Là một biểu tượng của thời trang, cũng như là một món đồ không bao giờ có chuyện bị lỗi mốt, áo thun mặc nhiên là món đồ phổ biến nhất qua nhiều thế hệ. Những người sành điệu luôn có hàng trăm cách để biến tấu sáng tạo nhiều phong cách khác nhau với chỉ một chiếc áo thun.
Nhưng nếu nhân cách hóa, thì áo thun giống như một ông già trải đời cả trăm tuổi. Cũng như mọi phát minh khác, áo thun đã phải trả qua những nốt thăng trầm trong lịch sử để có thể nằm trong tủ đồ của mọi người ngày nay.
Rất nhiều câu chuyện ly kỳ và sự thật chưa được bật mí về chiếc áo thun mà mọi người đang mặc mỗi ngày.
Áo thun lần đầu được biến đến vào năm 1898 trong cuộc chiến giữa Tây Ban Nha và Mỹ. Thời ấy, áo thun đã được binh lính sử dụng như những chiếc đồ lót. Sau đó áo thun được phổ biến hơn khi các thủy thủ đóng quân ở những khu vực nóng ấm.
Cũng nhờ vậy, mà áo thun được mọi người truyền miệng một cái tên khá “ngầu” – chiếc áo huấn luyện.
Năm 1942, trang bìa của tạp chí Life bỗng xuất hiện một người đàn ông với chiếc áo thun vô cùng “lạ mắt”. Chính điều này đã góp phần đưa áo thun trở thành một biểu tượng thời trang, một phụ kiện đầy cá tính. Nó đòi hỏi được đứng lên nổi bật giữa đám đông chứ không an phận âm thầm “lót” đường nữa.
Mặc dù bắt đầu có dấu hiệu nóng lên, nhưng mãi đến những năm 1950s, áo thun mới bắt đầu bùng nổ dữ dội. Sau sự xuất hiện của chiếc áo này trong bộ phim hành động mang tên “A street car named Desire” đóng bởi tài tử Marlon Brando – vốn được mọi người biết đến với vai diễn huyền thoại trong “Bố già”.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nam diễn viên James Dean trong chiếc áo thun qua loạt phim “Rebel Without A Cause” đã nhanh chóng khiến giới trẻ bấy giờ phát sốt với món item “thần thánh” này. Theo thời gian, cùng với quần jeans, áo thun trở nên cực kỳ phổ biến và trở thành thiết kế thời trang được “diện” trên phạm vi toàn cầu.
Áo thun trong tiếng Anh là T-Shirt, tức là dùng để mô tả loại áo có hình dáng đặc trưng như chữ T. Nhưng liệu bạn có biết nguồn gốc xuất phát của từ này đã có từ 100 năm trước hay không? Từ vựng “T-Shirt” lần đầu tiên xuất hiện trong từ điển Merriam-Webster.
Theo ghi nhận, kỷ lục chiếc áo thun đắt nhất thế giới thuộc về Hermès – nhãn hiệu thời trang cao cấp hàng đầu của Pháp. Giá của nó là 91,500 USD và được chế tác từ da cá sấu.
Áo thun mặc định là loại trang phục có trong từ đồ của tất cả mọi người.Theo thống kê, trên 62% người dân Mỹ có khoảng trên 10 chiếc áo thun trong tủ đồ của mình. Tính ra có khoảng trên 1.6 tỷ chiếc T-Shirt tại đây. Áo thun được làm từ bông tái chế giúp hạn chế được hơn một tỷ tấn chất thải mỗi năm so với việc làm từ nguyên liệu mới.
Chính vì thế, hãy giúp trái đất trở nên xanh, sạch, đẹp hơn bằng cách tái chế những chiếc áo thun không sử dụng nữa.
Năm 1904, áo thun được tiêu thụ bởi rất nhiều chàng trai chưa có…vợ. Vì bản thân họ không thể tự may vá hay thay nút áo, nên sự ra đời của áo thun như một loại trang phục thực sự là một bước tiến lớn trong lĩnh vực thời trang. Dù trước đó, nó chỉ được xem như một loại đồ lót.
Ảnh bìa: DA MAN Magazine
Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…