Những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ nổi tiếng đến độ chỉ nội cái tên “Làm tại Thụy Sĩ” là cũng đủ để bảo chứng cho mọi chiếc đồng hồ đến từ đất nước này.
Hãy nghĩ ra trong đầu bạn những chiếc đồng hồ mắc tiền nhất và tìm kiếm Google, bạn sẽ thấy ở bất kỳ mức giá cao cấp nào cũng có mặt của những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ.
Chỉ đơn giản là một dụng cụ xem giờ mà lại bằng cả một gia tài thì thật sự không phải ai cũng có thể hiểu được. Chưa kể là bây giờ thị trường đồng hồ giả tràn lan ngoài đường, chỉ với vài trăm vnd là bạn có thể mang trên tay một chiếc Rolex bóng bẩy rồi.
Đối với những nước phát triển, món đồ có kích thước vài chục mm đến từ các thương hiệu xa xỉ như Patek Philippe, Omega, Rolex, Hublot,… chính là minh chứng cho sự nghiệp và đẳng cấp của người đàn ông trong xã hội.
Một chiếc đồng hồ chính là đại diện cho những giá trị “chính xác”, “đúng giờ” và “nguyên tắc”. Để những chiếc đồng hồ cơ học hoạt động tốt đòi hỏi việc phối hợp kỷ luật và ăn khớp ở những chi tiết bên trong để khiến chiếc kim chạy đúng giờ.
Đối chiếu với những giá trị của con người ta sẽ thấy sự giống nhau của một chiếc đồng hồ và một người thành đạt. Người ta vẫn thường hay nói “Thời gian là vàng bạc”, những người đam mê đồng hồ đã sớm nhận ra rằng đeo một chiếc đồng hồ trên tay cũng chính là sự quý trọng thời thời gian, quý trọng tiền bạc.
Hãy cùng chúng mình tua ngược về quá khứ để hiểu điều gì làm nên thương hiệu ngày nay của một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ đỉnh cao.
Có thể bạn không biết, Thụy Sĩ không phải là đất nước đầu tiên tạo ra những chiếc đồng hồ đủ nhỏ để bỏ vừa túi áo. Người Đức mới là những nghệ nhân đầu tiên làm ra việc đó.
Công nghệ ấy được lan truyền đến nước Pháp. Vào đầu thế kỷ 16, sự ảnh hưởng của chiến tranh tôn giáo khiến nhiều người tị nạn chạy về Thụy Sĩ, đồng thời họ cũng mang theo bí quyết làm đồng hồ của mình.
Vào thời gian đầu thế kỷ 18, người Thụy sĩ vẫn chưa phải là những người đi đầu về việc phát minh ra những công nghệ hiện đại nhất của đồng hồ. Người Anh mới là kẻ dẫn trước trong cuộc đua ấy.
Các quý ông Anh Quốc lúc này rất thích mặc waistcoat (hay còn gọi là áo gi lê) và sở hữu cho mình một chiếc đồng hồ quả quýt. Đó cũng là thời kỳ tranh đua của Anh và Thụy Sĩ về trình độ chế tác đồng hồ.
Vào cuối thế kỷ 18, Thụy Sĩ đã có bước đột phá khổng lồ về khả năng sản xuất sau khi họ áp dụng mô hình dây chuyền lắp ráp. Để rồi chỉ sau 50 năm đầu thế kỷ 19, Thụy Sĩ đã vượt xa Anh Quốc với sản lượng gấp..11 lần.
Những công nghệ như đồng hồ tự lên dây cót hay công nghệ giảm thiểu tối đa độ sai lệch của đồng hồ bất kể đặt ở vị trí nào so với trọng lực của trái đất đều được phát minh bởi những nghệ nhân Thụy Sĩ. Tại thời điểm này người Thụy Sĩ đã đạt tới đỉnh cao của việc chế tác đồng hồ với sự kết hợp của 3 yếu tố: kỹ thuật tinh xảo, dây chuyền sản xuất hàng loạt và giá trị thẩm mỹ.
Không ngủ quên trên ngôi vương, người Thuỵ Sĩ vẫn luôn đi đầu trong các công nghệ mới nhất và đột phá nhất trong chế tác đồng hồ. Từ bộ vỏ chống nước, cho đến những tính năng đặc biệt để hỗ trợ các phi công và thợ lặn trong quân đội.
Ở cuối thời kỳ của Đệ Nhị Thế Chiến, Thuỵ Sĩ đã chính thức trở thành quốc gia số 1 thế giới về sản xuất đồng hồ.
Để đảm bảo uy tín về chất lượng của những chiếc đồng hồ được sản xuất bởi đất nước này, người Thuỵ Sĩ thậm chí còn tạo ra một bộ luật quy định về việc một chiếc đồng hồ phải đáp ứng được những tiêu chí như thế nào thì mới được đóng mác danh giá “Swiss Made”.
Đầu tiên, bộ máy bên trong phải được sản xuất ở Thuỵ Sĩ. Sau đó, công đoạn lắp ghép cũng phải được thực hiện trong nước. Khâu kiểm định phải được thực hiện bởi các chuyên gia Thuỵ Sĩ. Và sau cùng, 60% chi phí sản xuất của mỗi chiếc đồng hồ phải đến từ các cơ sở ở đất nước nằm ngay chính trung tâm châu u này.
Có nhiều ý kiến cho rằng người Thụy Sĩ đặt đá quý vào các bộ phận đồng hồ để cho..mắc tiền. Nhưng nếu bạn hiểu cấu trúc phức tạp của hệ thống đồng hồ, bạn sẽ hiểu rằng các chi tiết kim loại rất dễ bị bào mòn theo thời gian.
Nếu chỉ là đưa đá quý vào để cho ngầu thì sẽ thật là phô trương và kém sang. Còn nếu sử dụng đá quý như một nguyên liệu để tăng hiệu năng của đồng hồ thì đó mới chính là đẳng cấp của đồng hồ Thụy Sĩ.
Nếu chỉ mua một chiếc đồng hồ chỉ để trang trí hoặc đơn giản là xem giờ thì bạn chẳng cần mất công mua một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ làm gì cho tốn kém. Điều khiến cho những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ khiến người ta thèm khát đó chính là sự trường tồn theo thời gian.
Những người sẵn sàng móc hầu bao để mua một chiếc đồng hồ mắc tiền không phải là để khoe khoang giá trị của họ mà là họ đang đầu tư vào một giá trị vượt thời gian. Một món đồ mà có thể truyền lại qua nhiều thế hệ và chứa đựng những câu chuyện của người mang nó. Chỉ có những chiếc đồng hồ được tạo ra bởi những nghệ nhân Thụy Sĩ mới có thể trường tồn theo năm tháng cả về giá trị lẫn chất lượng.
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…