Lifestyle

Âm nhạc có thể gây tổn hại cho con người không?

Âm nhạc mang đến rất nhiều tác động tích cực cho sức khỏe thể chất và tinh thần, như làm giảm căng thẳng, cải thiện khả năng ngôn ngữ ở trẻ em, giúp giải phóng dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh khiến con người có cảm giác hạnh phúc,…

Nhưng đó là phần lợi ích, còn tác hại thì sao?

Bài báo xuất bản trên tạp chí Music Therapy đã kiểm chứng liệu âm nhạc có thể gây nguy hiểm hay không. Sự tổn hại, theo định nghĩa, là một trải nghiệm có tính chất đặc trưng do chịu ảnh hưởng từ nhiều thứ khác nhau. Nó có thể xảy ra một cách cố ý hoặc vô tình; gây nên bởi người khác hoặc tự bản thân. Cách chúng ta trải nghiệm cảm giác ‘bị hại’ cũng đa dạng – trong cảm xúc, nhận thức, tâm linh, thể chất,…

Âm nhạc cũng là một khái niệm phức tạp không kém. Khi ai đó nói âm nhạc, ý họ là nhạc sống hay nhạc đã qua xử lý phòng thu? Nghe chủ động hay thụ động? Thính giả cảm nhận và phản ứng với âm nhạc theo hình thức nào? 

Thông qua bài báo này, nhóm nghiên cứu muốn đưa ra một cách hiểu về những tác hại âm nhạc có thể gây ra, thông qua việc xác định những biến số và những suy xét có liên quan, từ các yếu tố bối cảnh trong khảo sát lâm sàng, văn hóa, xã hội, cho đến các lựa chọn đạo đức, cuối cùng là vai trò của âm nhạc khi được sử dụng như một cách can thiệp cố tình.

6 cách mà âm nhạc có thể ‘làm hại’ con người sẽ có liên quan đến…

Người truyền tải

Đây là người ra lựa chọn hoặc người cung cấp nguồn âm nhạc.
Những yếu tố cần xem xét: trình độ văn hóa nói chung, năng lực chuyên môn về âm nhạc, mục đích của họ khi truyền tải âm nhạc, mức độ hiểu biết và nhận thức về văn hóa xã hội, cuối cùng là những đặc điểm tính cách.

Người tiếp nhận

Người tiếp nhận và người truyền tải có thể là một (bạn tự chọn nhạc để nghe) hoặc khác nhau (bạn không tự chọn nhạc mà chỉ nghe một cách thụ động, ví dụ ở nơi công cộng hoặc khi người khác mở nhạc lớn,…).
Những yếu tố cần xem xét: năng lực tự nhận thức, nền tảng và năng lực chuyên môn về âm nhạc, đặc điểm tính cách, trạng thái cảm xúc hiện tại, và liệu họ có đồng thuận với trải nghiệm âm nhạc này hay không.

Âm nhạc

Những yếu tố cần xem xét: âm nhạc được chuyển tải theo cách gì, thời lượng, độ lớn, và nó được lựa chọn như thế nào.

Bối cảnh

Những yếu tố cần xem xét: bối cảnh trong hiện tại (ở bệnh viện, trường học, nơi công cộng, nhà riêng,…?), các chuẩn mực và kỳ vọng trong văn hóa xã hội, và cách âm nhạc được chuyển tải (bởi cá nhân hoặc nhóm).

Ảnh hưởng lẫn nhau

Nhân tố này mô tả mối quan hệ tương tác của 4 nhân tố đầu tiên. 

Những yếu tố cần xem xét:
– Người truyền tải và người tiếp nhận có thể có liên kết gì với âm nhạc?
– Có điều gì thuộc về bối cảnh hỗ trợ hoặc đe dọa sự tự chủ của người tiếp nhận không?
– Mục đích của việc sử dụng âm nhạc?
– Mối quan hệ giữa người truyền tải và người tiếp nhận?

Tổn hại

Có 7 dạng tổn hại có khả năng xảy ra: ảnh hưởng (nói chung), (tổn hại về) hành vi, nhận thức, định danh, nội tâm, thể chất, và tâm linh.

Biết được về 6 nhân tố liên quan đến tác hại của âm nhạc có thể giúp bạn hiểu được điều gì đang xảy ra nếu cảm thấy bực bội, khó chịu khi nghe nhạc, cũng như giúp ngăn chặn những trường hợp tương tự trong tương lai.

Giờ, thử tưởng tượng bạn đang có phản ứng vô cùng tiêu cực với một bài hát / đoạn nhạc mình nghe thấy. Lúc ấy, bạn nên xem xét một số điều dưới đây:

– Bạn có lựa chọn nào về việc liệu mình có muốn nghe nhạc hay không?
– Bạn có phải người ra quyết định về loại nhạc để nghe không?
– Bạn có thích loại nhạc đó không?
– Bạn có cảm giác quen thuộc với loại nhạc đó không?
– Có trạng thái tinh thần nào khác gây ảnh hưởng đến phản ứng tiêu cực của bạn không – bình tĩnh, căng thẳng, vui vẻ, giận dữ, tập trung, xao nhãng,…?
– Loại nhạc này có gợi nhớ về ai không?
Người biểu diễn / trình bày là ai? Bạn có bất kỳ sự kết nối hay liên tưởng tốt / xấu nào với họ không?

Đây vẫn chưa phải là một danh sách đầy đủ, nhưng ít ra đây cũng là bước đầu để chúng ta có thể nhận diện những trường hợp âm nhạc có thể gây tổn hại, và tìm cách ngăn chặn trước khi chúng thật sự xảy ra.

Bài viết của tác giả Kimberly Sena Moore – Tiến sĩ, chuyên gia về âm nhạc trị liệu, giáo sư tại Đại học Miami
Ảnh minh họa: catalyst

Xem thêm:
Nghe bản đồ sao đưa đường chỉ lối gu âm nhạc trên Spotify
Bức tranh toàn cảnh nền âm nhạc indie tại châu Á
Bạn sẽ làm gì với quả chanh cuộc đời ném cho?
Vì ai cũng cần một chút cảm hứng để luôn lạc quan trong đời

Mi Nguyen

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

20 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago