Explore

Bạo hành, ngược đãi, lạm dụng – Bóng tối độc hại trong mối quan hệ

Thực trạng xã hội hiện nay đã có rất nhiều vụ bạo hành diễn ra trong các mối quan hệ và số vụ bạo hành đang có xu hướng tăng dần. Liệu bạn cũng đã từng là nạn nhân của hành vi bạo hành trên, hay rằng bạn đang có nguy cơ vướng phải mối quan hệ độc hại? Rất có thể. Hoặc ngay cả người bạn quen biết là nạn nhân của bạo hành.

  • Bạn có nghĩ rằng bạn có thể đang ở trong một mối quan hệ tồi tệ?
  • Một mối quan hệ lành mạnh sẽ không khiến bạn cảm thấy tổn thương hay sợ hãi.
  • Mối quan hệ lý tưởng là nơi cả hai người đều cảm thấy thoải mái và yêu thương bản thân mình, cũng như yêu thương đối phương.

Bạo hành đến từ sự sợ hãi trước những điều vô định hoặc sự cô đơn

1. Abuse (Bạo hành – Ngược đãi – Lạm dụng) là gì?

Bạo hành có thể xảy ra với bất cứ ai, trong bất cứ mối quan hệ nào: gia đình, vợ chồng, bạn bè, người thân, đồng nghiệp… và xảy ra trong một mối quan hệ quyền lực, nơi một người cố tìm cách kiểm soát người còn lại. Bạo hành có thể mang nhiều hình thức khác nhau như: bạo lực thể xác, bạo hành lời nói, bạo hành tình cảm và bạo hành tình dục. Thông thường, bên cạnh những hành vi bạo lực trực tiếp, còn có nhiều hình thức bạo hành khác tinh vi hơn, góp phần củng cố quyền kiểm soát và đe dọa trong mối quan hệ.

Bạo hành không loại trừ bất kỳ ai. Vấn nạn này diễn ra ở mọi sắc tộc, tầng lớp xã hội và trình độ học vấn, từ bác sĩ cho đến bác tài. Nó còn kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Có khoảng 25-45% phụ nữ bị hành đang mang thai. Bên cạnh đó, 70% số đàn ông bạo hành vợ cũng có hành vi tương tự với con cái. Các bé trai khi chứng kiến cảnh bạo lực giữa người lớn trong gia đình sẽ có nguy cơ bạo hành bạn đời khi trưởng thành cao gấp 700 lần. Tỷ lệ này lên tới 1.000 lần đối với trẻ em trai cũng bị bạo hành thể xác.

2. Các dạng bạo hành

Bạo hành thường bao gồm ba dạng chính: bạo hành thể xác, bạo hành tình dục và bạo hành tinh thần. Một nạn nhân có thể phải trải qua một hoặc nhiều hình thức bạo hành khác nhau.

Bạo hành thể xác (Physical Abuse):

Đây là dạng bạo hành dễ nhận thấy nhất. Nó bao gồm đá, đánh, cắn, bóp cổ, đẩy, giật tóc, ném người; ngăn cản việc chăm sóc sức khỏe hoặc dùng thuốc; tấn công hoặc đe dọa bằng vũ khí. Bạo hành thể xác còn có thể bao gồm việc sử dụng hung hăng với các đồ vật như ném đồ đạc, phá vỡ đồ cá nhân, đấm tường, xé quần áo và hành hạ thú cưng. Việc hủy hoại tài sản hoặc tấn công thú cưng cần được xem xét nghiêm túc vì đó là một hành vi mang tính biểu tượng, đe dọa và bạo lực.

Bạo hành tình dục (Sexual Abuse):

Lạm dụng tình dục xảy ra khi một người bị ép buộc tham gia vào hành vi quan hệ tình dục (hoặc các hành vi tình dục cụ thể khác) trái với ý muốn của họ, bị ép buộc hoặc đe dọa phải quan hệ tình dục với người khác hoặc trước mặt người khác.

Bị ép buộc sử dụng vũ khí hoặc đồ vật trong quan hệ tình dục, hoặc bị ép buộc hoặc ngăn cản sử dụng biện pháp tránh thai, hoặc là khi tình dục và tình cảm bị lợi dụng để thao túng hoặc kiểm soát. Lạm dụng tình dục có vẻ chủ yếu là hành vi xâm hại trong đó tình dục được sử dụng như một phương thức để làm nhục, tổn thương, hạ thấp giá trị và thống trị đối phương. Bạo lực trong mối quan hệ tình dục có vẻ như leo thang dần theo thời gian.

