Ngành công nghiệp thời trang vốn phức tạp, với vô vàn thương hiệu tham gia và mức độ ảnh hưởng đa dạng. Dựa theo nhiều chỉ số khác nhau người ta đã tạo nên một Tháp Xếp Hạng Thương Hiệu Thời Trang, nhằm hệ thống phân cấp quyền lực và tầm ảnh hưởng của các thương hiệu thời trang. Bài viết này sẽ giải mã Tháp Xếp Hạng Thương Hiệu Thời Trang và vai trò quan trọng của nó trong ngành công nghiệp này.
Mô hình Tháp Xếp Hạng Thương Hiệu Thời Trang cung cấp cho các nhãn hàng một khuôn khổ để định vị hiệu quả thương hiệu của mình trong thị trường. Với năm cấp bậc được định nghĩa rõ ràng có thể kể đến như: Mass Market (Thời trang đại chúng), Bridge (Thương hiệu thời trang tầm trung), Diffusion (Thương hiệu thời trang phổ thông), Ready-to-Wear (Thương hiệu thời trang may sẵn), Haute Couture (Thương hiệu thời trang cao cấp):
Mỗi cấp bậc đại diện cho một phân khúc khác nhau của ngành công nghiệp thời trang, phục vụ cho mỗi nhóm khách hàng có sở thích và khả năng chi tiêu riêng biệt. Khởi đầu là phân khúc hàng hóa đại chúng với mức giá phải chăng, chạy theo xu hướng, cho đến phân khúc cao cấp, đẳng cấp với những sản phẩm haute couture được thiết kế riêng.
Tháp Thương Hiệu Thời Trang thật sự quan trọng vì nó:
Xác định quyền lực và tầm ảnh hưởng của thương hiệu: Tháp phân cấp thứ bậc của các thương hiệu, cho thấy thương hiệu nào có sức ảnh hưởng lớn hơn đến ngành và xu hướng thời trang vào thời gian đó.
Phản ánh thói quen mua sắm của người tiêu dùng: Mỗi phân khúc phục vụ cho một nhóm khách hàng với ngân sách và sở thích khác nhau.
Mức độ uy tín: Mặc dù thương hiệu thời trang nhanh có thể có lượng khách hàng lớn hơn, các thương hiệu thiết kế và haute couture lại sở hữu vị thế cao cấp và được xem trọng hơn trong ngành.
Tính bền vững và các tiêu chí đạo đức: Tháp Xếp Hạng Thương Hiệu Thời Trang cũng ảnh hưởng đến tính bền vững và đạo đức sản xuất của các thương hiệu. Thương hiệu thời trang nhanh thường bị chỉ trích vì tác động tiêu cực đến môi trường và lao động, trong khi các thương hiệu thiết kế và haute couture được kỳ vọng duy trì tiêu chuẩn cao hơn.
Đúng là Tháp Thương Hiệu Thời Trang có những điểm tương đồng với Tháp Nhu Cầu Maslow. Theo Tháp Maslow, nhu cầu của con người được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, bắt đầu với các nhu cầu cơ bản như ăn mặc (physiological needs) cho đến nhu cầu được tôn trọng và thể hiện bản thân (self-fulfillment).
Tháp Thương Hiệu Thời Trang cũng phản ánh điều này. Các thương hiệu xa xỉ ở phân khúc cao cấp đáp ứng mong muốn thể hiện bản thân và khẳng định vị trí cá nhân, tương ứng với nhu cầu tự thể hiện trong Tháp Maslow. Trong khi đó, các mặt hàng đại chúng ở đáy của kim tự tháp đáp ứng các nhu cầu cơ bản về trang phục với mức giá phải chăng. Sau đây là năm phân khúc chính được tổng hợp lại:
1. Haute Couture – Phân khúc cao cấp tuyệt đỉnh (Haute Couture/Supreme Luxury):
Trong phân khúc này người ta cũng có một tháp xếp hạng thương hiệu thời trang riêng:
2. Ready-to-Wear – Phân cấp thương hiệu thời trang may sẵn / Đẳng Cấp (Aspirational Luxury):
3. Diffusion (Thương hiệu thời trang phổ thông) / Đẳng Cấp Dễ Chạm Tới (Accessible Luxury):
4. Bridge (Thương hiệu thời trang tầm trung) / Cao Cấp (Premium):
5. Mass Market (Thời trang đại chúng) / Phổ thông Nâng Cao (Masstige):
Vị trí trên đỉnh của kim tự tháp này là thuộc về Haute Couture, nơi thể hệ mức độ sạng trọng sành điệu cao nhất với những sản phẩm độc quyền, được sản xuất theo những tiêu chuẩn, số đo riêng. Thể hiện sự khéo léo đặc biệt và sự chú ý đến từng chi tiết của nhãn hàng.
