Lifestyle

Có nên lo lắng về ánh sáng xanh? Câu trả lời từ các chuyên gia

Ánh sáng mặt trời, đường, tẩy da chết ít hoặc quá nhiều – đều là những điều cần tránh khi chăm sóc da, và trong thời gian gần đây, đã có một tác nhân khác nổi lên gây ảnh hưởng không kém đối với làn da của chúng ta: ánh sáng xanh.

Từ khi bùng phát dịch Covid-19, chúng ta đã phải ngồi nhà và chăm chú với những thiết bị điện tử để cập nhật tình hình thế giới, từ đấy cụm từ “ánh sáng xanh” đã trở thành một từ khóa khi nói đến vấn đề chăm sóc da. Phát ra từ màn hình laptop, thiết bị vô tuyến và điện thoại, ánh sáng xanh được coi là một mối đe dọa âm thầm, khó-mà-trốn-thoát-khỏi đối với sức khỏe của làn da. Những thương hiệu mỹ phẩm đã chú ý đến điều này và sản xuất ra những sản phẩm kem dưỡng, serum hay kính để chống lại “thế lực” này. 

Vậy, ánh sáng xanh thực sự là gì và nó ảnh hưởng đến làn da của chúng ta như thế nào? Liệu việc đầu tư vào một mỹ phẩm chống ánh sáng xanh có cần thiết không? Sau đây là lời tư vấn từ những người có chuyên môn về hóa mỹ phẩm để giải mã hiện tượng này và cách nó ảnh hưởng đến da chúng ta.

Vậy ánh sáng xanh là gì?

Nói một cách đơn giản, ánh sáng xanh là một loại ánh sáng hữu hình. Bạn hãy liên tưởng tới những quang phổ ánh sáng từ cầu vồng (ROYGBIV – 7 màu cầu vồng). Như cái tên của nó, ánh sáng xanh thuộc phần xanh tím của quang phổ. Dải màu xanh tím này đặc biệt bởi vì nó chứa một nguồn năng lượng tương đối mạnh và được liệt vào danh mục nhóm các ánh sáng năng lượng cao mà thấy được (HEV).

“Ánh sáng HEV truyền chủ yếu từ mặt trời, nhưng nó cũng phát ra từ điện thoại, máy tính bảnh, thiết bị vô tuyến và màn hình vi tính,” bác sĩ – tiến sĩ da liễu Hadley King giải thích, “Dù ánh nắng mặt trời chứa tia HEV, nhưng cần lưu ý rằng tia cực tím (UV) không thuộc các dải tia sáng nhìn thấy được.” Ngoài các thiết bị điện tử, bóng đèn – đặc biệt là bóng đèn huỳnh quang và bóng đèn LED (so với bóng đèn sợi đốt), đều có khả năng phát ra tia HEV.

Tác động của ánh sáng xanh lên làn da

Hãy yên tâm rằng ánh sáng xanh không có liên can gì đến ung thư da như những tác động của tia cực tím. Tuy vậy, ánh sáng xanh và các tia HEV không hoàn toàn vô hại. “Tia HEV xâm nhập sâu vào dưới da. Trên thực tế nó còn đi xuyên sâu hơn cả tia cực tím,” Tiến sĩ Joshua Zeichner, Giám đốc của viện nghiên cứu da liễu tại Bệnh viện Mount Sinai chia sẻ. “Điều may mắn là mức năng lượng của thiết bị điện tử chúng ta dùng rất thấp. Nhưng nếu tiếp xúc lâu dài thì vẫn sẽ có ảnh hưởng đáng kể lên làn da của chúng ta.”

Tiến sĩ King cũng giải thích rằng ánh sáng xanh làm đẩy nhanh tốc độ lão hóa da, góp phần tăng sắc tố da và các mảng nám (đốm đen). Ánh sáng xanh cũng tạo ra các nguyên tử tự do, không ổn định, và gây hại đến các tế bào da. Cô cũng giải thích thêm, “Những nguyên tử tự do này làm cho tế bào da sản sinh ra enzyme – thứ sẽ hủy diệt collagen và elastin trong da.”

Chuyên viên da liễu Giorgio Dell’Acqua bổ sung rằng ánh sáng xanh còn liên quan đến sự phá vỡ nhịp sinh học của da, vốn được dùng để “sửa chữa” và tái tạo da vào ban đêm.

Vậy phải phòng tránh ánh sáng xanh như thế nào?

Mặc dù các nghiên cứu về tác động đến da của ánh sáng xanh còn hạn chế, các chuyên gia khuyên rằng chúng ta nên thận trọng khi sử dụng các thiết bị điện tử trong một thời gian dài. Dell’ Acqua cho biết, các thí nghiệm về ánh sáng xanh cho thấy nó có khả năng kích hoạt sự phá hủy da, và rằng chúng ta cũng nên hạn chế thời gian tiếp xúc.

Tuy là vậy, chúng ta cũng không nên hoàn toàn tránh xa ánh sáng xanh. “Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ chế độ sinh hoạt hằng ngày, tốt nhất là từ ánh sáng ban ngày, giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ, cải thiện tâm trạng, giúp tỉnh táo và tăng cường trí nhớ.”

Tiến sĩ King còn cho biết rằng ánh sáng xanh có lợi cho việc ngăn chặn tình trạng mụn vi khuẩn. “Các nghiên cứu cho thấy bằng chứng về sự hiệu quả khi áp dụng ánh sáng xanh trong điều trị cho những người bị tình trạng mụn nhẹ và vừa, nhưng cũng tương đối hạn chế và không có hiệu quả lâu dài.”

Tóm lại, không nên tránh ánh sáng xanh hoàn toàn, và có thể nên tránh sử dụng và tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử quá lâu. Khi phải tiếp xúc với ánh sáng xanh ở màn hình máy tính hay điện thoại, hãy cân nhắc sử dụng những chiếc kính chắn hoặc đổi sang chế độ “Night Shift” – thứ “chắc chắn có khả năng làm giảm thiểu tối đa ánh sáng xanh bằng những ánh sáng vàng vô hại,” trích theo lời tiến sĩ King. Tiến sĩ Zeichner cũng khuyên dùng những thiết bị kết nối Bluetooth (như chiếc AirPods của Apple) thay vì cầm điện thoại áp sát vào mặt khi gọi điện.

Vậy nên chọn sản phẩm dưỡng da và làm đẹp nào để tránh những tác động mạnh từ ánh sáng xanh?

Mặc dù nhiều hãng mỹ phẩm sản xuất serum và kem dưỡng với thành phần đặc biệt nhằm ngăn chặn ánh sáng xanh (có những món đồ lên tới hơn hàng trăm đô la), trên thực tế, sản phẩm ngăn chặn ánh sáng xanh tốt nhất bạn có thể dùng là kem chống nắng.

“Kem chống nắng có thành phần bảo vệ khỏi tia HEV,” tiến sĩ Zeichner khẳng định. Kem chống nắng có màu chứa oxit sắt cũng giúp chặn những tia sáng nhìn thấy được. Lựa chọn hàng đầu của ông bao gồm kem chống nắng Solara Suncare Time Traveler, một sản phẩm kem chống nắng hoàn toàn tự nhiên mà sẽ không để lại vệt trắng trên da; kem chống nắng Neutrogena Anti-Aging Skin Perfector SPF 30, với khả năng chống lại tia UV quang phổ rộng.

Tiến sĩ King cho rằng, “Tất cả chúng ta cần thường xuyên phải bảo vệ làn da mình khỏi tia cực tím, nên một sản phẩm vừa kết hợp chống tia cực tím và ánh sáng xanh sẽ là một lựa chọn lý tưởng.” Cô cũng nói thêm về một thành phần mỹ phẩm dùng để bảo vệ da khỏi tia UVA và UVA không nhất thiết phải có khả năng lọc ánh sáng HEV. Cô giải thích: “Kem chống nắng chứa thành phần oxit kẽm và titan đioxit có thể lọc được một phần ánh sáng HEV, chứ không phải tất cả.”

Thay vào đó, tiến sĩ King gợi ý sử dụng những loại kem chống nắng chứa oxi sắt, một thành phần cũng được khuyên dùng bởi tiến sĩ Zeichner. Để ngăn chặn tác động lão hóa da từ những nguyên tử tự do truyền ra từ ánh sáng xanh, Dell’Acqua khuyên dùng những sản phẩm có chứa chất chống oxi hóa. Tiến sĩ King cũng nêu ra 2 loại chất oxi hóa đặc trưng là Licochalcone A và Glycyrrhetinic Acid, thành phần đầu tiên cung cấp “hiệu quả bảo vệ lâu dài khỏi tia HEV và tia UV” khi được cho vào kem chống nắng. 

Các sản phẩm kem chống nắng có giá cả phải chăng được bác sĩ da liễu khuyên dùng:

Với những sản phẩm kem chống nắng đắt hơn (chứa oxi sắt và chất chống oxi hóa):

Bài dịch từ nguồn hypebae.com

Van Nguyen

Recent Posts

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

15 giờ ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

1 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

2 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

2 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

3 ngày ago

Hoạ sĩ Nguyễn Việt Anh và Mifa chia sẻ góc nhìn về triển lãm tranh “Những địa hạt phù du”

"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…

4 ngày ago