Bạo hành tinh thần (Emotional/Psychological Abuse): 

Đây là dạng bạo hành tinh vi hơn hai dạng trước, nhưng lại gây tổn thương sâu sắc và để lại hậu quả lâu dài lên nạn nhân. Nó thường dễ bị phủ nhận nhưng lại là điều khó vượt qua nhất. Bạo hành kiểu này không chỉ là những cuộc tranh cãi bằng lời nói – mà còn là sự hủy hoại lòng tự trọng của một cá nhân một cách có hệ thống. Bạo hành tình cảm và tâm lý có thể bao gồm những hành vi sau:

Những trò đùa giỡn thái quá, không có điểm dừng
  • Kiểm soát tài chính: Thường thì kẻ bạo hành sẽ cố kiểm soát bạn đời của họ bằng cách nắm hoàn toàn quyền kiểm soát tài chính. Chúng có thể ngăn cản nạn nhân đi làm để tạo ra sự phụ thuộc về kinh tế. Ngay cả khi người kia có nguồn lực riêng, họ vẫn bị bắt phải tính toán từng đồng.
  • Lạm dụng con cái: Kẻ bạo hành có thể lợi dụng vào con cái để duy trì sức mạnh và sự kiểm soát của chúng. Chúng có thể hạ thấp hoặc sỉ nhục con cái như một cách để quấy rối nạn nhân. Chúng có thể đe dọa sẽ giành quyền nuôi con nếu nạn nhân rời đi.
  • Dọa nạt: Kẻ bạo hành có thể hù dọa nạn nhân bằng cách sử dụng ánh nhìn, hành động, cử chỉ hoặc giọng nói lớn; bằng cách đập phá đồ đạc; hoặc bằng cách phá hủy tài sản của nạn nhân. Sự hạ thấp bằng lời nói, chửi bới và đặt biệt danh có thể góp phần vào việc làm nhục.
  • Hăm dọa: Kẻ bạo hành có thể đưa ra những lời đe dọa từ việc làm hại con cái đến việc tự sát. Những lời đe dọa này càng làm tăng thêm sự lo lắng và sợ hãi mà nạn nhân phải trải qua.
  • Kiểm soát thái quá: Kẻ bạo hành có thể kiểm soát các hoạt động, bạn bè, nơi đến, v.v. của bạn đời. Chúng can thiệp luôn cả vào việc cần biết bạn đời đang suy nghĩ, cảm nhận hoặc làm gì, đồng thời chiếm hữu và ghen tuông với các mối quan hệ của người đó với người khác.
  • Cô lập: Kẻ bạo hành thường kiểm soát những gì bạn đời của chúng làm, gặp ai và đi đâu. Nhiều kẻ bạo hành cảm thấy bị đe dọa bởi bất kỳ ai mà bạn đời của chúng có liên lạc. Biểu hiện của sự ghen tuông này nhằm mục đích hạn chế việc nạn nhân tiếp xúc với người khác.

3. Vòng lặp tuần hoàn của bạo hành

Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến phụ nữ thường diễn ra theo một chu kỳ lặp đi lặp lại liên tục. Chu kỳ này bao gồm ba giai đoạn sau:

Giai đoạn 1 – Căng thẳng hoặc dồn nén 

Là giai đoạn gia tăng căng thẳng, tức giận, trách móc và tranh cãi. Giai đoạn này có thể kéo dài một tuần, vài tháng hoặc nhiều năm. Tuy nhiên, nó trở nên thường xuyên hơn khi chu kỳ được lặp lại. 

Thường bao gồm sự gia tăng của lạm dụng bằng lời và bạo lực thể xác nhẹ. Đôi khi điều này đủ để hù dọa cho người bị bạo hành khuất phục. Họ biết điều gì sẽ xảy ra nếu không tuân theo. Lúc này, người bị ngược đãi thường cố gắng tìm kiếm lý do cho những điều tồi tệ đã xảy ra và cố gắng không lặp lại chúng.

Giai đoạn 2 – Bùng nổ bạo lực

Bạo hành – đánh, tát, đá, bóp cổ, sử dụng vật dụng hoặc vũ khí, lạm dụng tình dục, đe dọa và lạm dụng bằng lời. Trong giai đoạn này, kẻ bạo hành mất kiểm soát cơn giận và trở nên bạo lực.

