Lifestyle

#Thoáng: Lăng nhăng là bản chất của con người?

#Thoáng là series những bài viết thuộc chủ đề tình dục dưới lăng kính cởi mở và hiện đại.

Người ta thường biện minh cho sự không chung thuỷ bằng câu: Lăng nhăng là bản chất của con người, nhưng sự thật có phải là vậy?

Mặc dù con người hướng tới chế độ “một vợ một chồng”, tuy nhiên “không chung thuỷ” dường như lại là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong tình yêu cũng như hôn nhân. Lập luận giải thích phổ biến nhất cho sự lang chạ chính là: “Đây là bản năng của con người”. Đồng thời, nếu xét về mặt di truyền học, khi đàn ông càng ngủ với nhiều phụ nữ, nhân loại càng có khả năng tăng cường nhân khẩu, đảm bảo cho sự di truyền và lưu trữ gen.

Rốt cuộc thì con người thực chất là giống loại “đa thê” (một con đực sinh sản với nhiều hơn một con cái và ngược lại) hay phát triển theo mối quan hệ “một vợ một chồng” (gắn kết thành một đôi nam-nữ suốt đời) vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi. Cơ thể của người đàn ông hiện vẫn đang cung cấp những manh mối không rõ ràng cho câu trả lời này trong khi phụ nữ lại thiên về những gắn bó chung thuỷ.

Tuy nhiên, sau thời gian tìm hiểu các bằng chứng về mặt sinh học, những nhà nghiên cứu đang thiên về việc con người có khuynh hướng chung sống một vợ một chồng dù có thể ở một góc khuất nào đó, ta vẫn duy trì ham muốn “ngủ dạo.”

Có thực sự lăng nhăng là bản chất của con người?

I. Con người là giống loài ngủ dạo?

Lập luận con người là một giống loài lạng chạ được ủng hộ khi xem xét đến đặc tính của tinh tinh – giống loài được xem xét là “người anh em” xa xưa với loài người.

Những con tinh tinh đực không chung thuỷ với duy nhất một bạn tình, tuy nhiên bọn chúng phải chiến đấu rất quyết liệt với những con đực khác để dành được quyền quan hệ với con cái. Nếu coi kích thước tinh hoàn như một dấu hiệu để nghiên cứu về thói quen giao phối, ta có thể thấy tinh hoàn của tinh tinh thường nặng từ 150gram đến 170 gram, bằng một phần ba trọng lượng của não.

Trong khi đó, kích thương tinh hoàn của con người có trọng lượng tương đối nhỏ, tối đa khoảng 50 gram (3% trọng lượng não người). Số lượng tinh trùng ở mỗi con tinh tinh cũng nhiều hơn ở người, cho thấy thấy sự cạnh tranh rất lớn về mặt sinh học để có thể thâm nhập vào buồng trứng của con cái.

Có thực sự lăng nhăng là bản chất của con người?

Kết luận: So với tinh tinh đực, tinh hoàn của con người tương đối nhỏ để có thể hướng đến chế độ đa thê. Bên cạnh đó, đàn ông hiện tại cũng không phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt nhằm chiếm được quyền đưa nhiều tinh trùng nhất có thể vào cơ thể con cái.

Điều này cho thấy: xu hướng sống gắn bó với một đối tác duy nhất vì nó không ảnh hưởng nhiều đến khả năng tăng cường nhân khẩu. Lý do là bởi con người thể hiện khả năng duy trì nòi giống bằng việc tập trung vào việc chăm sóc con non thay vì gieo hạt giống vương vãi và để mặc đứa trẻ tự lớn.

II. Việc đi lại bằng hai chân giúp hỗ trợ chế độ một vợ một chồng

Một trong những lý do khiến việc tăng dân số, duy trì nòi giống trở nên quan trọng chính là để bảo vệ lãnh thổ và tìm kiếm tài nguyên cho một nhóm động vật. Tuy nhiên, việc có thể xuống đất và đi bằng hai chân đã giúp con người làm được việc đấy dễ dàng hơn thay vì chỉ tập trung vào một giải pháp duy nhất mang tên: sinh sản.

Thay vì phải giao chiến với nhiều đối thủ, dẫn đến tình trạng suy giảm nhân số cũng như hạn chế về mặt tài nguyên, chúng ta đã có thể dễ dàng mở rộng địa bàn sống, tiếp xúc với những nguồn thức ăn mới khó khai thác như các loại củ ở dưới đất, săn bắn và nuôi trồng.

Kết luận: Việc đi lại bằng hai chân sẽ có lợi cho cả con cái lẫn con đực trong việc giúp cho con non có khả năng tồn tại và phát triển tốt hơn. Con cái cũng không cần liên tục lựa chọn, thay đổi đối tác để tìm kiếm những con đực có lợi thế về mặt thể chất nhằm bảo vệ bản thân cũng như đứa trẻ.

III. Thời kì rụng trứng và tiếng rên

Có thực sự lăng nhăng là bản chất của con người?

Từ những quan sát thông thường, ta có thể nhận ra các loài động vật trong thời kì rụng trứng thường có dấu hiệu mời gọi bạn tình rất rõ ràng. Thông qua những tiếng kêu, rên, phản ứng của cơ thể… con cái sẽ “nhắn” tín hiệu đến con đực để cả hai có thể thực hiện hành vi giao phối. Ví dụ tiêu biểu nhất là ở loài tinh tinh và chimpanzee, cứ mỗi kì rụng trứng, phần hậu môn của con cái sẽ sưng đỏ lên, báo hiệu cho con đực biết tới để thực hiện hành vi tình dục.

Ngược lại, ở phụ nữ, thời kì vàng để giao phối thường diễn ra trong thầm lặng và gần như không có bất cứ dấu hiệu nào. Về mặt cấu tạo, nếu như con người là giống loài lăng nhăng, vậy tại sao cơ thể chúng ta lại giấu đi những tín hiệu mời gọi đối tác làm tình?

Có thể hiểu đó là vì điều này sẽ giúp con cái tránh được sự nhòm ngó của những con đực khác tìm tới nhằm để gia tăng khả năng “gieo giống”, cũng như giúp người đàn tránh được tình trạng bị “cắm sừng”. Bởi giả như chúng ta thật sự là giống loài “ngủ dạo”, khi phụ nữ nhận ra mình đã đến kì rụng trứng, trong trường hợp chồng cô ta đi vắng, họ có thể tìm đến một đối tác khác để tăng cường khả năng duy trì nòi giống.

Kết luận: Việc giấu đi dấu hiệu rụng trứng cũng như thói quen quan hệ trong chỗ kín cho thấy con người không muốn thu hút sự chú ý về tình dục đến quá nhiều đối tượng. Thay vào đó, họ có xu hướng tập trung vào một đối tác duy nhất.

IV. Bệnh tình dục

Có thực sự lăng nhăng là bản chất của con người?

Nhiều người khi được hỏi, làm cách nào để có thể ngăn ngừa các bệnh tình dục hiểu quả nhất? Bên cạnh việc sử dụng biện phát an toàn, nhiều người tham gia đã lựa chọn phương án: “Chung thuỷ, chỉ quan hệ duy nhất với một bạn tình của mình.”

Chris Bauch và các đồng nghiệp của ông tại Đại học Waterloo ở Canada đã sử dụng các mô hình toán học để mô phỏng sự tiến hóa của các chuẩn mực giao phối khác nhau trong xã hội loài người. Thông qua những dữ liệu nhân khẩu học và bệnh lây truyền, họ phát hiện ra rằng trong một xã hội mà việc quan hệ tình dục cởi mở, tỷ lệ lan truyền STDs cũng sẽ trở nên rộng rãi hơn. 

Từ đó các nhà nghiên cứu kết luận: sự gia tăng của các loại bệnh tình dục cũng là một trong những lý do tại sao con người ngày nay đang hướng về lối sống chung thuỷ, chỉ gắn bó với một đối tác duy nhất trong một thời điểm.

Kết luận: Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng STDs sẽ là một hình thức trừng phạt đối với những người đa thê, từ đó cho rằng đấy là lý do tại sao con người “có vẻ” là động vật thuộc nhóm một vợ một chồng để bảo vệ sức khoẻ cho chính mình.

Kết

Hiện vẫn còn rất nhiều mâu thuẫn về việc rốt cuộc con người là động vật đa thê hay giống loài quan hệ bữa bãi. Nhiều người cho rằng những khái niệm về kết hôn, chung thuỷ chỉ nhằm duy trì các chuẩn mực xã hội, các triết lý tôn giáo và giúp người đàn ông có thể tập trung chăm sóc đứa trẻ là con mình.

Tuy nhiên, dù xét dưới góc độ sinh học, đạo đức hay xã hội học, không ai trong chúng ta có thể phủ nhận những lợi ích và tầm ảnh hưởng tích cực mà chế độ một vợ một chồng đã mang tới.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
#Thoáng: Sextape – tại sao chúng ta thích ghi lại cảnh giường chiếu của mình?
#Thoáng: Toàn cảnh về cuộc sống của các diễn viên phim người lớn Nhật Bản
#Thoáng: Phim người lớn đã “fetish-hóa” người da màu, phụ nữ béo, đàn ông gầy thế nào?








Linh Nguyen

Viết những điều mình muốn đọc.

Recent Posts

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

1 ngày ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

2 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

2 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

3 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

3 ngày ago

Hoạ sĩ Nguyễn Việt Anh và Mifa chia sẻ góc nhìn về triển lãm tranh “Những địa hạt phù du”

"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…

4 ngày ago