Nổi bật

#Nghĩ: "The New Joker" – Bệnh nhân số 17 và trò chơi nạn nhân

Bệnh nhân số 17 (BN17) có thể là nạn nhân, nhưng đáng tiếc cả hai lần, cô đều là thủ phạm bởi sự thiếu trung thực của chính mình.

Câu chuyện về bệnh nhân số 17


Hẳn là ai cũng có quyền để thi thoảng được ngớ ngẩn, nhưng nhìn vào câu chuyện của N. khi được The New Yorkenhắc đến hôm qua, chúng ta nhận ra có những người đã lạm dụng “đặc quyền” đó hơi thái quá. Nhất là khi cô gửi lời cảm ơn tới một tờ báo đã viết những điều không mấy tích cực về đất nước của mình và có thể khơi lại sự phẫn nộ của cả một cộng đồng.

Bệnh nhân số 17 và trò chơi nạn nhân

Theo nội dung bài báo với chủ đề “Đại Dịch Đấu Tố” của The New Yorker, khi về đến Hà Nội, BN17 không có triệu chứng sốt mà chỉ bắt đầu ho vào đêm hôm đó. Sau 4 ngày, cô trở thành ca nhiễm đầu tiên ở Hà Nội và đã cách ly 2 tuần trong bệnh viện Nhiệt Đới. Sau đó, cô vô cùng biết ơn các bác sĩ điều trị cho mình.

Tất cả những phần sau của bài viết tập trung vào việc cô đã bị người dùng mạng tấn công, bị xã hội bắt nạt tập thể, là nạn nhân của việc không được bảo vệ quyền riêng tư như thế nào (trong khi chị gái cô cũng bị nhiễm bệnh tại Châu Âu nhưng được giữ kín danh tính).

Bài báo cũng đi kèm những nội dung thiếu thiện chí khi cho rằng những vấn đề mà N. phải gánh chịu đến từ việc “Chính phủ đang nghĩ đến việc tuyên bố Việt Nam không có dịch bệnh. Tuy nhiên việc N. nhiễm Covid-19 đã phá hỏng kế hoạch đó.” Theo The New Yorker, cơ quan chức năng của Việt Nam thường xuyên sử dụng báo chí để thuyết phục và làm hoang mang dư luận. Vấn đề về nước mà không khai báo thành khẩn chỉ là một lý do để hợp lý hoá việc chính phủ cố tình đem cô ra làm ví dụ minh hoạ, nhằm dọn đường cho truyền thông, họp báo, livestream vào cuộc.

Tác giả của bài viết cũng trình bày rằng, theo thông tin mà chính phủ đưa ra, cô ấy là nguồn lây nhiễm có thể xảy ra cho 10 người khác trên chuyến bay, tất cả đều có kết quả dương tính ngay sau đó. Chưa kể đến tài xế đón cô từ sân bay, người giúp việc và một người bác của bệnh nhân. Tuy nhiên những cuộc tấn công của cộng đồng vẫn khiến BN17 và chị gái mình gặp khủng hoảng tâm lý trong giai đoạn dễ bị tổn thương nhất. Hệ quả là chị cô vừa phải chiến đấu với dư luận, vừa phải điều trị bệnh. Còn N. sau đó đã ẩn mình và tìm đến sự bình yên bằng các phương pháp… thiền.

Lý giải điều này, chị gái N. cho rằng nguyên nhân của sự chú ý quá đà bắt nguồn từ việc phân biệt đối xử. “Tại Việt Nam chúng tôi có quá nhiều đặc quyền, chúng tôi được đi du lịch ở nhiều nơi. Nếu đó là Paris Hilton, mọi chuyện đã không ồn ào như vậy.”

Để phản bác từng luận điểm trong bài viết của The New Yorker, chúng ta có thể thấy:

Bệnh nhân số 17 và trò chơi nạn nhân

1. Trước thời điểm BN17 bị mắc Covid, Việt Nam đã có 22 ngày không có người nhiễm bệnh trong cộng đồng. Sau đợt dịch đó, con số đã lên tới 99 ngày an toàn. Tuy nhiên ngay cả với thành tích ấn tượng như vậy, các cơ quan chức năng cũng chưa từng có bất cứ tuyên bố chính thức nào liên quan đến việc đã chiến thắng đại dịch. Vì vậy thông tin về việc “Chính phủ đang nghĩ đến việc tuyên bố Việt Nam không có dịch bệnh” được viết đến trong bài báo là hoàn toàn sai lệch.

2. Mỗi quốc gia có một phương pháp phòng bệnh khác nhau. Việc nói rằng Việt Nam không bảo vệ thông tin cá nhân cho bệnh nhân là không chính xác. Đối với các bệnh nhân từ nước ngoài về, cơ quan chức năng sẽ chỉ công khai một số thông tin cơ bản như từ quốc gia nào về, số hiệu chuyến bay, quê quán, độ tuổi và kèm theo đó là dòng chữ “đã cách ly sau khi nhập cảnh.” Riêng với trường hợp của N., việc báo chí vào cuộc là bởi: cô đã nói dối về lịch trình của mình, trốn tránh quy định cách ly bắt buộc của nhà nước đối với những người đi lại trong vùng dịch mà cụ thể ở đây là Ý. Điều này đặc biệt gây khó khăn cho việc phòng chống Covid-19 và là nguyên nhân trực tiếp khiến các biện pháp công bố thông tin phải được triển khai để ngăn chặn dịch bệnh lan rộng. Dù đã có sự kiểm soát của nhà nước, nhưng những hậu quả đáng tiếc vẫn diễn ra. Người tài xế đưa đón cô bị nhiễm bệnh, bác của cô cũng dính vi-rút và suýt đối diện với nguy cơ tử vong. Nếu N. thành thật hơn trong việc báo cáo với cơ quan chức năng về trường hợp của mình, vấn đề trên đã không nghiêm trọng đến thế.

3. Việc BN17 chịu sự lên án của cộng đồng hoàn toàn không liên quan đến việc phân biệt đối xử, cô và chị mình đi du lịch nhiều hay những đặc quyền của người giàu mà gia đình cô được hưởng. Đã có rất nhiều người di chuyển từ nước ngoài về và nhiễm bệnh. Nhưng sau khi khai báo thành thật và tiếp nhận sự điều trị miễn phí từ nhà nước, họ đều quay lại với cộng đồng và có cuộc sống bình thường. Ví dụ gần gũi nhất là bệnh nhân số 32, với đầy đủ các yếu tố tương đồng mà chị gái bệnh nhân số 17 tự đề cập như: là con gái của chủ tịch tập đoàn nổi tiếng ở Việt Nam, thường xuyên đi du lịch, tham dự các sự kiện thời trang lớn. Sau khi điều trị thành công và công khai bày tỏ sự cảm kích tới quan y tế, BN 32 quay trở lại với trở lại xã hội mà không nhận phải bất cứ sự công kích nào từ cộng đồng. Ngược lại với N., sau khi khỏi bệnh cô chưa từng có một lời cảm ơn chính thức nào tới những người chữa trị cho mình. Ngay cả khi sự việc đã qua đi, gia đình của bệnh nhân vẫn tiếp tục làm dấy lên sự bất bình của dư luận bằng những chia sẻ không chính xác.

Cần phải khẳng định lại một lần nữa, không ai đáng phải chịu sự công kích, dè bỉu của dư luận nếu họ bị nhiễm bệnh. Trong trường hợp của BN17, cô không bị cộng đồng lên án bởi vô tình mang theo con vi-rút tồi tệ này về Việt Nam. Nguyên nhân lớn nhất khiến N. bị chỉ trích là bởi sự thiếu trung thực, ích kỷ của mình. Thay vì chấp hành những quy định cách ly như nhiều người khác, cô đã vô trách nhiệm với chính bản thân và đồng bào của mình. “Public shaming” không phải lý do biện minh hợp lý cho sai lầm của N. Nếu BN17 là người bị hại thì có lẽ cô chính là thủ phạm, lần đầu là bởi sự dối trá, lần hai là từ tư tưởng thượng đẳng, tâm lý đóng vai nạn nhân của mình.

Bệnh nhân số 17 và trò chơi nạn nhân

Trong tiếng Anh có một từ gọi là “persecution complex” có nghĩa là “chứng phức cảm bị hành hạ,” thường dùng để chỉ những cá nhân tự coi mình là người bị hại, đổ tội cho người khác nhằm trốn tránh trách nhiệm. Đa phần họ sẽ biện minh cho sai lầm của bản thân bằng cách cố ý đẩy sự công kích lên đối tượng khác, làm lệch hướng sự phán xét của dư luận và tìm kiếm sự đồng cảm từ người ngoài.

Theo góc độ tâm lý học, đây có thể coi là một chướng ngại về tâm lý. Khi người ta không thể chấp nhận sự thật rằng mình chính là nguyên nhân và phải gánh chịu hậu quả đó, họ sẽ phớt lờ vai trò của bản thân và cố gắng gửi đi một thông điệp rằng: “Tôi là nạn nhân của mớ rắc rối này.” Tiếp theo, họ sẽ dùng sự bất mãn của mình như một thứ vũ khí, tấn công bất cứ ai bắt mình phải chịu trách nhiệm cho vấn đề. Đó là những người chỉ chờ cơ hội để nhắc lại một sự kiện cũ và coi đó là lý do hợp lý để bảo vệ sai lầm của mình. Chưa kể đến một số người có xu hướng kiểm soát, họ sẽ dùng tâm lý bị hại để thao túng người xung quanh. Bằng cách này họ cho rằng bản thân sẽ có nhiều “đặc quyền” hơn và những người có liên quan nhất định phải lắng nghe, thông cảm và chiều theo ý mình.

Ngành y tế nước nhà đã thành công trong việc chữa trị cho BN17 khỏi căn bệnh đã làm chết gần triệu người, nhưng không thể thay đổi được suy nghĩ lệch lạc của cô. Cộng đồng mạng có thể quên đi chiếc story cảm ơn đầy lỗi chính tả của cô, nhưng chắc chắn sẽ không thể gạt đi sự phẫn nộ mà một lần nữa N. mang đến cho họ.


KẾT
Người Việt Nam có một câu tục ngữ là: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.” Quả nhiên, BN17 đã tìm được đường để quay lại nhưng là với một viên đá ném vào chính đất mẹ của mình từ sự ngấm ngầm đồng ý cho một tờ báo đưa ra bình luận sai lệch về Việt Nam. Dẫu sao cũng mừng vì sau khi cô đơn và tuyệt vọng, cô đã trưởng thành, mạnh mẽ hơn và tìm được ánh sáng của đời mình – thứ ánh sáng được chiếu từ những kẻ xa lạ.

Xem thêm:
Drama có gì mà nhiều người hóng thế nhỉ?
Những thói quen khi sử dụng điện thoại di động của chúng ta ảnh hưởng người khác thế nào?
“Khoảng cách” – ngôn ngữ thứ sáu của tình yêu
10 bí quyết chống trì hoãn cho hội ‘để mai tính’

Linh Nguyen

Viết những điều mình muốn đọc.

Recent Posts

10 luật bất thành văn dành cho những cặp đôi có mối quan hệ mập mờ

Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…

14 giờ ago

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

2 ngày ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

3 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

4 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

4 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

4 ngày ago