Những kẻ này học được rằng việc bạo hành giúp giảm căng thẳngthay đổi hành vi của đối tượng mà họ muốn kiểm soát. Ngay sau giai đoạn này, kẻ bạo hành và người bạn đời của họ thường có xu hướng tìm kiếm sự giúp đỡ. Họ bị tổn thương và sợ hãi, còn người gây ra những tổn thương lại cảm thấy xấu hổ, tội lỗi và bẽ mặt.

Những hành vi bắt nạt công sở

Giai đoạn 3 – Êm ái hoặc giảng hòa (Giai đoạn này có thể giảm dần theo thời gian)

Những kẻ ngược đãi, bạo lực có thể phủ nhận hành vi của mình; nói rằng họ say rượu, họ bị căng thẳng… sau đó xin lỗi và hứa sẽ không bao giờ tái phạm. Đây là giai đoạn người bị ngược đãi ít tiếp nhận sự giúp đỡ nhất. 

Tuy nhiên, những kẻ bạo hành sẽ thể hiện sự cởi mở nhiều nhất trong giai đoạn này bởi vì thông thường, họ hối hận và muốn làm hài lòng để giữ lại bạn đời của mình. Vào đỉnh điểm của giai đoạn này, cả hai bên có thể phủ nhận hoặc xuyên tạc những gì đã xảy ra.

Sau đó, Giai đoạn 1 bắt đầu lặp lại…

Sự thật là sẽ khó có thể thay đổi nếu bạn không nhận được sự giúp đỡ. Các đối tượng bị hại mong muốn tin vào lời hứa của người kia rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa, nhưng trong hầu hết các trường hợp, nó vẫn xảy ra. Bạo lực không chỉ lặp lại mà còn leo thang theo từng lần. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết những kẻ bạo hành tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia chỉ sau khi đối tượng bị ngược đãi, bạo lực rời đi, biến mất hoặc bị thương tổn nặng nề. Nếu không, họ không có động lực để thay đổi.

4. Những lầm tưởng sai lầm

Sau đây là một vài những lầm tưởng về bạo lực trong mối quan hệ. Điều quan trọng là bạn phải nhận ra rằng những điều này là sai và đó không phải lỗi của bạn.

TÔI LÀ DUY NHẤT: Nhiều đối tượng bị lạm dụng, ngược đãi, bạo lực… lựa chọn không nói ra vì họ cảm thấy sợ hãi hoặc xấu hổ. Những người khác đơn giản là không muốn thừa nhận sự tồn tại của vấn đề.

TÔI ĐÃ YÊU CẦU NÓ: Không ai yêu cầu được tổn thương! Bất kể bạn làm gì – nếu đối tác của bạn lạm dụng bạn thì điều đó là sai.

NHỮNG KẺ HIẾP DÂM VÀ BẠO HÀNH KHÔNG CHỈ LÀ NHỮNG KẺ KỲ LẠ, BỆNH HOẠN:  Họ có thể đến từ bất kỳ chủng tộc, tầng lớp xã hội hay trình độ học vấn nào. Họ có thể là bác sĩ, luật sư, tài xế xe tải, mục sư hay giáo viên, là nam hay là phụ nữ.

NÓ LÀ ĐIỀU BÌNH THƯỜNG: Điều đó không thành vấn đề nếu đối tượng hành hạ người khác lớn lên theo cách này hay mọi thứ với vẫn luôn như vậy và họ cho đó là điều bình thường. Đừng xem đó là lời bào chữa. Không có lời bào chữa nào được chấp nhận cho hành vi lạm dụng 

KHÔNG AI CÓ THỂ GIÚP TÔI: Sai rồi! Bạn phải chủ động từ bước đầu tiên, thừa nhận rằng đây là vấn đề và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Luôn có những người ngoài kia thấu hiểu và sẵn sàng hỗ trợ bạn.

TÌNH YÊU VÀ BẠO LỰC KHÔNG THỂ CÙNG TỒN TẠI TRONG MỘT MỐI QUAN HỆ:  Điều này đúng một phần. Sự thật là nhiều kẻ bạo hành và nạn nhân vẫn yêu thương nhau. Họ có thể cư xử tử tế và quan tâm nhau vào một số thời điểm. Nạn nhân thường yêu kẻ bạo hành và mong muốn chấm dứt sự ngược đãi. Tuy nhiên, theo thời gian, những giai đoạn yêu thương sẽ giảm dần, thay đổi hoặc biến mất khi bạo hành gây ra những tổn thương.