Cấp độ này bao gồm quần áo được may theo đơn đặt hàng, được thiết kế riêng, được tạo ra bằng tay nghề đặc biệt và vật liệu cao cấp. Các tác phẩm thường có một không hai, bao gồm công việc thủ công tỉ mỉ và có thể được coi là tác phẩm nghệ thuật có thể mặc được. Thời trang cao cấp hướng đến nhóm khách hàng ưu tú, coi trọng cá tính và sẵn sàng trả mức giá cao.
Haute couture, tiếng Pháp có nghĩa là “may đo cao cấp”, là phân khúc đỉnh cao nhất trong ngành thời trang. Đặc trưng của Haute Couture là những thiết kế được đo ni đóng giày, thường đi trước xu hướng, được các nhà mốt hoặc nhà thiết kế sáng tạo dành riêng cho giới thượng lưu.
Những bộ trang phục này mang tính độc bản, được sản xuất với số lượng giới hạn và tuân theo những quy định khắt khe do Chambre Syndicale de la Haute Couture (Hiệp hội May đo Cao cấp Paris) đặt ra. Để được công nhận là nhà thiết kế Haute Couture, một thương hiệu cần đáp ứng các yêu cầu:
– Sử dụng tối thiểu 15 nhân công trong xưởng may.
– Trình làng bộ sưu tập mới hai lần một năm.
Một số ví dụ về thương hiệu Haute Couture:
Trên đường đi xuống Tháp Xếp Hạng Thương hiệu Thời trang, là Thương hiệu thời trang may sẵn (Ready-to-Wear – RTW), còn được gọi là Prêt-à-Porter. Đây là phân khúc cung cấp các thiết kế của nhà thiết kế chất lượng cao với kích cỡ chuẩn. RTW là những mặt hàng thời trang cao cấp được sản xuất với số lượng hạn chế theo các kích cỡ đã có sẵn, tạo sự độc quyền ở mức độ nhất định nhưng dễ tiếp cận hơn Haute Couture.
Các thương hiệu may sẵn vẫn duy trì chất lượng cao, tính sáng tạo và thường thuộc sở hữu của các nhà mốt xa xỉ. Phân khúc này hướng đến những khách hàng yêu thích thương hiệu thiết kế nhưng không cần trang phục được đo ni đóng giày như Haute Couture.
Thương hiệu thời trang may sẵn (Ready-to-Wear) hay Prêt-à-Porter ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thời trang dễ tiếp cận. Thuật ngữ này chỉ trang phục được sản xuất hàng loạt với các kích cỡ chuẩn và được bán thành phẩm, khác biệt hoàn toàn so với phong cách may đo riêng của phân khúc Haute Couture.
Nguồn gốc của Ready-to-Wear có thể bắt nguồn từ thế kỷ 19, với xưởng may sản xuất quần áo may sẵn đầu tiên ra đời tại New York City vào năm 1831. Ngành công nghiệp này phát triển mạnh mẽ trong thời Nội chiến Hoa Kỳ do nhu cầu về đồng phục và tiếp tục mở rộng trong những thập kỷ tiếp theo. Đến đầu thế kỷ 20, Ready-to-Wear trở nên phổ biến rộng rãi với phái nữ, tạo nên một cuộc cách mạng, mang đến những bộ trang phục hợp thời trang với giá cả phải chăng cho tất cả các tầng lớp.
Ví dụ về thương hiệu Ready-to-Wear
Xuống dưới Tháp Xếp Hạng Thương hiệu Thời trang, chúng ta đến với phân khúc Thương hiệu thời trang phổ thông cao cấp (Diffusion), còn được gọi là Thời trang trẻ thứ cấp (Second Young Lines) hoặc Đẳng Cấp Dễ Chạm Tới (Accessible-Luxury).
Nhằm mục đích tiếp cận nhiều đối tượng hơn với mức giá phải chăng hơn trong khi vẫn lấy cảm hứng từ các bộ sưu tập RTW. Những thương hiệu này cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với giá cao hơn so với các thương hiệu đại chúng và phục vụ đối tượng khách hàng trẻ hơn.
