Lifestyle

#BócRượu: Những ly rượu vang đong đầy ngày Tết

Ảnh culture trip

Dẫu cây đào đã nở hoa rực rỡ, Táo Quân đêm ba mươi vẫn khiến mọi nhà cười giòn giã trước màn hình nhỏ, Tết năm nay vẫn có gì đó thật khác. Thay vì sự náo nhiệt, ồn ã, mọi thứ dường như tĩnh lặng và yên ắng hơn. Thay vì đón Tết ở nhà, có những người đang dành hết thời trong bệnh viện, khu cách ly hoặc xách balo lên và đi đến những ổ dịch để chiến đấu. Mỗi chúng ta đều vẫn còn những mối lo, dù lớn dù nhỏ gánh lên vai, nhưng đôi lúc một tách rượu vang, một tối tụ họp bên mâm cơm ấp áp đã đủ khiến ta vơi bớt muộn phiền và tìm thấy niềm tin vào một năm 2021 đầy hứng khởi và lạc quan.

Tết Đoàn Viên

Ảnh: istock

Tết ta còn được gọi với một số tên khác là Tết nguyên đán, Tết cổ truyền, hoặc Tết âm lịch – diễn ra từ 28/12 đến 5/1 theo âm lịch. Đó là khoảng thời gian mà mỗi người đều tạm gác lại những khó khăn, bận rộn để hy vọng những điều tốt đẹp hơn sẽ đến trong tương lai. Điều này có đôi chút khác với người phương Tây. Năm nay, tuy mọi người đều bận rộn và vất vả nhưng người ta vẫn không quên dành những điều ý nghĩa cho bạn bè và gia đình. Một trong những món quà đặc biệt nhất, thể hiện rõ bản sắc của người Á đông là những chai rượu. Việc biếu tặng rượu được coi như cách chúng ta gửi lời chúc sức khỏe, may mắn, năm mới “an khang thịnh vượng” đến người được nhận. Trong tất cả loại rượu, rượu vang được xem là món quà tinh tế bởi vẻ ngoài sang trọng và tính thẩm mỹ cao. 

Món quà “nịnh người”

 

Ảnh: Wine top monster

Rượu vang về cơ bản có nguồn gốc từ Châu Âu. Nhắc đến đây ta có thể cảm thấy “lạc lõng” khi kết hợp rượu vang với ẩm thực Việt. Về cơ bản các món ăn Việt Nam thường mang màu sắc “đậm đà”, chú trọng vào sự kết hợp đa dạng các loại gia vị. Không giống người Á Đông, ẩm thực phương Tây sẽ cố gắng sử dụng sự tối giản trong hương liệu để làm nổi bật “thành phần chính” của món ăn. Nghe đến đây, chúng ta vẫn còn thấy rõ sự “khác biệt” trong  ẩm thực giữa hai nền văn minh. Tuy nhiên chúng ta vẫn có một số nguyên tắc “quy chuẩn” để  rút ngắn khoảng cách này, và tận hưởng sự kết hợp trọn vị nhất.

Ảnh Kendall Jack

Từ xưa, dân ta đã truyền tai nhau “bí kíp” cho những người sành ăn: “uống vang trắng với thịt trắng, rượu vang đỏ với thịt đỏ.” Nhưng tôi sẽ bật mí thêm cho bạn thêm một “bí quyết” để kết hợp rượu với ẩm thực. Đó là đối với những món ăn nhiều gia vị, ta nên kết hợp với rượu đỏ – do tính chất giàu tanin. Chất này có thể giúp trung hoà những món ăn nhiều gia vị trong ẩm thực người Á Đông. Đó là hai nguyên tắc cơ bản và dễ thực hiện nhất để nâng tầm món ăn. Biết đâu đây có thể sự kết hợp hoàn hảo trong bữa cơm ngày Tết?

Ảnh: Top wine

Theo văn hóa phương tây thời xưa, rượu Champagne được cho là biểu tượng cho hoàng gia Pháp, và chỉ có những dịp đặc biệt mới có thể “thưởng thức” vì sản lượng thấp của loại rượu này. Cũng như vậy, một  chai champagne được mở ra trong ngày Tết,  giống như hình ảnh như tiếng pháo hoa, chúc mừng một năm mới tràn đầy thành công và may mắn. Rượu Champagne được mở ra trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mở đầu các bữa ăn gia đình là một lựa chọn hoàn hảo.

Ngoài ra chúng ta có thể kết hợp những món ăn ngày tết bằng những ly vang đỏ, và trắng và ngọt  theo một số trang web chuyên về ẩm thực và rượu vang.

Bánh chưng:  vang trắng German Riesling, vang trắng, Chilean Sauvignon Blanc, Argentinian Malbec

Nem rán: vang trắng German Riesling, vang trắng vùng  Amarone của Ý, vang đỏ Californian Chardonnay, vàng trắng First Sighting Sauvignon Blanc.

Giò: vang trắng Burgundy Chardonnay, vang đỏ Argentinian Malbec, vang đỏ USA Cabernet Sauvignon

Bún thang: vang trắng German Riesling, vang trắng Burgundy Chardonnay, vang đỏ Californian Pinot Noir, vang Lambrusco Rosso Reggiano của Ý.

Văn minh bàn nhậu

Nhắc đến rượu và Tết, chúng ta thường nhắc đến khía cạnh văn minh trên bàn nhậu. Tết là dip tụ họp sum vầy, chén rượu cùng “dăm ba đĩa đồ nhắm” là hình ảnh không thể thiếu. Từ bao đời nay, chén rượu xuân đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu của người Việt Nam ta. Dân gian có câu thể hiện văn hoá hiếu khách của dân ta: “Khách đến nhà không trà thì rượu”. Như vậy không thể phủ nhận rằng uống rượu là một tập quán truyền thống đẹp từ xưa đến nay. Nhưng khi bàn về văn hoá này, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề “tế nhị”. Nhiều người hay biện minh rằng:  “cả năm mới gặp nhau một lần”, “chú không nể anh”,… Thói quen ép bia, ép rượu của người Việt ta, đặc biệt là cánh mày râu đã biến thành một văn hoá có phần tai hại. Chắc ai cũng biết hậu quả của rượu bia rồi, mình sẽ không trình bày những kiến thức “sách vở” nữa. Hình ảnh chén rượu để kết nối tình thân là vậy nhưng “cái gì quá thì cũng không tốt”, để tết mỗi người, mỗi gia đình thêm phần trọn vẹn.

Hãy để nét truyền thống đẹp được giữ nguyên theo đúng nghĩa đen của nó. 

Thay mặt Millennials, mình chúc mọi người một năm mới “an khang thịnh vượng – vạn sự như ý”!

Andreeew

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

12 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

1 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

2 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

3 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

4 ngày ago