Lifestyle

#NgườiLớnĐiLàm: Common Sense – Trí khôn cơ bản hay chuyện-hẳn-nhiên-phải-biết

Trẻ con đi học, còn #NgườiLớnĐiLàm cùng chuỗi bài viết chia sẻ kinh nghiệm và tổng hợp các bí quyết hữu ích nơi công sở của TML.

Người có common sense không hẳn là người thông minh, lanh lợi hay hiểu biết. Người có common sense chỉ là người được chỉ dạy tốt từ khi còn nhỏ, để tự hình thành một số thói quen tốt, từ đó chủ động trong tư duy, nhận thức, tiếp nạp thêm những thứ phải biết và cần biết trong giao tiếp cuộc sống.

Nó là những thứ hình thành nên cái mà chúng ta gọi là ý tứ, duyên dáng, biết điều và cư xử lịch thiệp tử tế. Nó là nền tảng cơ bản giúp chúng ta hành xử đúng và đàng hoàng; giúp chúng ta vô tư “đứng thẳng” và không phải sống trong cảm giác sợ hãi, ngờ nghệch, vô tri.

Common sense là gì?

Trong một chuyến tiếp đón khách VIP gần đây, đồng nghiệp dặn “Anh nhớ chào hỏi đàng hoàng. Ông ấy thích được cư xử tôn trọng.” Tôi bảo anh cảm ơn, lúc nào anh cũng chào hỏi mà, với tất cả mọi người, đặc biệt là người lớn hơn mình.

Common sense là chuyện chào hỏi mọi người, hoặc là chuyện đứng dậy đi thì kéo ghế lại ngay ngắn để không phiền người khác. 

Common sense còn là chuyện cảm ơn ai đó làm gì giúp mình dù họ là ai, là người lái taxi hay là anh giao hàng.

Common sense là chuyện nghe người khác nói thì thể hiện sự chú ý, xác nhận lại thông tin cho đúng. 

Common sense là khi nhận một email thì gửi phản hồi, báo lại là đã nhận rồi và luôn làm rõ mọi yêu cầu trước khi làm một điều gì đó. Nếu làm được thì nói là làm được, nếu không thì nói không, kèm lý do tại sao, nên xử lý thế nào.

Photo: Axel Kinnear

Common sense không phải là thứ giúp chúng ta cư xử khôn khéo mà là thứ giúp chúng ta cư xử đúng, chững chạc, mạnh dạn và rõ ràng. Trở thành một người hành xử rõ ràng, quang minh lỗi lạc khó hơn là một người mưu mẹo, khôn lỏi để được việc, và cũng khó hơn là thói giả lả qua loa.

Vậy làm sao để có common sense?

Trưởng thành là quá trình chúng ta tự lớn lên, khôn ra, đẹp hơn và có trách nhiệm với bất kỳ điều gì mình làm. Có những thứ không cách nào học được trừ chuyện mình cần phải tự để ý đến người khác nhiều hơn là cá nhân mình, từ những điều nho nhỏ, để biết cân nhắc kỹ lưỡng, bớt đi những cư xử ngờ nghệch và khờ khạo.

Lối hành xử tốt và đem lại giá trị phải đến từ sự nỗ lực học hỏi, nỗ lực để có một giá trị quan tốt đẹp, với một nội tại giàu có dần lên. Chuyện này không phải chỉ mỗi ngày viết một ít câu có vẻ sâu sâu, đăng vài ba tấm ảnh đẹp đẹp là được.

Để thay lời kết, tôi có một câu chuyện nho nhỏ như sau. Tháng trước, tôi có nhắn hỏi một bạn “nghe đồn” là sẽ nộp đơn xin nghỉ khỏi team. Tôi bảo, hình như bạn phải có gì đó để nói với tôi mới đúng, đúng không. Bạn bảo dạ có, em đã soạn một email vào ngày 31/12 cho anh nhưng rồi không dám gửi. Em thấy mình thất bại toàn tập, chẳng làm được gì.

Sở dĩ tôi hỏi, vì bạn là do tôi phỏng vấn. Bạn xin vào làm việc cùng tôi, rồi bàn giao nhân sự này nọ không làm việc cùng nữa. Lúc bạn xin nghỉ tôi không biết. Và tôi không thích cảm giác không biết này.

Tôi bảo ngại ngần sợ sệt gì thì cũng phải gửi, cũng phải nói cho rõ ràng. Lý do đi vì không còn phù hợp nữa hay định hướng khác đi hay như thế nào tôi không quan tâm, nhưng cần phải kết thúc câu chuyện mình đã bắt đầu một cách đúng đắn. Kết thúc rồi thì mới có cái mới, hình ảnh mình mới được giữ gìn. Bất kể làm gì, hình ảnh của mình phải rõ ràng, trước nhất là với chính bản thân mình. Mình có dở, có chưa hay, có rời đi cũng không vấn đề gì cả, nhưng mình phải cư xử cho đúng.

Tôi đã nhận lại lá thư bạn chia sẻ về lý do nghỉ, và tôi xem đó là một lời chào, với cá nhân tôi. Một lời chào để kết thúc một giai đoạn trong mối quan hệ nhỏ mà bạn bắt đầu bằng câu chuyện chúng tôi có cơ hội làm việc cùng nhau như thế nào. Một lời chào để khởi đầu cho một mối quan hệ tiếp diễn khác.

Biết cư xử và dám cư xử đúng là lựa chọn của mỗi người. Và nó không thể bắt đầu bằng một tâm thế sợ và sợ sai được. Nếu làm đúng thì chẳng việc gì phải sợ cả.

Xem thêm:
Để trở thành một cộng sự ai cũng muốn làm cùng
Hóa giải “cơn ác mộng” làm việc cuối tuần với 5 giải pháp đơn giản
Bữa trưa ở công ty nói gì về bạn?

Phan Hai

Recent Posts

10 luật bất thành văn dành cho những cặp đôi có mối quan hệ mập mờ

Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…

2 giờ ago

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

2 ngày ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

2 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

3 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

3 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

4 ngày ago