Thông thường, ít ai sẽ có công việc hanh thông ngay từ những năm đầu tiên của sự nghiệp. Nếu bạn đang băn khoăn về lựa chọn nghề nghiệp của mình? Bài viết này có thể giúp bạn.
Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng một lần băn khoăn điều này, và bài viết dưới đây có thể giúp bạn.
Nghề chọn người có thể hiểu một cách đơn giản là công việc bạn làm không xuất phát từ định hướng ban đầu của bạn. Nhưng theo thời gian bạn gắn bó lâu dài hơn và nhận ra bản thân có nhiều tố chất để làm tốt công việc đó.
Ngược lại, người chọn nghề là khi bạn biết rõ năng lực, sở thích của bản thân, lựa chọn đúng ngành học và tìm được công việc phù hợp để phát huy tốt nhất sở trường của mình.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu ta làm việc không đúng với chuyên ngành đào tạo? Làm trái ngành hoặc cam chịu công việc không yêu thích, sẽ khiến ta suy giảm hiệu suất, không nhìn thấy đam mê, mất động lực, và thui chột chí tiến thủ.
Theo phân tích của các chuyên gia phát triển nguồn nhân lực, có 3 yếu tố cần quan tâm để mỗi người có được nghề nghiệp lý tưởng đó là:
1) Thứ ta thích.
2) Thứ ta giỏi.
3) Thứ xã hội cần.
Từ đó, câu hỏi “nghề chọn người hay người chọn nghề?” được giải thích như sau:
Ông Nguyễn Minh Cảnh – Trưởng ban Kinh doanh Hoàng Kim, Công ty Bảo Việt Nhân thọ Bạc Liêu có duyên trở thành tư vấn bảo hiểm khi ông là khách hàng của Bảo Việt Nhân thọ. Nhớ lại thời gian đầu bỡ ngỡ, gõ cửa từng gia đình để tư vấn bảo hiểm, bao khó khăn, vất vả và cả những lời từ chối sỗ sàng… nhưng ông đã không bỏ cuộc, kiên trì hết ngày này qua tháng khác.
Và vài năm sau đó, ông đã đứng trên đỉnh cao sự nghiệp khi trở thành Sao Việt – MDRT – danh hiệu cao quý nhất của người làm trong nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ.
Không nhiều người thuộc vùng nghề nghiệp lý tưởng ngay từ giai đoạn khởi nghiệp hoặc khi họ làm công việc đầu tiên bởi không phải lúc nào niềm yêu thích trong công việc cũng đến trước khi họ có trải nghiệm thực tế.
Trong trường hợp công việc chọn bạn hoặc cơ duyên giúp kết nối bạn với nghề, thì các chuyên gia khuyên rằng: hãy kiên nhẫn. Đừng vội từ chối ngay công việc đó.
Hãy cho chính bạn thêm thời gian để làm quen, trải nghiệm, và đừng nản lòng. Nhiều người đã thành công và chạm đến đỉnh cao sự nghiệp từ một cơ duyên với nghề.
“Nếu như ai đó còn băn khoăn về nghề nghiệp mà họ theo đuổi thì điều này là hết sức bình thường. Bởi nghề nghiệp là một hành trình, gồm những công việc nối tiếp nhau. Nhiều người chỉ biết được công việc phù hợp với mình sau nhiều trải nghiệm, học hỏi và vấp ngã. Điều quan trọng nhất là chúng ta nỗ lực hết sức mình, dám nắm bắt và trải nghiệm cơ hội mới.” – Chị Nguyễn Thị Mậu – một doanh nhân thành đạt tại Quảng Ninh đã chuyển sang nghề tư vấn tài chính và thành công rực rỡ tại Bảo Việt Nhân thọ chia sẻ về trải nghiệm chuyện nghề của mình.
Xem thêm: Hỏng hóc là 1 cơ hội để sửa chữa
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…