Health

Hỗ trợ hệ miễn dịch với 7 cách đơn giản sau

Sức khỏe luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu mà chúng ta cần chú trọng. Đặc biệt, hệ miễn dịch đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh. 

Với áp lực công việc và lối sống bận rộn, không phải ai cũng có đủ thời gian hay điều kiện để chăm sóc hệ miễn dịch của mình một cách tốt nhất. Tuy nhiên, không cần nhìn đâu xa, sau đây là 7 cách mà bạn có thể hỗ trợ hệ miễn dịch của mình một cách hiệu quả.

1. Học cách nhai đồ ăn

Nhai kỹ thức ăn là một phần quan trọng trong việc cung cấp cho cơ thể tất cả các dưỡng chất cần thiết để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài việc đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, việc nhai kỹ cũng kích hoạt sự giải phóng các tế bào Th17, một phần quan trọng của hệ miễn dịch thích ứng của cơ thể. 

Để nói thêm về tế bào Th17, đây là một loại tế bào T hỗ trợ (helper T cells) thuộc hệ miễn dịch của cơ thể. Tế bào này được đặt tên theo cytokine chủ yếu mà chúng sản xuất là interleukin 17 (IL-17). Dưới đây là một số điểm chính về Th17:

  • Vai trò trong hệ miễn dịch: tế bào Th17 đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh ngoại lai như vi khuẩn và nấm. Chúng giúp kích thích phản ứng viêm nhằm tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
  • Phát hiện và phản ứng: Th17 nhận diện các mối đe dọa từ bên ngoài và phản ứng bằng cách sản xuất IL-17 và các cytokine khác. Những chất này thu hút các tế bào bạch cầu khác đến khu vực nhiễm trùng để tấn công mầm bệnh.
  • Đối tượng của Th17: ngoài việc chống lại các mầm bệnh, tế bào Th17 cũng liên quan đến việc duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột, giúp dung nạp các vi khuẩn có lợi trong cơ thể.
  • Liên quan đến bệnh tật: mặc dù tế bào Th17 có vai trò bảo vệ, nhưng nếu chúng hoạt động quá mức hoặc không được kiểm soát, chúng có thể góp phần vào các bệnh viêm nhiễm mãn tính và tự miễn như bệnh vẩy nến, viêm khớp dạng thấp và bệnh viêm ruột.
  • Cơ chế kích hoạt: tế bào Th17 được kích hoạt bởi một số tín hiệu từ các tế bào trình diện kháng nguyên và môi trường viêm nhiễm. Các cytokine như IL-6, TGF-beta, và IL-23 đóng vai trò quan trọng trong sự biệt hóa và duy trì của Th17.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Manchester, hành động cơ học của việc nhai đồ ăn sẽ gây ra áp lực nhẹ trong miệng, từ đó kích hoạt các tế bào Th17 và đưa chúng vào trạng thái hoạt động.

Việc nhai đồ ăn kỹ càng sẽ giải phóng tế bào Th17, có lợi cho hệ miễn dịch

2. Bổ sung thêm kẽm

Ngoài việc tăng sản xuất tế bào bạch cầu, kẽm đóng vai trò tích cực trong việc tăng cường hệ miễn dịch bằng cách kích hoạt các enzyme phân hủy protein có trong virus và vi khuẩn. Điều này làm giảm độc lực của chúng và giảm khả năng gây hại. 

Kẽm cũng có vai trò hữu ích đối với người già khi mà hệ miễn dịch tự nhiên suy giảm (được gọi là suy giảm miễn dịch liên quan đến tuổi tác). Nếu điều này xảy ra, sự mất cân bằng giữa các tế bào miễn dịch có thể khiến hệ miễn dịch không đủ khả năng phòng vệ trước các tác nhân xâm nhập, khiến cơ thể dễ bị tổn thương. Kẽm giúp điều chỉnh lại sự cân bằng này để có một hệ thống phòng thủ mạnh mẽ hơn.

3. Ra ngoài vào sáng sớm

Việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (lý tưởng là trước 9 giờ sáng), sẽ làm tăng sản sinh serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt động đúng đắn của nhiều hệ thống trong cơ thể. 

