Trong suốt quá trình phát triển và thay đổi của lịch sử, con người Việt Nam đã có những trang phục của riêng mình. Và mỗi bộ phục trang đều thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa của dân tộc, mang đậm những đặc trưng qua từng thời kì lịch sử đó. Nỗ lực mang cổ phục từ viện bảo tàng đến gần hơn với cuộc sống thường ngày, nhóm người trẻ của Đại Việt Phong Hoa cùng Le Tonkin đã tổ chức tuần lễ Cổ Phục Việt Nam – hoạt động nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu, bảo tồn và ứng dụng rộng rãi hơn những bộ trang phục, các chất liệu đã tồn tại trong lịch sử vào xã hội đương đại ngày nay.
Được sự cấp phép của Ban quản lý di tích Quốc gia Văn Miếu – Quốc Tử Giám, tuần lễ Cổ Phục Việt Nam đã được tổ chức lần đầu tiên bởi những bạn trẻ có niềm đam mê với cổ phong, trang phục cổ cũng như văn hóa Việt Nam. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội diễn ra tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, trong những năm gần đây, nhiều bạn trẻ đam mê với sử học đã lập ra nhiều hội nhóm bàn về lịch sử cũng như trang phục cổ. Nhiều bộ cổ phục của từng triều đại được dựng lại sau khi được nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng. Giới trẻ Việt đã ngày càng khiến cho giá trị của những bộ cổ phục được nâng cao, góp phần gìn giữ được những nét đẹp văn hóa lịch sử của dân tộc.
Xuyên suốt sự kiện, các bạn trẻ sẽ đăng ký tham gia trải nghiệm thử cổ phục miễn phí. Những bộ cổ phục của từng triều đại được phỏng dựng sau khi nghiên cứu và tìm hiểu kĩ càng – áo giao lĩnh, áo Nhật Bình, áo tấc hay áo ngũ thân, cùng nhiều mẫu cổ phục đẹp đã khiến các bạn trẻ rất hào hứng khi lần đầu tiên được mặc thử.
“Giới trẻ Việt Nam rất đam mê văn hóa. Nhưng khi các bạn chụp ảnh hay đi chơi trong những bộ cổ phục thì đa phần các bạn chỉ đi lẻ thôi, các bạn không có một cộng đồng để tụ họp. Bọn mình muốn tạo một sân chơi như thế này để các bạn có thể trau dồi niềm đam mê, cùng nhau trở thành một cộng đồng,” chia sẻ của bạn Dương Thùy Dung – thành viên nhóm Đại Việt Phong Hoa.
BTC tuần lễ Cổ Phục Việt Nam cũng giới thiệu mẫu trang phục cử nhân triều Nguyễn và mũ văn tú tài dành cho thế hệ thanh niên, học sinh sinh viên Việt Nam mặc khi chụp ảnh kỷ yếu tốt nghiệp, đặc biệt là trong không gian cổ kính linh thiêng của Văn Miếu Quốc Tử Giám. Khung cảnh lều chõng đi thi đã được tái hiện một cách chân thực nhất làm sao để những thiết kế và hoa văn xưa được sống lại như thời hoàng kim của nó.
Bên cạnh đó, tám tác phẩm tranh và tượng đặc sắc về Đông Kinh thời Lê Trung Hưng cũng được giới thiệu đến công chúng cùng nhiều hoạt động viết thư pháp hấp dẫn.
Không chỉ riêng ở Hà Nội thủ đô, mà ở rất nhiều nơi trên cả nước, những bộ trang phục truyền thống cũng đã đi vào hoạt động đời sống. Tiêu biểu như Huế, ngày 8/9 vừa qua, Sở Văn hóa – Thể thao Thừa Thiên Huế cho biết vừa triển khai cho toàn thể cán bộ công chức, người lao động của sở này mặc áo dài trong ngày thứ hai đầu mỗi tháng. Người Việt Nam đã ngày càng khiến giá trị của những bộ cổ phục được nâng cao và góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc.
Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…