Lifestyle

7 điều cần lưu ý khi mua sắm quần áo online

Mua sắm online đã và đang trở nên vô cùng phổ biến, được nhiều người ưu tiên lựa chọn vì tính tiện lợi – cả quá trình từ lượn lờ ngắm nghía đến thanh toán chốt đơn đều có thể được thực hiện gọn gàng mà không cần phải dời ‘tấm thân’ đi đâu cả.

Nhưng mua sắm online cũng có cái bất tiện. Không nhìn được tận mắt, không sờ được tận tay món đồ định mua sẽ khiến bạn dễ bị ‘hớ’ như mua nhầm đồ kém chất lượng hoặc hàng không phù hợp với mình, nhất là khi mua quần áo. Cùng The Millennials tham khảo một số điều cần lưu ý khi mua sắm quần áo online nhé.

#1 – Số đo

Số đo ở đây bao gồm cả số đo của mình và của quần áo. Quần áo sản xuất đại trà thường được làm theo kích thước như S–M–L … Tuy nhiên size quần áo cũng có thể biến động tùy vào các thương hiệu khác nhau. Mua sắm quần áo online lại không thể ướm thử được, vì thế đừng ngại hỏi người bán số đo chính xác của sản phẩm định mua, cũng như đừng quên nhớ các số đo của mình.

#2 – Tìm hiểu về chất liệu

Khi vào cửa hàng để mua sắm quần áo, chúng ta có thể dùng tay để cảm nhận xem chất liệu của món đồ như thế nào, liệu có đủ thoái mải, đủ mềm mại, hay đủ cứng cáp theo nhu cầu của mình hay không. Nhưng mua đồ online thì không thể. Đây chính là lúc mắt sẽ thay thế tay trong vai trò ‘cảm nhận’. Để phán đoán qua hình ảnh tốt hơn, bạn cũng cần bổ sung cho mình một ít kiến thức cơ bản về các chất liệu khác nhau, ví dụ như về tên gọi, kết cấu, cũng như loại quần áo thường sử dụng chất liệu này, …

#3 – Đừng xem thường feedback

Đa số các cửa hàng mua sắm quần áo online rất ưu tiên cho mục feedback, bởi đây là kênh đánh giá khá khách quan về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của cửa hàng. Nếu có dự định mua sắm từ những địa chỉ mới, đừng ngại bỏ thời gian ‘bơi lội’ trên mạng để tìm các ý kiến bình luận, đánh giá từ những người mua hàng trước. Những phần review, feedback này cũng sẽ giúp bạn biết được cửa hàng này thường gặp vấn đề nhất ở khâu nào (ví dụ, đóng gói hàng, chuyển phát, thời gian trả lời tin nhắn, …) để từ đó đưa ra quyết định mua sắm thông minh.

#4 – Check lại một lượt tất cả thông tin trước khi chốt đơn

Sau một hồi tư vấn lựa chọn chán chê, bạn quyết định mua X món đồ. Trước khi chốt đơn để thanh toán, bạn nên kiểm tra lại một lượt tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm – size, màu sắc, số lượng, ghi chú giao nhận, … – với người bán. Các web mua sắm thường có lựa chọn gửi xác nhận mua hàng / hóa đơn thanh toán đến thẳng hộp mail. Nếu mua sắm tại các địa chỉ trên Facebook hoặc Instagram, tốt nhất nên soạn sẵn một ‘mẫu check thông tin’ để gửi cho người bán kiểm tra trước khi thanh toán.

#5 – Chính sách xem hàng và đổi trả

Tùy vào từng cửa hàng mà chính sách xem hàng và chính sách đổi trả sẽ khác nhau. Đừng quên kiểm tra phần này trước khi đồng ý mua hàng, tránh những tranh chấp không đáng có sau này.

#6 – Hình chụp bao giờ cũng đẹp hơn ngoài đời

… cho dù đó có là hình chụp sản phẩm thật.

Hơn nữa, chúng ta đều là người thường, không phải người mẫu chụp ảnh quần áo cho shop. Thế nên đừng quá kỳ vọng rằng ‘mặc quần này vào chân dài thẳng tắp’ hay ‘chiếc áo này khiến eo thon bất ngờ’. Chân ngắn eo bánh mì cũng không sao cả, mình mua đồ vì mình thích mặc cơ mà.

#7 – Luôn lựa chọn những địa chỉ mua sắm quần áo online uy tín

Hiện nay, đa số các thương hiệu hoặc cửa hàng nổi tiếng đều có luôn website để phục vụ cho các tín đồ mua sắm quần áo online. Với trường hợp này, bạn sẽ cần kiểm tra xem địa chỉ thực tế của cửa hàng và địa chỉ ghi trên website có giống nhau hay không, tránh trường hợp mua nhầm hàng giả hoặc hàng nhái của những địa chỉ cố tình bắt chước tên tuổi.

Với trường hợp mua sắm quần áo trên các cửa hàng online trên Facebook hoặc Instagram, đừng quên tìm hiểu mục feedback, đánh giá, và bình luận của những người mua hàng trước đó. Ngoài ra, các địa chỉ online uy tín đều có thông tin liên lạc là số điện thoại có sử dụng phần mềm Viber, Zalo, Facebook, Messenger… Bạn có thể yêu cầu gửi hình ảnh thật của sản phẩm để so sánh hoặc rõ chi tiết hơn.

Xem thêm:
Subscription box – Sự kỳ diệu trong những ‘hộp quà’ đăng ký
6 yếu tố kích thích tâm lý chi tiêu của bạn
Trở thành fashionista với 10 app thời trang

Mi Nguyen

Recent Posts

Mai Ngọc Linh – Founder của LaBase: Sự khác biệt giữa kinh doanh trên sàn thương mại và dịch vụ trong ngành làm đẹp

Thương hiệu LaBase Cosmetics & Spa của chị Mai Ngọc Linh đã làm thế nào…

3 giờ ago

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

1 ngày ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago