Tình yêu thực sự không thể đến từ sự gượng ép giữa hai người. Nó chỉ đến khi hai trái tim thực sự hòa quyện vào nhau, dần dần họ nhìn ra được ưu điểm của nhau, nguyện ý gắn bó thì mối quan hệ mới bền chặt. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chuyện tình giữa Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải và Phụng Dương Công Chúa vẫn luôn được người đời ca ngợi và trân trọng. Họ là hai con người ưu tú, tài hoa, cùng nhau viết nên một bản tình ca đẹp đẽ, bất chấp mọi thử thách và trở thành biểu tượng cho tình yêu cao đẹp, thủy chung.
Mối tình của Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải và Phụng Dương Công Chúa là một câu chuyện tình yêu đẹp và cảm động, là minh chứng cho sức mạnh của tình yêu cao đẹp, thủy chung, son sắt. Nó đã trở thành biểu tượng cho tình yêu cao đẹp, bất chấp mọi thử thách và trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho muôn đời sau.
Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải (1241-1294) là một danh tướng kiệt xuất của triều đại nhà Trần. Ông là nhà chính trị kiệt xuất, nhà ngoại giao lỗi lạc của đất nước. Người đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giữ nước và xây dựng đất nước trong thế kỷ XIII. Tại Hội nghị Bình Than năm 1282, niên hiệu Thiệu Bảo năm thứ 4, triều vua Trần Nhân Tông, ông được tấn phong làm Thượng tướng Thái sư, nắm toàn quyền nội chính của triều đình.
Trần Quang Khải là con thứ ba của vua Trần Thái Tông, mẹ là Hoàng hậu Thuận Thiên công chúa. Theo sử ghi chép: Vào lúc mới sinh, Quang Khải phát chứng kinh giật, tương không qua khỏi. Thương con, vua Trần Thái Tông lấy áo gấm của Thượng Hoàng và tháo cả thanh gươm báu truyền quốc luôn đeo bên mình đặt cạnh Hoàng nhi và bảo: “Nếu sống lại, sẽ ban cho những thứ này”. Sau đó, Quang Khải may mắn qua được cơn bệnh hiểm nghèo nhưng sau vua cha chỉ ban lại cho áo gấm của Thượng Hoàng, còn gươm báu truyền quốc “Không thể tùy tiện trao bừa”.
Thấy con có tư chất hơn người, vua Trần Thái Tông tin cậy giao cho Hàn lâm viện học sĩ – Bảng nhãn Lê Văn Hưu trọng trách trông nom, rèn cặp việc học hành của Hoàng tử. Vốn là người thông minh, ham học, có chí lớn, gần mười năm miệt mài đèn sách, Trần Quang Khải đã có được vốn kiến văn sâu rộng. Năm 1258, triều vua Trần Thánh Tông, ông được phong tước Chiêu Minh đại vương khi mới mười bảy tuổi.
Sau này, ông giữ nhiều trọng trách chức vụ quan trọng trong triều đình, có thể kể đến như Thái Sư và Thượng tướng quân. Trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Trần Quang Khải đã thể hiện sự xuất sắc trong chỉ huy và chiến đấu. Ông giữ vai trò nổi bật trong trận phòng thủ Thanh Hóa, Nghệ An và trận đánh tan quân Nguyên tại Chương Dương độ.
Theo ghi chép từ Đại Việt Sử ký Toàn thư, Phụng Dương Công chúa (1244-1291) là một nữ quý tộc và cũng là người có thân phận vô cùng cao quý thời Trần. Theo sử sách, Phụng Dương mẹ là phu nhân Tuệ Chân và Tướng quốc Thái Sư. Thân phụ của Phụng Dương thì vẫn còn chưa được xác định rõ ràng.
Có nhiều luồng tin cho rằng, thân phụ của Phụng Dương Công chúa là Thái sư Trần Thủ Độ và cũng có người cho rằng là Trần Nhật Hiệu. Rằng là vì trên văn bia không hề đề cập trực tiếp tên cha bà mà chỉ ghi Tướng quốc Thái sư. Theo nhiều suy đoán ban đầu, vị “Thái sư” này là Trần Thủ Độ.
Thế nhưng khi tra xét lại, Trần Thủ Độ vào lúc qua đời đã truy phong làm Vương. Tuy sinh thời ông từng là Thái Sư nhưng có tước danh khác hẳn. Xét trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, các kỷ thời đại Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông có đề cập đến Khâm Thiên đại vương Trần Nhật Hiệu, em út cùng mẹ của Trần Thái Tông, sinh thời là Thái úy, sau khi chết được truy phong là “Tướng quốc Thái sư”, hoàn toàn khớp với chức danh khắc trên văn bia.
Như vậy, theo lý mà nói cha Phụng Dương Công chúa là Trần Nhật Hiệu đúng hơn là Trần Thủ Độ. Nếu như vậy thì Phụng Dương Công chúa là em họ Trần Quang Khải.
Từ nhỏ, bà đã nổi tiếng thông minh và rất mực hiền hậu, được Trần Thái Tông hết lòng yêu mến nên đã đem về cung nhận làm con nuôi, cho phong hiệu Phụng Dương Công chúa. Từ đó, bà sinh sống trong cung như một hoàng nữ.
Theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, khi đến tuổi cập kê, dưới sự tác thành của vua cha Trần Thái Tông. Ông đã ban hôn cho Trần Quang Khải và Phụng Dương Công chúa. Theo nội dung trên Văn bia thờ phụng Công chúa Phụng Dương, khi đó, Trần Quang Khải đang giữ chức Thượng tướng Thái sư. Vua xuống chiếu ban hôn có ban cho Phụng Dương xe và quần áo, thực hiện đúng nghi thức như một Công chúa thực thụ đi lấy chồng.
Vào thời đó, câu chuyện “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” thường xuyên xảy ra. Vì vậy, khi ấy Quang Khải thực chất cũng chẳng hề mặn mà gì với cuộc hôn nhân sắp đặt. Với người vợ mới cưới, Chiêu Minh Đại Vương chẳng mấy khi đoái hoài và luôn tỏ ra lạnh nhạt. Một phần khác, khi ấy, ở trong phủ có một người thiếp khác, được Quang Khải để tâm hơn nên ông đã bỏ mặt không đả động gì đến Chiêu Dương.
Khi ấy, mặc dù sự lạnh nhạt, thờ ơ của Chiêu Minh vương. Đến khi gả cho Chiêu Minh vương Trần Quang Khải, Phụng Dương công chúa vẫn một mực vẹn tròn đạo nghĩa làm vợ. Thương con gái, lúc đó Tướng quốc và phu nhân Tuệ Chân muốn lên tiếng không cho Thái sư làm theo ý mình, bỏ mặc con gái mình như vậy.
Nàng lại cho rằng là không nên, đã thưa với cha mẹ rằng: “Con đã về làm vợ Thái sư, được hoà hợp hay không là do mệnh mà thôi. Ý của cha mẹ con cái cố nhiên không được cưỡng lại, nhưng còn cái nghĩa lớn phải theo chồng thì làm thế nào?” – trong Văn bia thờ công chúa Phụng Dương có ghi lại như vậy.
Công chúa không ghen ghét mà còn đối tốt với thiếp thất của chồng một lòng khoan thứ. Lòng nhân từ bác ái, không so sánh suy bì đích thứ, người nào có một chút công lao, thì biểu dương trước mặt Chiêu Minh vương. Người nào mắc lỗi thì bà nhẹ nhàng khuyên giải. Còn đối với người trong họ, bà thường hay nâng đỡ, nhưng đối với người bất tài thì chỉ ban của cải chứ không cho chức gì cả.
Vào năm Giáp Thân (1284), quân Nguyên xâm lược nước ta. Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải cùng vợ Công chúa Phụng Dương xuôi thuyền cùng triều đình về phủ Thiên Trường. Nửa đêm thình lình có chiếc thuyền bị bốc cháy. Nghe tiếng hoảng loạn, ai nấy tưởng giặc đến nơi rồi. Bà bình tĩnh đánh thức chồng cũng như đưa lá mộc chắn tên và lấy thân mình che cho chồng. Tấm lòng nghĩa dũng của nàng đã khiến Thái sư thực sự yêu phục.
Từ phút giây nàng lấy thân mình che bảo vệ chồng, Thái sư dường như “bừng tỉnh” mủi lòng ngoái nhìn lại người vợ bao năm nay mình bỏ quên, lạnh nhạt. Dù rằng trong thời gian dài không thể trọn tình với nàng nhưng Phụng Dương công chúa vẫn làm trọn nghĩa tình của danh phận người vợ. Sau sự kiện này, Chiêu Minh Đại Vương đã rõ tấm lòng của vợ hiền và từ đó, một lòng một dạ yêu thương, trân trọng Công chúa.
Tình cảm của Chiêu Minh Đại Vương dành cho Phụng Dương công chúa ngày một gia tăng. Hai người đã có với nhau đến 7 người con. Ngoài ra, Trần Quang Khải còn có nhiều con của các thiếp thất. Dù vậy, với lòng nhân từ của mình, công chúa vẫn không phân biệt con vợ lẽ, vợ cả.
Ngay cả khi ốm nặng đến lúc sắp qua đời, dù rằng, có với Thái sư 7 người con bà cũng không hỏi gì đến con cháu. Chỉ một lòng yêu thương, lo nghĩ đến chồng. Cả một đời hết lòng hy sinh, sống trọn tình yêu với Trần Quang Khải. Vào những giây phút thập tử nhất sinh, Thái sư đã viết một bức thư đặt vào tay bà rồi nói: “Lai sinh chi nhật, nguyện vi phu phụ như sơ” (tạm dịch: ”Kiếp sau xin được làm chồng vợ như xưa”).
Sau khi Công chúa qua đời, Chiêu Minh Đại Vương đã tự mình lập bia mộ cho vợ. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chép, nhắc về nhân đức của Phụng Dương công chúa, Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải lúc bấy giờ đã đánh giá: “Làm điều thiện, nói điều nhân, sống nết na, chết lưu danh, vượng phu ích tử“.
Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…