lý, IT, và các bộ phận khác trong tổ chức có liên quan đến nơi bạn làm việc. Hãy cố gắng hiểu rõ các mối quan tâm của họ và tìm những cách sáng tạo để đáp ứng.
Ví dụ, nếu múi giờ là một vấn đề lớn, bạn có thể lựa chọn một điểm đến có múi giờ tương tự, hoặc cam kết làm việc muộn để đảm bảo công việc đồng đều? Nếu sếp lo lắng về việc bạn đi trong 3 tháng, liệu họ có thoải mái hơn nếu ta đi trong 6 tuần không? Hoặc nếu việc di chuyển quốc tế là điều không thể, thì ta đi công tác trong nước có được không?
Bước 3: Đừng quên những nhu cầu của bản thân nữa
Một khi bạn đã có cái nhìn tổng quan về địa điểm bạn dự định đi, cũng như được sự đồng ý từ tổ chức mình đang làm/khách hàng đang làm việc, bước tiếp theo của quá trình trở thành mộtdigital nomad là hãy nghĩ đến những yếu tố cụ thể với chính bản thân mình – những nhu cầu cá nhân mà có thể đáp ứng được cũng như giúp bạn hoàn thành công việc tốt nhất có thể.
Không gian làm việc
Hãy tưởng tượng bản thân là một diễn giả hay giảng viên chẳng hạn, bạn thường xuyên phải thực hiện các bài thuyết trình quan trọng và các buổi đào tạo trực tuyến. Khi trở thành mộtdigital nomad, bạn nên có kết nối internet đủ mạnh để không làm gián đoạn buổi diễn thuyết của mình; ngoài ra, khu vực làm việc riêng biệt và các phòng họp yên tĩnh, riêng tư để truyền đạt thông tin và thảo luận các kế hoạch công việc bí mật cũng là điều tối quan trọng.
Tuỳ từng người sẽ có nhu cầu khác nhau, chẳng hạn như ghế ngồi công thái học, bàn đứng, tai nghe chống ồn hoặc thiết bị chiếu sáng. Nếu bạn sử dụng bất kỳ phần mềm hoặc thiết bị chuyên dụng nào, hãy kiểm tra với bộ phận IT của công ty để đảm bảo rằng hệ thống công nghệ đó có thể hoạt động ở nước ngoài, và cân nhắc mang theo thiết bị dự phòng như máy tính hoặc bộ sạc.
Internet
Hầu hết cácdigital nomad đều cần kết nối internet ổn định. Nên nếu có thể, hãy kiểm tra Wi-Fi tại nơi bạn dự định ở, hoặc tìm những không gian làm việc chung hay quán cà phê gần đó trong trường hợp Wi-Fi chỗ ở có vấn đề. Hơn nữa, bạn cũng cần nên mua thẻ SIM của đất nước đó để gọi điện và truy cập dữ liệu.
Tiền bạc
Trong trường hợp bị trộm mất ví, ta nên có giải pháp dự phòng. Hãy nói chuyện với ngân hàng mà bạn đăng ký làm thẻ về chính sách du lịch hay bị mất thẻ. Ngoài ra trước đó, ta nên xem xét các lựa chọn khác như mở thêm một thẻ khác và giữ ở nơi an toàn, hay cân nhắc mang theo một ít tiền mặt trong trường hợp khẩn cấp.
Bạn cũng có thể nghiên cứu liệu ngân hàng của mình có hợp tác với các cây ATM của nước đó để tránh phí giao dịch hay không, hay những ứng dụng thanh toán (như Apple Pay chẳng hạn), có phổ biến tại điểm đến của bạn hay không.
Sức khỏe
Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên mang đủ số lượng mà bản thân cần. Nếu dự định mua thêm thuốc theo toa tại điểm đến, bạn nên chắc chắn rằng chỗ đó có thuốc để mua. Ngay cả những sản phẩm thông thường và không cần kê đơn ở quốc gia của bạn, có thể khó tìm ở nơi khác. Vì vậy để mà chắc chắn, hãy mang dư một chút nếu có thể.
Bước 4: Tìm “đồng đội cùng thuyền” với bạn
Một trong những thách thức lớn nhất (và ít được đề cập đến) của lối sốngdigital nomad là sự cô đơn và cảm giác cô lập. Việc tìm kiếm những người có cùng nếp làm việc với bạn để kết nối khi ở nước ngoài có thể khá khó khăn.
Cho nên để bắt đầu, bạn có thể tham gia vào các hội nhóm/diễn đàn trên không gian mạng hoặc các nền tảng mạng xã hội của nơi đó. Ngoài ra, bạn cũng đừng ngại khởi xướng các sự kiện, tạo nhóm và tổ chức các buổi gặp mặt với mọi người. Hơn nữa, việc học một sở thích hoặc môn thể thao mới cũng là một cách để gặp gỡ mọi người.
Tất nhiên, không có gì sánh bằng cảm giác độc lập và phiêu lưu khi bạn thực sự ở một mình, và cũng không có cách nào tốt hơn để phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và giao tiếp một cách sắc bén bằng cách trở thành một digital nomad. Thế nhưng, ta cũng nhận được nhiều giá trị khi xây dựng các mối quan hệ và một mạng lưới hỗ trợ lẫn nhau, mang lại cảm giác an ủi.
Bước 5: Đóng góp phần nào cho xã hội nơi đấy
Khi bạn đi đến và ở lại một nơi khác trong một khoảng thời gian dài, điều đó có nghĩa là bạn đã để lại dấu ấn trên môi trường nơi đó. Chính vì thế, ta cũng có trách nhiệm một phần để đóng góp nhiều hơn cho nơi đấy.
Nhiều nước cũng đã bắt đầu hiểu được tầm quan trọng của những người làm việc theo lối sốngdigital nomad, bởi họ mang lại sự thúc đẩy rất cần thiết cho các nền kinh tế vùng đấy. Chính vì vậy, các chính phủ nước này đã phê duyệt nhiều cách thức để thu hút và giữ chân những người lao động này thông qua gia hạn thị thực hoặc ưu đãi.
Tuy nhiên, nếu không có sự nỗ lực trong việc gắn kết với người dân địa phương, các không gian sống và làm việc chung của cácdigital nomad lại biến thành một bong bóng, chỉ mang lại lợi ích cho họ chứ lại bóc lột người dân bản địa.
Để đảm bảo rằng bạn không “đổ thêm dầu vào lửa”, hãy lựa chọn điểm đến một cách cẩn thận. Thay vì đến những nơi nổi tiếng vốn đã quá tải với khách du lịch, hãy thử lựa chọn ở nông thôn. Nhiều không gian sống mà ít được xây dựng chỉ dành cho dândigital nomad cũng là một cách tuyệt vời để trải nghiệm lối sống mới, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho chính người dân nơi đó.
Bạn không nhất thiết phải thực hiện những cử chỉ lớn để tạo ra sự khác biệt. Chỉ cần thể hiện rằng bạn quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về văn hóa và con người nơi đó, bạn sẽ ngạc nhiên về sự kết nối sâu sắc mà bạn có thể tạo ra đấy.
Xem thêm những bài viết khác dưới đây:
- Phương pháp quả cà chua (Pomodoro): Cách để phân bổ thời gian hiệu quả
- 4 phong cách giao tiếp trong công sở: Điều nên và không nên làm
- Sếp lý trí hoặc tình cảm. Bạn chọn làm việc cùng ai?