5. Tại sao người nạn nhân lại chọn ở lại?

Nhiều người thường thắc mắc tại sao một số người là nạn nhân vẫn chọn tiếp tục ở lại trong một mối quan hệ bạo hành. Nhiều người có thể nghĩ hoặc cho rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy đến với mình, nhưng thực tế, bạo hành luôn là vấn nạn rất phổ biến. Sự thật là nếu bạn thấy mình đang ở trong một mối quan hệ như vậy, việc rời đi thường rất khó khăn. Dưới đây là một số lý do thường được đưa ra nhất:

  • Sợ hãi trước những điều vô định hoặc sự cô đơn.
  • Mất lòng tin bản thân và thiếu tự tin.
  • Hy vọng người kia sẽ thay đổi.
  • Lớn lên trong một gia đình bạo hành và nghĩ bạo lực là điều bình thường.
  • Muốn cứu vãn mối quan hệ, vì nhiều lý do mà những người xung quanh khuyên rằng họ nên ở lại, bất kể điều gì.
  • Sợ mất đi hoặc muốn bảo vệ một điều gì khác mà bị kẻ bạo hành nắm quyền kiểm soát, biết cách thao túng
  • Phụ thuộc tài chính.
  • Cảm thấy tội lỗi và xấu hổ.
  • Không nhận được sự hỗ trợ tinh thần từ những người xung quanh.
  • Cảm thấy không có lối thoát.
  • Sợ bị trả thù, bạo hành nặng hơn hoặc bị tìm thấy dù đi đến đâu.
  • Lo lắng vì mình sẽ khiến cho kẻ ngược đãi bị tổn hại về tinh thần hay thể xác.

6. Dấu hiệu nhận biết một người bị lạm dụng

Đúng là rất khó để nhận biết một người đang bị bạo hành vì họ thường cảm thấy xấu hổ và cố gắng che giấu mọi dấu hiệu. Họ thậm chí có thể bịa ra lý do để che đậy những vết thương. Danh sách dưới đây có thể không chính xác hoàn toàn để xác định một người bị bạo hành, nhưng vẫn có thể cung cấp một số gợi ý:

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh
  • Thái độ mâu thuẫn, cảm giác che giấu và sợ hãi về hoàn cảnh sống.
  • Cảm thấy cô lập và không tin tưởng người khác.
  • Ít bạn bè và hạn chế giao tiếp với người khác.
  • Phụ thuộc về tình cảm và kinh tế vào kẻ bạo hành.
  • Hình ảnh bản thân kém cỏi và lòng tự trọng thấp.
  • Có thể đã từng bị bạo hành thời thơ ấu hoặc chứng kiến người thân trong gia đình bị bạo hành.
  • Có thể thể hiện sự tức giận, xấu hổ hoặc tội lỗi.
  • Cảm thấy bất lực để thoát khỏi hoàn cảnh.
  • Tin rằng mình có vấn đề về tâm thần.
  • Có những vết thương không rõ nguyên nhân và không được điều trị.

Dưới đây là danh sách những hành vi thường thấy ở những người có xu hướng hay lạm dụng, ngược đãi và thao túng người khác. Bốn dấu hiệu cuối cùng hầu như luôn được nhận biết nếu người đó là kẻ bạo hành. Nếu người đó có nhiều hơn ba hành vi trong danh sách này thì khả năng xảy ra bạo lực ở họ rất cao:

  • Ghen tuông
  • Kiểm soát hành vi
  • Tiếp cận quá nhanh
  • Kỳ vọng không thực tế
  • Cô lập
  • Luôn đổ lỗi cho người khác
  • Dùng cảm xúc để kiểm soát
  • Quá nhạy cảm
  • Bạo hành động vật hoặc trẻ em
  • “Đùa giỡn” bằng bạo lực
  • Lạm dụng bằng lời
  • Gắn chặt vào vai trò giới tính cứng nhắc
  • Thay đổi tâm trạng đột ngột
  • Có tiền sử bạo hành
  • Dọa nạt bạo lực
  • Đập phá đồ đạc
  • Sử dụng bất kỳ hành vi vũ lực nào trong lúc tranh cãi

Nếu bạn là nạn nhân của hành vi bạo hành trong mối quan hệ. Hãy thừa nhận đúng là bạn đang có tổn thương và bạo hành là sai trái, bất kể lí do là gì. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Chia sẻ vấn đề với những người lớn tuổi đáng tin cậy hoặc bạn bè thân thiết. Tuy nhiên, đôi lúc có những tình huống ngược đãi nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng. Vì vậy, hãy gọi những người có chức trách hoặc cơ quan công an gần nhất khi có người bị bạo hành.

Xem thêm: Người né tránh gắn bó và 5 dấu hiệu trong mối quan hệ

Trinh Kevin

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

21 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago