Thông thường chúng ta hay hỏi rằng một người có tính cách như thế nào, nhưng hiếm khi có ai hỏi rằng một người có bao nhiêu loại tính cách.
Đọc đến đây, ta có thể ngồi ngẫm nghĩ và tự chỉ ra mình sở hũu những nét tính cách nào. Đó có thể là: thân thiện, tốt bụng, hào phóng, lười biếng, xấu tính, bủn xỉn. Đây là một tập hợp những tính từ rất dài và kể mãi không hết. Tuy nhiên, liệu những nét tính cách này có thể là đại diện cho một tính cách cụ thể nào không?
Nhiều nhà tâm lý học đã nghiên cứu và tổng hợp các loại tính cách mà nhân loại đã sở hữu. Với mỗi người, con số này lại có sự khác biệt. Điển hình như theo nhà tâm lý học Gordon Allport (1897 – 1967), con người có hơn 4500 loại tính cách. Trong khi đó, theo Hans Eysenck (1916 – 1997) thì con người lại chỉ có ba nhóm tính cách.
Ngày nay, lý thuyết về tâm lý học phổ biến nhất lại cho rằng có 5 nhóm tính cách lớn, nhiều thuật ngữ chúng ta dùng để miêu tả tính cách của một người sẽ thuộc một trong năm nhóm cốt lõi này.
Nhà tâm lý Gordon Allport – một trong những tượng đài tìm ra tâm lý học nhân cách (personality psychology) đồng thời là một trong những người đầu tiên phân loại đặc điểm tính cách của con người. Trong các dự án đầu tiên của mình, ông tìm những từ ngữ có thể dùng để miêu tả tính cách con người trong từ điển và phát hiện ra hơn 4500 từ. Ông chia những tính từ này vào 3 nhóm tính cách khác nhau: tính cách cơ bản (cardinal traits), tính cách chủ chốt (central traits) và tính cách thứ yếu (secondary characteristics). Theo đó:
Sau đấy, nhà tâm lý học Raymond Cattell (1905 – 1998, nổi tiếng vì nghiên cứu tâm lý học về cấu trúc tâm lý nội cá nhân) thu hẹp danh sách này xuống còn 16. Sử dụng kỹ thuật thống kê được gọi là phân tích yếu tố, Cattell đã rút gọn danh sách 4000 tính cách của Allport còn 16 cái, mà theo ông, gọi là “tính cách nguồn” (source traits). Ông tin rằng những đặc điểm tiềm tàng này mới là thứ ảnh hưởng đến hành vi và được coi là tính cách.
Một vài loại tính cách trong danh sách 16 nhóm của Cattell bao gồm: biểu cảm cảm xúc, sự ổn định cảm xúc, khả năng động lực, khả năng tự kiểm soát, sự nhạy cảm, khả năng trừu tượng… Mỗi yếu tố này đều đại diện cho một khía cạnh và ông cho rằng với từng đặc điểm cụ thể, một người có thể có biểu hiện tính cách đấy cao hay thấp, hoặc thậm chí ở giữa.
Nhà tâm lý học Hans Eysenck đã thu hẹp danh sách các đặc điểm xuống chỉ có ba tính cách. Ông cho rằng hệ thống của Cattell bao gồm quá nhiều đặc điểm giống nhau, và đưa ra lý thuyết rằng tính cách con người có thể được giải thích đơn giản bằng 2 yếu tố: tính hướng ngoại – tính hướng nội, sự ổn định cảm xúc – sự không ổn định cảm xúc. Sau này, ông cho thêm một yếu tố thứ ba: chứng loạn thần (psychoticism) – thuật ngữ miêu tả xu hướng bị rối loạn tâm thần (psycho) hoặc rối loạn nhân cách sống (sociopath).
Hiện nay, một trong những quan điểm tính cách nổi tiếng nhất là lý thuyết 5 khía cạnh tính cách được phát triển bởi Paul Costa và Robert McCrae. Thường được biết với cái tên là Big Five và làm theo dạng thang đo Likert, tính cách đấy của con người luôn tồn tại và được đánh giá theo điểm. Tùy vào hiện trạng hiện tại, mà điểm số có thể khác biệt trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
Năm khía cạnh tính cách này bao gồm: Hòa đồng (Agreeableness), Tự chủ (Conscientiousness), Hướng ngoại (Extroversion), Cởi mở (Openness), Bất ổn cảm xúc (Neuroticism).
Vậy nên nếu bạn liệt kê ra một vài kiểu tính cách như nhiệt tình, vui vẻ, tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ, có thể những loại này nằm trong những danh mục tính cách rộng hơn, ví dụ như chúng có thể nằm trong tính Hòa đồng và Tự chủ.
Ngoài ra cũng nên lưu ý rằng mỗi khía cạnh này luôn thay đổi và chỉ mang tính chất tham khảo. Một người có thể có điểm cao ở phần Hướng ngoại, trong khi lại có thể thấp ở phần Tự chủ. Điều này khiến tính cách của một người trở nên độc đáo hơn trong cuộc sống .
Theo Very Well Mind
Có thể bạn quan tâm:
Xà phòng đã ra đời từ rất lâu, nhưng tại sao người châu Âu thế kỷ 14 lại sợ tắm?
Lịch sử vắc xin và những câu chuyện thú vị đằng sau liều thuốc “khiên chắn”
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…