Health

Áp lực đồng trang lứa (peer pressure): Ác mộng tuổi trẻ hay động lực để phát triển?

Áp lực đồng trang lứa (peer pressure) là một hiện tượng xã hội phổ biến, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Đó là cảm giác bị tác động, ảnh hưởng bởi những người xung quanh, khiến chúng ta cảm thấy cần phải thay đổi hành vi, suy nghĩ, thậm chí cả giá trị bản thân để phù hợp với chuẩn mực của nhóm.

Đây là dạng áp lực mà một cá nhân cảm thấy khi họ so sánh bản thân với những người cùng lứa tuổi, cùng hoàn cảnh và bị ảnh hưởng bởi những tiêu chuẩn xã hội hay kỳ vọng từ những người xung quanh. Áp lực đồng trang lứa có thể mang lại những tác động tích cực, sự phát triển, thành đạt của một người nhưng nó cũng thường đi kèm với những hệ lụy tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và cả các mối quan hệ xã hội của người trẻ.

Khi bạn nhận thức được áp lực đồng trang lứa và cảm thấy dễ bị tổn thương trong việc đối phó với nó, thì có lẽ đây là bài viết có thể giúp ích cho bạn.

Áp lực đồng trang lứa (peer pressure) là gì?

Áp lực đồng trang lứa (peer pressure) ở thanh thiếu niên là hiện tượng cá nhân bị ảnh hưởng bởi bạn bè hay đồng nghiệp có cùng độ tuổi, tác động lẫn nhau về thái độ, niềm tin và hành động. Nó có thể thể hiện thông qua nhiều cách thức khác nhau, bao gồm dụ dỗ bạn bè tham gia vào các hoạt động nguy hiểm, tuân thủ tiêu chuẩn nhóm hoặc thay đổi quan điểm của người khác để hài hòa với bạn bè.

Trong trường hợp còn trẻ, áp lực đồng trang lứa có thể ảnh hưởng cực kỳ lớn, vì nhiều người trẻ đang không ngừng tìm cách chứng minh và khẳng định bản thân để đạt được sự chấp nhận từ xã hội. Điều này khiến họ thường xuyên ngầm so sánh bản thân với những người xung quanh. Theo hướng tích cực điều này giúp họ nỗ lực để thành công hơn trong cuộc sống, gắn kết cộng đồng, nhưng theo hướng không tích cực thì những thay đổi về hành động, mục tiêu và giá trị bản thân họ không được nhìn nhận một cách đúng đắn.

Theo nghiên cứu khoa học thực tế, áp lực đồng trang lứa có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở thanh thiếu niên và thanh niên. Đây là giai đoạn mà các bạn trẻ đang phát triển về tâm sinh lý, dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Để vượt qua áp lực đồng trang lứa, cần nhìn nhận rõ những tác động tích cực và tiêu cực để từ đó điều hướng thanh thiếu niên để cải thiện và phát triển bản thân đúng cách.

Nguyên nhân của áp lực đồng trang lứa

Ở thời đại kỹ thuật số, mạng xã hội trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của giới trẻ. Những hình ảnh thành công, cuộc sống xa hoa và mối quan hệ hoàn hảo liên tục xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội, tạo nên những kỳ vọng không thực tế. Sự so sánh này khiến nhiều người trẻ cảm thấy bản thân kém cỏi hoặc chưa đủ tốt, từ đó dễ bị ảnh hưởng bởi áp lực đồng trang lứa chi phối.

Ngoài ra, văn hóa thành tích, sự cạnh tranh khốc liệt trong học tập và công việc cũng khiến nhiều người trẻ cảm thấy bị đè nặng bởi những kỳ vọng từ người khác. Họ lo lắng về việc không đạt được những mục tiêu xã hội đề ra, từ đó dần dần rơi vào tình trạng suy nghĩ quá mức.

Các loại áp lực đồng trang lứa

Áp lực đồng trang lứa đến từ những người xung quanh hoặc những hình mẫu mà bạn cho là chuẩn mực:

Áp lực đồng trang lứa trực tiếp xảy ra khi một hoặc nhiều người trực tiếp khuyến khích bạn cư xử theo một cách nào đó hoặc tham gia vào các hoạt động nhất định.

Áp lực đồng trang lứa gián tiếp là loại tinh vi, lôi kéo bạn tuân theo một nhóm xã hội để tăng cơ hội được chấp nhận của bạn. Ví dụ, điều này có thể liên quan đến việc nhìn thấy những người khác được coi là “ngầu” khi đang uống rượu tại một bữa tiệc.

