"Bong bóng" streetwear liệu đã sắp đến hồi tan vỡ? – Phần 2: Dự đoán hay cảnh báo

[text_output]Lịch sử đã chứng kiến sự xuất hiện của một vài trường hợp được cho “bong bóng”: phát sinh và bùng nổ nhanh chóng trong vài giai đoạn, từ hoa Tulip ở Hà Lan cho tới thị trường bất động sản Mỹ. Nếu tình trạng gần đây của streetwear là một sự cảnh báo, thì có lẽ thời kì hoàng kim của xu hướng này hẳn là chuẩn bị đến hồi kết.
Ảnh: HighSnobiety

Đọc Phần 1: Từ thời trang đường phố cho tới mô hình kinh doanh tỉ đô
Năm 1841, nhà báo người Scotland Charles Mackay xuất bản một cuốn sách mang tên Extraordinary Popular Delusions and the Madness of Crowds (Tạm dịch: Những ảo tưởng phi thường phổ biến và Sự điên loạn của đám đông). Cuốn sách đề cập chi tiết đến những cơn bệnh xã hội, đầu cơ thị trường và thuyết đô thị. Những sự thật ngầm hiểu trong cuốn sách có sự liên hệ đặc biệt tới cơn sốt streetwear ngày nay, những phi vụ kinh doanh có trị giá hàng tỉ đô.
Ở khía cạnh kẻ thống trị thời trang thế kỉ 21, streetwear đã hoàn toàn được công nhận, dễ dàng thấy được qua sự khao khát của nhóm khách hàng hâm mộ cuồng nhiệt. Nó đích thực là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt văn hoá giới trẻ tại những thành phố lớn trên toàn cầu. Bong bóng streetwear đã tồn tại suốt hai thập kỉ mà sự tăng trưởng không có bất cứ dấu hiệu nào suy giảm.

Ảnh: HighSnobiety

Streetwear đã phải chiến đấu trong một thời gian dài để có được sự công nhận trong lãnh địa thời trang cao cấp. Nhưng giờ đây, khi cuộc đảo chính đã thành công ngoài mong đợi, thì những gì nó để lại là một mô hình kinh doanh dựa trên sự tung hô, những chiến thuật marketing và sự cuồng loạn của đám đông khiến sự thú vị của streetwear không còn nằm ở những giá trị sơ khai.
Ngày nay, các cộng đồng online ban đầu hầu như không còn hoạt động hiệu quả. Một thế hệ thanh niên mới hoàn toàn tách biệt khỏi cộng đồng trượt ván và hip-hop từng góp công khiến streetwear trở thành xu hướng phổ biến như ngày nay. Những “rich kid” và giới nhà giàu mới nổi ở Nga, Dubai, Trung Quốc và thậm chí có cả Việt Nam bắt đầu thèm muốn những thương hiệu như OFF-WHITE, Supreme, BAPE.
Và từ đó xuất hiện những kẻ bán chúng với giá “gắt” khó tin. Những tay mua đi bán lại (reseller) từng bị tẩy chay giờ lại thành kẻ được tung hô của ngành công nghiệp. Hãy nhìn Nike cộng tác mở rộng với Sean Wotherspoon – chủ sở hữu cửa hàng kí gửi Round Two và Nordstrom tạo nên một không gian trong cửa hàng ở New York để vận hành Stadium Goods – nơi chuyên trao đổi bán lại các sản phẩm streetwear.

Nike x Sean Wotherspoon air max. Ảnh: The Sole Supplier

Tuy nhiên, quan sát những website này ở một khía cạnh khác có thể hé lộ những mặt trái của streetwear. Đó là câu chuyện về hàng tồn kho dư thừa, lợi nhuận chìm, sự khác biệt lớn về giá giữa StockX, Stadium Goods và eBay chẳng hạn. Những gì chúng ta đang có ở đây là sự đầu cơ ở mức toàn ngành công nghiệp – dấu hiệu thứ hai của hội chứng bong bóng. Ngoài sự lạm phát về giá trị và sự đầu cơ tràn lan trong ngành công nghiệp thời trang đường phố ngày nay, có những dấu hiệu khác cho thấy chúng ta đang ở trong bong bóng.
YEEZY, biểu tượng thời trang một thời của streetwear, giờ đã có mặt hàng hằng ở các trang bán lẻ trực tuyến với mức giá bán lẻ trước khi hết hàng. Những thương hiệu như Vetements được đồn là đang hoạt động kém hiệu quả ở góc độ tài chính. ComplexCon 2018, lễ hội văn hoá tập trung những đôi sneaker siêu hiếm và được khao khát nhất, đãkết thúc trong ẩu đã giữa các vị cách hàng, vì lý do không thể kì quặc hơn. Chu trình của bong bóng có vẻ đang đến hồi cuối. Cũng như bong bóng dotcom năm 90, bong bóng nhà đất hay thậm chí là bitcoin đang cho thấy rất nhiều dấu hiệu cảnh báo.

Ảnh: HighSnobiety

Những dấu hiệu cảnh báo

Theo truyền thống, các bước phát triển của một bong bóng như sau:

  1. Sự chuyển vị: Xảy ra khi một mô hình kinh doanh mới xuất hiện, liên quan dến các nhà đầu tư (VD: mô hình nhỏ giọt);
  2. Sự bùng nổ: Đầu tiên là tăng giá chậm sau đó đẩy giá sản phẩm lên nhanh chóng (VD: Áo phông, giày sneaker);
  3. Sự hưng phấn, hay còn gọi là lý thuyết “Kẻ ngốc hơn”, khi đó giá trị hàng hoá đạt mức tối đa (Khi kẻ ngốc cuối cùng trở thành “kẻ ngốc nghếch nhất” – người trả giá cao nhất cho thứ hàng hóa được định giá quá cao và không tìm được người mua nào khác cho chúng). VD: Tháng 5/2018, một cuộc đấu giá của Supreme tại Paris có tên là “Cash Rules Everything Around Me” đã thu về 1 triệu đô cho những thứ gắn logo hãng hoàn toàn có thể sản xuất hàng loạt.
  4. Thu lợi nhuận: đây là giai đoạn mà trong đó những nhóm người thông minh gặt hái những khoản tiền thu được từ việc mua đi bán lại;
  5. Và cuối cùng, bóng nổ trong hoảng loạn, những món đồ ngàn đô rớt giá thảm hại.
Ảnh: HighSnobiety

Cho rằng chúng ta hiện đang trong giai đoạn thứ 4 – Thu lợi khủng từ bong bóng treetwear không phải là vô cớ. Một tính chất cơ bản của bong bóng là sự lạc quan thái quá và không có chút nào nghi ngờ về giá trị những gì mình đang sở hữu của hầu hết những người tham gia. Với suy nghĩ này, gần như không thể tưởng tượng được một thế giới mà ở đó mọi thành thị hiện đại không còn nhộn nhịp những đứa trẻ ám ảnh bởi sneaker hay những mẫu thiết kế gắn logo. Tuy nhiên, một hiện tượng chỉ có thể được coi là “bong bóng” khi nó phát nổ.
Mục đích của bài phân tích này không hẳn là dự đoán điều gì sẽ ra tiếp theo mà là dành một khoảng lặng để nhìn lại những gì đẹp đẽ, đôi khi gây khó chịu của văn hoá streetwear và cảnh báo một kết thúc không hề mong muốn có khả năng diễn ra. Không ai khẳng định được rằng sneaker sẽ biến mất, chẳng qua chúng sẽ không còn thịnh hành ở mức độ như ngày nay – thời điểm mà người ta sẵn sàng trả cả ngàn đô để mua chúng.

Có lẽ, chủ nghĩa Tối Giản (Minimalism) sẽ quay trở lại, với mức giá dễ chịu như những đôi Vans từng được ưa chuộng một thời. Có lẽ, thế hệ kế tiếp sẽ cân nhắc sự thoải mái của một đôi giày đế cứng hay những chiếc áo may đo. Có lẽ Supreme, giờ đang nhận khoản đầu tư 1 tỉ đô, sẽ vượt quá sức chịu đựng của chính nó, pha loãng thương hiệu và văn hoá tới một mức độ mà phải tự kết liễu. Hoặc Supreme sẽ phải đủ mọi cách để kiếm lại khoản vốn đầu tư nhận được, khách hàng dần nhận ra rằng nó không phải là phong cách sống mà họ nghĩ, dẫn tới giai đoạn hoảng loạn, khi mà những nhà đầu tư đều rút ra hoàn toàn.
Vào thế kỉ 17 tại Hà Lan, hội chứng Hoa Tulip đã xảy ra. Đây có thể được coi là sự kiện đầu tiên đại diện cho bong bóng thị trường. Trong một cơn bão hoàn hảo của chủ nghị tư bản tự do, chủ nghĩa tiêu dùng và xu hướng xã hội, nó cho thấy một tầng lớp giàu có phát cuồng vì hoa tulip. Những bông hoa được giới thiệu tới Châu Âu cách đây khoảng một thế kỉ và màu sắc thì không giống bất cứ thứ gì đã từng tồn tại trên lục địa này. Tầng lớp quý tộc bị ám ảnh bởi việc buôn bán những củ tulip và từ đó bong bóng kinh tế đã được sinh ra. Ở thời điểm năm 1963, người ta định giá một củ tulip gấp 10 lần mức lương cả năm của một người thợ thủ công lành nghề. Trong cuốn sách Extraordinary Popular Delusions and the Madness of Crowds, Mackay cho biết rằng một người đàn ông đã đổi 12 mẫu đất để lấy 1 củ hoa. Và sau đó vào tháng 2/1637, tức là chưa đầy một năm sau, giá tulip tụt dốc thê thảm.

Liệu những đôi sneaker đang được tung hô có số phận giống như những bông hoa tulip? Chúng ta hãy cùng chờ xem!
Biên tập từ bài đăng trên HighSnobiety[/text_output]

quynhnga

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

21 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago