Explore

#Nghĩ: Sử dụng Code-switching khi giao tiếp mà không mất đi bản sắc của mình

#Nghĩ là series về những vấn đề, hiện tượng cần được quan tâm trong xã hội từ trước đến nay.

“Tôi đã thấy A và B kiss nhau” hay khi từ chối một lời mời từ bạn bè của mình bạn sẽ kiểu “Tao không muốn đi, xem rồi, chán lắm”, nhưng khi từ chối lời mời của sếp “Chắc em không đi được rồi anh, em đã xem buổi chiếu đó rồi”. Với những giao tiếp hằng ngày như thế, chắc bạn sẽ không nhận ra mình vừa áp dụng một ngôn ngữ gọi là Code-switching. Nhưng liệu bạn có bị nói là mất chất? lương lẹo hay hai mặt không?

Thuật ngữ Code-switching xuất hiện đầu tiên trong in ấn là từ một chương trong cuốn sách Results Conf. Anthropologists & Linguists (Kết quả của Hội nghị các nhà Nhân chủng học và Ngôn ngữ học) của Roman Jakobson,  được xuất bản vào năm 1953. Nhưng ở thời điểm đó, nó có thể được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là ‘chuyển mã’.

Sau đó, vào những năm 1950, Einar Haugen là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Code-switching để mô tả hiện tượng người có thể dùng song ngữ để chuyển đổi giữa hai ngôn ngữ khác nhau trong một cuộc trò chuyện. Sau ông, Code-switching được nghiên cứu rộng rãi hơn bởi các nhà ngôn ngữ học khác như John J. Gumperz và William Labov. Họ đã khám phá cách thức và lý do tại sao nhiều người trộn các ngôn ngữ khác nhau trong giao tiếp, bao gồm cả yếu tố xã hội và ngữ cảnh.

Từ ngôn ngữ học, khái niệm Code-switching dần được mở rộng và ứng dụng trong các lĩnh vực khác như tâm lý học, xã hội học và nghiên cứu văn hóa. Trong tâm lý học và xã hội học, thuật ngữ này được dùng để mô tả cách thức mọi người thay đổi hành vi, cách nói và biểu hiện để phù hợp với từng ngữ cảnh xã hội hoặc văn hóa khác nhau.

Ngày nay, Code-switching không chỉ giới hạn trong việc chuyển đổi ngôn ngữ mà còn bao gồm cả thay đổi trong hành vi, thái độ và cách giao tiếp dựa trên ngữ cảnh xã hội. Nó phản ánh sự linh hoạt và khả năng thích nghi của cá nhân trong các tình huống khác nhau. Thuật ngữ này từ đó đã trở thành một khái niệm quan trọng trong nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa, giúp hiểu rõ hơn về cách con người tương tác và thích nghi trong môi trường đa dạng ngôn ngữ và văn hóa.

Như vậy, trong bối cảnh giao tiếp xã hội, Code-switching giờ đây có thể được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là chuyển ngữ cảnh. Chúng tôi chọn cách dịch thuật ngữ như thế này, vì cụm từ đó mô tả rõ hơn về hành động thay đổi cách nói hoặc hành xử dựa trên ngữ cảnh xã hội hoặc văn hóa khác nhau. Dưới đây là lý do vì sao:

  • Rõ ràng về mặt ý nghĩa: chuyển ngữ cảnh thể hiện rõ việc thay đổi (chuyển) cách hành xử, giao tiếp dựa trên tình huống cụ thể (ngữ cảnh).
  • Phù hợp với tâm lý học: trong mảng này, từ ‘ngữ cảnh’ không chỉ đề cập đến ngôn ngữ mà còn bao gồm toàn bộ môi trường xã hội và văn hóa xung quanh một người.
  • Có độ bao quát: cụm từ ‘chuyển ngữ cảnh’ bao gồm cả sự thay đổi trong ngôn ngữ, giọng điệu, cử chỉ và hành vi, phù hợp với khái niệm rộng hơn của Code-switching. Ví dụ, khi một người chuyển từ việc nói chuyện với bạn bè sang nói chuyện với cấp trên, họ không chỉ thay đổi ngôn ngữ mà còn thay đổi cả thái độ, cử chỉ và cách giao tiếp để phù hợp với ngữ cảnh mới.

Hai khía cạnh đối lập của Code-switching: bản sắc độc nhất & bản sắc theo ngữ cảnh là gì?

Bản sắc của chúng ta là sự kết hợp giữa bản thể bên trong (có thể được hiểu là bản sắc độc nhất), và bản sắc theo ngữ cảnh (đó là cách chúng ta thích nghi với tình huống luôn thay đổi của mình). Để có được sự hài lòng trong cuộc sống đòi hỏi sự cân bằng giữa 2 bản sắc này, và thường thì những thách thức trong công việc hoặc cá nhân của chúng ta có thể bắt nguồn từ việc không hiểu và tích hợp 1 trong 2 bản sắc đó. 

Điều này có thể đặc biệt khó khăn khi chúng ta xem việc sử dụng bản sắc theo ngữ cảnh bằng cách Code-switching như một chiến thuật sinh tồn. Thay vì ta làm thế như một cơ chế phản ứng và phòng thủ, chúng ta có thể tìm cách chủ động khám phá vai trò của nó trong bản sắc theo ngữ cảnh của mình, và đặt ra những ranh giới phù hợp đối với bản sắc độc nhất.

Bản sắc độc nhất và theo ngữ cảnh, là một sự đối lập được sử dụng đồng thời như một cách thức để tự phản ánh, và làm cơ sở để tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống của chúng ta. Loại bỏ tất cả các yếu tố bên ngoài, bản sắc độc nhất sẽ  mô tả và định nghĩa chính con người của chúng ta. Điều gì thúc đẩy chúng ta, mang lại niềm vui và khiến chúng ta cảm thấy hài lòng chân thật? Nó có thể là những đặc điểm như sáng tạo, suy tư, thử thách và kết nối.

Mặt khác, bản sắc theo ngữ cảnh bao gồm nhiều vai trò chúng ta đóng trong cuộc sống, và các hành vi để chúng ta thích nghi với mỗi vai trò đó. Bạn có thể là một bậc cha mẹ, một chuyên gia hoặc một du khách. Cách chúng ta nói, ăn mặc, hành động và thậm chí suy nghĩ sẽ khác nhau để phù hợp với từng tình huống. Nếu không có ý định trong các vai trò đó (đến từ bản sắc độc nhất), chúng ta sẽ dễ bị cuốn theo bản sắc ngữ cảnh của mình, quá gắn bó với một vai trò hoặc mục tiêu cụ thể mà quên giá trị cơ bản của mình.

Code-switching trong đời sống hằng ngày

Ta lấy ví dụ thế này, một đứa trẻ của cha mẹ nhập cư có thể nói một ngôn ngữ ở nhà và một ngôn ngữ khác ở nơi làm việc, hoặc môi trường có chung tiếng nói thì bạn học thêm cách điều chỉnh giọng nói, cách dùng từ ngữ của mình, tùy thuộc vào người nghe. Một thẩm phán người da đen có thể sử dụng từ vựng cụ thể trên ghế xử án mà khác biệt rất nhiều so với lựa chọn từ ngữ của người đó tại buổi họp mặt gia đình

Bằng cách Code-switching, chúng ta có thể bảo vệ cả bản thân và kết nối với một cộng đồng nhất định. Và nó thường được sử dụng trong một cộng đồng thiểu số hoặc bị thiệt thòi (không cần phải nói đâu xa, các bạn từ những tỉnh lẻ của Việt Nam khi lên thành phố lớn cũng sẽ cần đâu đó có sự chuyển ngữ cảnh với người khác khi giao tiếp). Như thế, chúng ta sẽ bằng tiềm thức bảo vệ bản thân khỏi sự phán xét và phân biệt bằng cách tuân thủ chuẩn mực của số đông. 

Còn khi chúng ta Code-switching trong cộng đồng thân thuộc của mình, chúng ta sẽ duy trì một kết nối đặc biệt với những người khác cùng chia sẻ một ngôn ngữ, phương ngữ và cách trình bày. 

Code-switching có được thực hiện với chủ đích hay là sự vô thức, thì việc làm này thường là nguồn cơn của sự thất vọng, căng thẳng và kiệt sức. Chính những người này cũng hiểu được nguy cơ tiềm ẩn nếu không chuyển ngữ cảnh, chính vì thế họ càng rơi vào trạng thái buồn chán như trên; từ đó tạo một vòng luẩn quẩn. Điều rút ra ở đây là gì? Đó là ta nên chuyển ngữ cảnh khi giao tiếp, nhưng vẫn nên giữ bản sắc độc nhất của mình.

Code-switching khi giao tiếp trong xã hội một cách lành mạnh

Khi chúng ta bắt đầu lớn lên và tiếp nhận những vai trò và bổn phận khác nhau, thì ta sẽ có cơ hội để sắp xếp nó trở nên đồng nhất với bản sắc độc nhất của minh. Chính vì vậy, thay vì coi việc luôn phải sử dụng Code-switching như một ‘cực hình’, chúng ta có thể ứng dụng có chủ đích. Điều này sẽ giúp cho việc giao tiếp hiệu quả mà không mất đi bản sắc của chính bạn.

Đầu tiên bạn cần tự hỏi bản thân rằng liệu mình có thể sẵn sàng trở thành một phiên bản khác của bản thân đến một mức độ nào. Nếu không nghĩ đến bản sắc độc nhất của ta, và nếu mọi tương tác của chúng ta chỉ là một màn trình diễn, thì ta có thể bỏ lỡ các kết nối sâu đậm, sự hiểu biết và cơ hội mới vì quá mải tập trung vào những câu chuyện sáo rỗng hãy không? Đó là con chưa kể đến sự mệt mỏi tinh thần như đã đề cập ở trên.

Sau đó bạn nên khám phá những giới hạn của mình. Những khía cạnh nào trong bản sắc ngữ cảnh mà bạn có thể thỏa hiệp để thực hiện? Câu hỏi này chỉ có thể trả lời được khi ta hiểu rõ chính bản sắc độc nhất của mình. Code-switching là một phần quan trọng của bản sắc theo ngữ cảnh của chúng ta, vì thế hãy luôn tự hỏi liệu chúng ta có đang trình diễn bản thân mình theo cách phù hợp với các giá trị của bản thân hay không.

Những cá nhân đã thành thạo Code-switching khi giao tiếp trong xã hội nhận ra rằng họ nhận được nhiều lợi ích từ khả năng này. Họ có thể thích nghi tốt hơn với các tình huống khác nhau, và nó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự thăng tiến trong sự nghiệp và có được nhiều sự kết nối với người khác. Bằng cách trò chuyện có chủ đích và đối chiếu chúng với bản sắc độc nhất của mình, chúng ta có thể trở nên chân thật hơn trong cuộc sống, và tự mình tạo ra con đường mà chúng ta có thể đạt được thành công.

Dao Thomas

Recent Posts

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

20 giờ ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

22 giờ ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

2 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

3 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

4 ngày ago

Nguyễn Viên An chia sẻ về quy trình nhượng quyền “trà sữa nướng” Yi He Tang Vietnam

Nếu là một tín đồ “nghiện” trà sữa, chắc có lẽ bạn không thể không…

5 ngày ago