Chúng ta nghe nhiều hơn về áp lực đồng trang lứa trực tiếp, vì nó dễ dàng nhận ra. Nó giống như ai đó nói với bạn rằng hãy ngừng lo lắng, hãy bắt đầu vui vẻ và hòa nhập thành một phần của nhóm bằng cách tham gia vào điều gì đó dù bạn không cảm thấy thoải mái. Nó cũng có thể là một lời đe dọa, chẳng hạn như, “Bạn không thể đi chơi với chúng tôi nếu bạn không uống.

Tại sao thanh thiếu niên dễ bị ảnh hưởng bởi áp lực?

Có nhiều lý do tác động từ khoa học đến xã hội, cho thấy tại sao thanh thiếu niên dễ bị ảnh hưởng bởi áp lực đồng trang lứa.

  • Sự thay đổi phát triển trong suy nghĩ của thanh thiếu niên

Vùng vỏ não trước trán, chịu trách nhiệm cho việc đưa ra quyết định và kiểm soát xung động, vẫn đang phát triển trong thời kỳ thanh thiếu niên. Điều này có nghĩa rằng thanh thiếu niên có nhiều khả năng tham gia vào các lĩnh vực khác nhau, có thể có những hành vi nguy hiểm vì họ không hiểu đầy đủ hậu quả hành động của mình.

  • Khao khát được chấp nhận xã hội

Như nhiều bộ phim tuổi teen và trưởng thành đã chứng minh, tuổi trẻ là thời điểm mọi người tìm cách xác định và thiết lập bản sắc cá nhân nhằm đạt được địa vị xã hội mạnh mẽ nhất. Do đó họ có nhiều khả năng dễ dàng tuân theo các chuẩn mực xã hội và tham gia vào các hành vi phổ biến hoặc được xã hội chấp nhận. Nhưng đồng thời khi mọi thứ không theo mong muốn họ cũng sẽ dễ dàng dung nhập những suy nghĩ, hành vi chống đối phổ biến.

  • Thiếu tự tin

Nhiều người trẻ tìm kiếm sự xác nhận và hỗ trợ từ bạn bè khi họ cảm thấy ngờ vực bản thân và cảm thấy không an toàn. Hành động này có thể khiến họ sẵn sàng tham gia vào các hành vi không phù hợp với tính cách của mình chỉ để nhằm đạt được sự chấp nhận của cộng đồng xung quanh và xã hội.

Tác động của áp lực đồng trang lứa lên thanh thiếu niên

Áp lực đồng trang lứa ở thanh thiếu niên, như đã đề cập trước đó, có thể có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực, trong đó tác động tiêu cực lại đáng lo ngại hơn.

Về mặt tích cực, áp lực đồng trang lứa đôi khi có thể khuyến khích các hành vi lành mạnh, sự phát triển bản thân trong học tập, công việc và cuộc sống, tránh xa ma túy và rượu, giúp thanh thiếu niên phát triển ý thức bản thân và tính cộng đồng hơn.

Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của áp lực đồng trang lứa lại có phần nặng nề hơn so với các lợi ích mà chúng có thể mang lại. Dưới đây là những hậu quả phổ biến nhất của áp lực đồng trang lứa:

  • Thay đổi đột ngột về hành vi và thái độ

Với sự tác động của áp lực đồng trang lứa, rất nhiều thanh thiếu niên có xu hướng phát triển những thói quen không lành mạnh để hòa hợp với một nhóm người. Hành vi thậm chí có thể đi xa đến mức thỏa hiệp và tuân theo ý kiến của bạn bè để cảm thấy kết nối khi là một phần của cộng đồng của họ.

  • Tác động đến sức khỏe tinh thần và thể chất

Căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm có thể xảy ra với sức khỏe tinh thần khi bạn cảm thấy áp lực phải tuân theo các quy chuẩn xã hội. Hơn nữa, bạn có thể không có thời gian để thư giãn về mặt thể chất do bận tâm đến những thành tích, kết quả mà bạn bè đồng trang lứa đạt được.

  • Tác động đến thành tích học tập

Áp lực đồng trang lứa có tác động lớn đến việc học tập của giới trẻ. Dưới sức ép từ bạn bè và xã hội, học sinh và sinh viên có thể cảm thấy bị thúc ép phải đạt được thành tích tốt, theo đuổi những con đường học tập nhất định, hoặc tham gia vào các hoạt động học thuật mà đôi khi không phù hợp với khả năng và sở thích.