Thương hiệu thời trang phổ thông cao cấp là dòng sản phẩm thứ cấp được sản xuất ra bởi các hãng thời trang cao cấp hoặc các nhà thiết kế bán lẻ nổi tiếng, với mức giá thấp hơn so với các bộ sưu tập đặc trưng của họ. Việc này cho phép các thương hiệu xa xỉ tiếp cận tệp đối tượng khách hàng rộng hơn bằng cách cung cấp các kiểu dáng tương tự với chi phí thấp hơn, sử dụng các vật liệu có chất lượng thấp hơn một chút và sản xuất số lượng lớn hơn.
Ví dụ về thương hiệu Diffusion
Phân khúc Thương hiệu thời trang tầm trung (Bridge) thu hẹp khoảng cách giữa thời trang xa xỉ với thời trang đại chúng, hướng đến những khách hàng tìm kiếm sản phẩm chất lượng tốt hơn với mức giá dễ chịu hơn so với các thương hiệu thiết kế đắt đỏ. Các thương hiệu thời trang này chú trọng sự cân bằng giữa tính sáng tạo và giá trị sản phẩm, mang đến thời trang chất lượng cao với giá cả phù hợp cho những người có thu nhập trung bình.
Thương hiệu thời trang tầm trung (Bridge) đóng vai trò quan trọng đối với những phụ nữ năng động, có định hướng sự nghiệp. Đây là nhóm khách hàng sẵn sàng đầu tư cho những bộ trang phục ba món (vest, quần/váy, áo) với mức giá từ 800 đến 1.000 đô la Mỹ – một phân khúc giá mà cách đây một thập kỷ có thể mua được suit của các nhà thiết kế.
Những thương hiệu này mang đến sự kết hợp giữa kiểu dáng độc đáo và chất lượng tốt hơn so với trang phục của các quý cô đương đại, tuy nhiên chúng không đắt bằng các dòng sản phẩm thiết kế. Thời trang phân khúc Bridge phục vụ nhóm khách hàng sành điệu muốn tìm kiếm sự bền bỉ và nét sang trọng mà không cần mức giá quá cao của thời trang cao cấp hoặc các trang phục thiết kế tỉ mỉ.
Ví dụ về thương hiệu Bridge Brands
Tầng cuối của Tháp Xếp Hạng Thương hiệu Thời trang thuộc về Phân khúc Thời trang Đại chúng (Mass Market), bao gồm cả các thương hiệu thời trang nhanh (Fast Fashion). Đây là phân khúc đại diện cho các thương hiệu cung cấp thời trang với giá cả phải chăng và dễ tiếp cận cho mọi người.
Thương hiệu cung cấp những sản phẩm mang tính thời trang với giá cả phải chăng, chủ yếu tập trung vào sản xuất nhanh để theo kịp xu hướng hiện tại luôn thay đổi của xã hội. Họ thường sử dụng các vật liệu và phương pháp sản xuất ít tốn kém hơn để đạt được tốc độ quay vòng nhanh chóng từ bàn thiết kế đến sàn bán lẻ.
Việc sản xuất hàng loạt quần áo bắt đầu một cách nghiêm túc vào giữa thế kỷ 19, khi các nhà sản xuất bắt đầu tạo ra những loại quần áo không theo nhu cầu riêng của một số ít cá nhân. Cho đến cuối thế kỷ 19, khi các sản phẩm như áo lót, quần dài và áo ngực là những mặt hàng được sản xuất hàng loạt đầu tiên. Và chúng đã giúp hình thành nên ngành công nghiệp thời trang mà chúng ta biết ngày nay.
Ví dụ về thương hiệu Hàng hóa đại chúng
Đây là một quyết định quan trọng đối với một thương hiệu thời trang vì nó quyết định đến tệp đối tượng mục tiêu, chiến lược giá cả và nhận diện thương hiệu tổng thể của bạn. Đây là những điều mà các nhãn hàng đã cân nhắc khi xác định vị trí của mình:
Bảng xếp hạng thương hiệu thời trang là một khía cạnh quan trọng, quyết định tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của các thương hiệu khác nhau. Mỗi cấp độ, mỗi phân khúc đóng một vai trò riêng và phản ánh sở thích cũng như giá trị khác nhau của người tiêu dùng. Hiểu biết về “kim tự tháp” ngành thời trang có thể giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định sáng suốt hơn về việc mua hàng của họ và cũng như định hình rõ ràng các hoạt động bên trong của ngành.
Xem thêm: 12 món ăn tạo nên tinh hoa ẩm thực Đông Nam Á
Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…