Trật tự thế giới có nhiều thay đổi do dịch Covid-19 gây ra. Đã đến lúc từ bỏ những bộ quần áo pijama hay bộ đồ nỉ mặc nhà đã đồng hành cùng bạn suốt những tháng ngày cách ly.
Sau đại dịch, những xu hướng thời trang nào sẽ lên ngôi? 5 phong cách thời trang được giới mộ điệu chú ý hậu Covid bên dưới sẽ là cẩm nang cần thiết để bạn bắt đúng sóng xu hướng thế giới sau chuỗi ngày cách ly dai dẳng!
1. Hoài cổ
Thời trang theo phong cách hoài cổ có thể được coi là lối thoát khi người tiêu dùng toàn cầu đối mặt với khó khăn: đại dịch, suy thoái và bất ổn dân sự.
Vào những năm 70, chúng ta đã chứng kiến những thay đổi lớn về chính trị và văn hóa – song song với vấn đề khí hậu toàn cầu ở thời điểm hiện tại. Các yếu tố như tông màu đất, những chiếc quần denim ống loe và giày đế bằng đều gợi phong cách hoài cổ và dễ dàng áp dụng được vào thời trang hàng ngày. Kết hợp với sự ảnh hưởng đáng kể của phong cách này trên sàn runway, đây là một trong những phong cách bạn nên thử sau những tháng ngày cách li xã hội đấy.
Cùng với sự quay trở lại của các sự kiện thể thao, chắc chắn việc kết hợp với những món đồ hơi nam tính như những bộ đồ thể thao, áo polo hay color-block sẽ giúp thời trang của bạn thêm đậm chất thời “ông bà anh.”
(Ảnh: boohooMAN) Band of Outsiders Fall 2020
2. Phong cách “PPE“
Ngay đầu đại dịch, các thương hiệu bán lẻ đã nhường chuỗi cung ứng của mình để sản xuất đồ bảo hộ cá nhân (personal protective equipment – PPE) cho nhân viên tiền tuyến. Khi các biện pháp giãn cách được nới lỏng và yêu cầu về vệ sinh vẫn được lên hàng đầu, thời trang đi theo “mốt” này đang là mảng đầu tư kiếm lời cho các thương hiệu.
(Ảnh: Fashion Cognoscente)
Nổi tiếng sẵn ở châu Á nhờ sự ảnh hưởng của phong cách thời trang đường phố (streetwear) và nỗi lo ngại về ô nhiễm môi trường, dịch Covid-19 đã góp phần đem đến một món phụ kiện mới lạ cho các nước phương Tây. Khi nhiều quốc gia vẫn yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng, phụ kiện này đang được giới mộ điệu săn lùng hơn bao giờ hết. Từ việc đeo chiếc khẩu trang đầy màu sắc và hoa văn, cho tới việc thêm thắt vài điểm nhấn như một sợi dây xích, hay cho những nhu cầu đặc biệt (bạn đã nghe đến khẩu trang cho việc dùng ống hút chưa?!) dần trở thành một khung cảnh quen thuộc. Chắc chắn xu hướng này sẽ còn kéo dài và sẽ dần trở thành một phụ kiện hàng ngày, từ trường học, nơi làm việc cho đến những sự kiện xã hội.
American ThreadsMango
3. Tủ đồ tại gia
Xu hướng “tủ đồ tại gia” vẫn còn đang trên đà phát triển khi số lượng người phải làm việc tại nhà còn nhiều, đòi hỏi những bộ cánh thoải mái, chất liệu vải dễ chịu sẽ là ưu tiên đầu tiên mà mọi người tìm kiếm.
Cộng với tỉ lệ thất nghiệp tăng cao do đại dịch, người tiêu dùng đang ngày càng tiêu ít tiền đi và ở nhà nhiều hơn, góp phần vào sự “trỗi dậy” của thời trang tại gia. Phụ nữ sẽ ưu tiên những bộ váy rộng rãi và dễ giặt, những bộ đồ ngủ sang chảnh, những bộ đồ lót không dây và chọn lựa những đôi dép đi trong nhà. Với cánh mày râu, họ sẽ ưu tiên những chất liệu vải dễ chịu, mát mẻ như vải linen hay cotton, những chiếc áo polo len hoặc áo phông ngắn tay, hoặc đơn giản chỉ là một bộ đồ nỉ. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, việc kết hợp được cả thời trang tại nhà và ngoài đường sẽ càng được để ý hơn. Việc gì phải tốn thời gian ăn diện trong khi bạn có thể mặc chính một bộ đồ tại gia thật thời trang?
@daily_sleeper
4. Phong cách tối giản
Khi khủng hoảng kinh tế năm 2008 diễn ra, những bộ cánh lộng lẫy hay những chiếc logo hoành tráng được liệt kê vào danh sách đen và dần trở nên nhàm chán.
Chúng ta thấy phong cách tối giản đã được người ta yêu thích ngay cả trước đại dịch Covid, khi Daniel Lee ngồi vào ghế Giám đốc Sáng tạo tại Bottega Veneta và sự thành công của phong cách Scandinavian (phong cách kết hợp cân bằng giữa 3 yếu tố: vẻ đẹp – tối giản – chức năng tiện dụng) càng thúc đẩy nét thẩm mỹ đơn giản mà gọn gàng này lên một nấc mới.
(Ảnh: Style Caster)
Chủ nghĩa tối giản ưu tiên sự bền vững và thời gian sử dụng lâu dài của những món đồ, ít phụ thuộc vào các xu hướng trời trang nhanh. Khi khách hàng có thu nhập ít hơn, họ có thể đầu tư vào những món đồ bền vững, có tuổi thọ cao như những chiếc blazer được may cắt khéo léo, váy suông, áo thun chất lượng cao và quần jean co giãn.
Massimo Dutti Email UK Modern Citizen Email US Todd Snyder Email US
5. Thời trang “nhân văn”
Từ phong trào #MeToo cho với #BlackLivesMatter, các thương hiệu toàn cầu đang sử dụng các nền tảng xã hội và lời nói của mình để thể hiện sự ủng hộ.
Với việc này, ý tưởng về một xu hướng kinh doanh thời trang “nhân văn” – khi người tiêu dùng chú ý hơn tới cách các doanh nghiệp đang đối xử với nhân viên của mình cũng như thái độ. Hơn cả một xu hướng, điều này đã cho thấy sự thay đổi trong lối tư duy và sẽ còn phát triển hậu ađại dịch. Đi kèm với tính xác thực và minh bạch của các sự kiện xã hội, các thương hiệu cần phải thể hiện hành động rõ ràng.
Nhiều thương hiệu và nhãn hàng toàn cầu cũng đang thúc đẩy nền kinh tế này thông qua việc đóng góp cho các quỹ từ thiện như: Fleur du Mal, Alexander Wang,…