Vai trò của serotonin trong miễn dịch đặc biệt quan trọng, vì nó được cho là đóng vai trò cả trong phản ứng miễn dịch bẩm sinh và thích ứng, và trong việc huy động chống lại sự lây nhiễm. 

Ngoài việc thúc đẩy sự tiết ra của các tế bào bạch cầu, các thụ thể serotonin còn giúp điều chỉnh hệ miễn dịch ngoại vi. Chính nó, cùng với hệ miễn dịch trung ương, chịu trách nhiệm cho tất cả các phản ứng miễn dịch diễn ra bên ngoài não.

Thức dậy trước 9 giờ sáng có khả năng sản sinh serotonin

4. Cung cấp thêm vitamin D

Giống như serotonin, vitamin D hoạt động để hỗ trợ cả phản ứng miễn dịch thích ứng và bẩm sinh trong cơ thể. 

Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin D sẽ tăng cường sản sinh một số protein nhất định, có thể chống lại sự nhiễm khuẩn. Ngoài ra, vitamin D còn giúp kiểm soát việc giải phóng các tín hiệu của hệ miễn dịch và hỗ trợ hệ thống phòng thủ ban đầu để chống lại sự lây nhiễm.

5. Đảm bảo di chuyển đủ mỗi ngày

Tập thể dục đều đặn là một phần thiết yếu của hầu hết mọi quá trình phục hồi cơ thể. Nhưng đối với hệ miễn dịch, vai trò phòng ngừa để giữ cho nó luôn khỏe mạnh là một lợi ích không nên bỏ qua.

Việc tăng cường các hoạt động thể chất hàng ngày và đều đặn có thể cải thiện sự phát triển và hoạt động của các tế bào miễn dịch và tế bào T, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm và loại bỏ mầm bệnh

Vì thế, hãy cố gắng tích hợp một số bài tập kháng lực vào chế độ tập luyện của bạn. Những bài tập này đã được chứng minh là kích thích sản xuất các myokine quan trọng, thay đổi số lượng tế bào bạch cầu (vốn rất quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật), từ đó cải thiện phản ứng miễn dịch của chúng ta.

6. Tắm nước lạnh

Nếu bạn là yêu thích cảm giác của những dòng nước lạnh khi tắm, thì đây hẳn là tin vui dành cho bạn!

Theo nhiều nghiên cứu, cú sốc từ nhiệt độ lạnh sẽ kích thích sản sinh bạch cầu trong cơ thể bạn. Những tế bào bạch cầu sẽ đi vào hệ tuần hoàn máu và trở thành tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại sự lây nhiễm và bệnh tật. 

Một nghiên cứu được thực hiện tại Hà Lan đã theo dõi những người chuyển sang tắm nước lạnh so với những người không tắm. Theo báo cáo đó, những người tắm nước lạnh trong 30, 60 hoặc 90 giây trong vòng 90 ngày đã ít gọi nghỉ ốm hơn 29% so với những người không tắm nước lạnh.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc tắm nước lạnh sẽ tốt cho cơ thể

7. Hãy làm những điều mà bạn hạnh phúc cho hệ miễn dịch của mình

Vì sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta luôn song hành với nhau, việc ưu tiên những gì khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc là điều hoàn toàn hợp lý.

Hãy tham gia vào các hoạt động tạo ra oxytocin, hay còn gọi là ‘hormone tình yêu’. Bạn có thể khiêu vũ, cười đùa, hoặc những điều đơn giản như duy trì giao tiếp bằng mắt và tiếp xúc cơ thể. Càng cảm thấy niềm vui tự nhiên, cơ thể và tâm trí chúng ta càng hạnh phúc. Đây là một cách đơn giản để nuôi dưỡng bản thân

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: nếu có oxytocin đầy đủ, cơ thể sẽ duy trì được sự cân bằng trong hệ miễn dịch, từ đó thúc đẩy sự nhạy của nó để giúp phát hiện các mối đe dọa tiềm ẩn và thậm chí ức chế các rối loạn miễn dịch liên quan đến căng thẳng.

Xem thêm: Cách giảm lượng ánh sáng xanh trước giờ đi ngủ

Dao Thomas

Recent Posts

10 luật bất thành văn dành cho những cặp đôi có mối quan hệ mập mờ

Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…

18 giờ ago

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

2 ngày ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

3 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

4 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

4 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

4 ngày ago