  • Tăng cường lo âu và trầm cảm

 Việc liên tục suy nghĩ về những sai lầm, thiếu sót cá nhân hoặc sự bất an khi so sánh với người khác dễ gây ra tình trạng lo âu, thậm chí dẫn đến trầm cảm. Suy nghĩ quá nhiều khiến nhiều người trẻ tự hạ thấp giá trị của bản thân, mất đi sự tự tin trong các mối quan hệ xã hội và nghề nghiệp.

  • Giảm hiệu suất làm việc

Áp lực đồng trang lứa làm suy giảm khả năng tập trung và xử lý công việc. Khi đầu óc luôn bận rộn với những suy nghĩ tiêu cực, người trẻ khó có thể dành toàn bộ năng lượng để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Áp lực đồng trang lứa có luôn tiêu cực không?

Áp lực đồng trang lứa không hẳn lúc nào cũng tiêu cực. Việc cố gắng để hòa nhập vào một cộng động lành mạnh phát triển, ví dụ như những người bạn học giỏi, tham gia các đội thể thao và lập kế hoạch cho tương lai, là điều tích cực. Một số người gọi loại “áp lực” đồng trang lứa này là “ảnh hưởng” đồng trang lứa

Theo Brett Laursen, Ph.D., một thành viên của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA), người nghiên cứu về tác động của tương tác giữa trẻ em với bạn bè và cha mẹ, ảnh hưởng đồng trang lứa có thể xảy ra bất cứ khi nào gặp phải một người có tầm ảnh hưởng mạnh hơn đối với người kia.

Lợi ích của áp lực đồng trang lứa

Ảnh hưởng từ bạn bè có thể giúp bạn nhận ra rằng bạn luôn có sự hỗ trợ, khích lệ từ cộng đồng xung quanh. Việc chứng kiến một người khác làm điều tích cực, ngay cả khi nó là thách thức, có thể khiến bạn suy nghĩ về lựa chọn trong cuộc sống, mục tiêu, và cách bạn sử dụng thời gian của mình.

Ví dụ về ảnh hưởng tích cực của áp lực đồng trang lứa:

  • Tham gia một hoạt động ngoại khóa hoặc thử một sở thích mới
  • Thách thức và không tham gia vào việc nói xấu
  • Tránh xa ma túy và rượu
  • Làm việc để tiết kiệm tiền cho đại học
  • Đi trị liệu tâm lý
  • Phát triển sự nghiệp

Vượt qua áp lực đồng trang lứa

Vượt qua áp lực đồng trang lứa nghĩa là không bị cuốn theo sự thúc ép của người khác để hành động theo một cách nào đó. Bất kể bạn ở độ tuổi nào, bạn đều có thể rèn luyện khả năng không khuất phục trước áp lực tiêu cực từ bạn bè và tìm cách tạo môi trường xung quanh với những ảnh hưởng tích cực hơn.

Một số cách để đối phó với áp lực đồng trang lứa bao gồm:

  • Tránh xa những người gây áp lực buộc bạn làm những việc mà bạn cảm thấy sai trái hoặc nguy hiểm.
  • Học cách đối mặt với những cuộc trò chuyện khó khăn, nói “không” và tập luyện rời khỏi những tình huống cảm thấy không an toàn hoặc không thoải mái. Điều này có thể bao gồm việc gọi điện cho cha mẹ hoặc người thân để hỗ trợ.
  • Kết bạn với những người biết từ chối áp lực tiêu cực từ bạn bè và/hoặc có ảnh hưởng tích cực.
  • Nói chuyện với người bạn tin tưởng hoặc chuyên gia nếu bạn gặp khó khăn trong việc nói “không” hoặc cảm thấy bị áp lực khi thay đổi điều gì đó về bản thân.

Kết luận

Áp lực đồng trang lứa là một vấn đề phổ biến và có sức ảnh hưởng lớn đối với tinh thần của giới trẻ, dẫn đến việc suy nghĩ quá mức. Để giải quyết tình trạng này, mỗi cá nhân cần nhận thức rõ ràng về giá trị của bản thân, học cách kiềm chế cảm xúc và tận dụng những mối quan hệ xung quanh để giảm bớt áp lực xã hội. Hơn nữa, cần có sự thay đổi từ góc nhìn xã hội để giảm bớt gánh nặng thành tích và cạnh tranh không lành mạnh. Chỉ khi đó, người trẻ mới có thể thoát khỏi vòng xoáy của overthinking và sống một cuộc sống ý nghĩa hơn.

Trinh Kevin

Recent Posts

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

14 giờ ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

1 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

2 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

2 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

3 ngày ago

Hoạ sĩ Nguyễn Việt Anh và Mifa chia sẻ góc nhìn về triển lãm tranh “Những địa hạt phù du”

"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…

4 ngày ago