Fashion

“Cũ người mới ta” cùng văn hóa garage sale

Bán garage sale hay yard sale là một nét văn hóa rất đặc thù của người Mỹ. Đúng như câu tục ngữ của người Việt Nam cũ người mới ta, người Mỹ nói rác nhà người này có thể là kho tàng nhà người khác.

Garage sale bắt nguồn từ văn hóa Mỹ

Một tờ báo Mỹ xuất bản vào năm 1960 đã viết rằng: “Garage sale là một nét đặc thù, một hiện tượng độc đáo của các gia đình Mỹ.”

Tại đây, khi các gia đình dọn dẹp nhà cửa, hoặc chuyển đến một nơi khác mà không muốn mang theo hết đồ đạc lỉnh kỉnh, họ thường mở cửa garage (nhà chứa xe) để bán, hay vừa bán vừa cho những thứ họ không dùng đến nữa. Đồ dùng trong nhà, không dùng đến, thượng vàng hạ cám, từ cái mắc áo, đến thỏi xà phòng, quần áo, đồ chơi trẻ em, video tapes, sách cũ, nữ trang, bàn ghế, v.v… cái gì người ta cũng bán và thường là giá rất hạt dẻ.

Một garage sale tại Mỹ | Ảnh: Sưu tầm

Dần dần, phong trào garage sale mở rộng. Nhiều gia đình trong một khu dân cư cùng nhau mở garage sale vào dịp cuối tuần hoặc những dịp lễ đặc biệt. Người tham dự là người dân trong vùng, hoặc đến từ các vùng lân cận khác.

Garage sale còn có nhiều tên gọi khác như yard sale, rummage sale (bán gây quỹ từ thiện), attic sale (bán trong nhà kho). Thật ra garage sale và yard sale ý nghĩa như nhau, nhưng có nhiều gia đình trong garage không còn đủ chỗ chứa hàng hóa nên họ phải bày ra cả sân cỏ, từ đó mới xuất hiện thêm từ yard sale.

Ảnh: Sưu tầm

Ngoài Mỹ thì ở Đức, Úc, Hà Lan… cũng rất phổ biến kiểu buôn bán này, được gọi là “flea market.” Hình thức hoạt động cũng tương tự gargage sale, tức là bán những món đồ không dùng tới, nhưng flea market lại là hội chợ đông người và qui mô lớn hơn.

Tại Việt Nam, mô hình garage sale cũng trở nên phổ biến nhiều năm qua. Nhưng có chút khác biệt là chỉ tập trung chủ yếu vào các mặt hàng thời trang như quần áo, trang sức, phụ kiện…thay vì nội thất, vật dụng gia đình như ở Mỹ.

Garage sale – Một dạng của hình thái thời trang bền vững

Theo chia sẻ từ Thư Vũ – founder kiêm CEO của Coco Dressing Room, thời trang bị xem là ngành kiếm lời dựa trên tiêu dùng quá mức (overconsumption). Chính tiêu dùng quá mức là thủ phạm gây ra những vấn đề liên quan tới khí hậu, môi trường sống, và nhân đạo đang ngày một gia tăng, ở mức độ ngày một nghiêm trọng.

Thư Vũ, founder kiêm CEO của Coco Dressing Room | Ảnh: Facebook Thư Vũ

Do đó, việc mua sắm đồ đã qua sử dụng (second-hand) được xem là một việc làm dễ dàng và tiện lợi nhất để tham gia vào lối sống tiêu dùng có ý thức (conscious consumption). Thật khó để chỉ mua một hai món đồ và rồi không mua sắm quần áo trong nhiều năm nữa, cho nên việc tận dụng lại quần áo có sẵn đồng nghĩa với việc không tiếp tay vào khai thác thêm nguồn năng lượng không thể tái tạo, vào quy trình sản xuất và vận chuyển phát thải ra môi trường.

Chiến dịch “Tắt đèn Bật ý tưởng” là một sáng kiến do dự án môi trường BOOViroment thực hiện từ năm 2010 nhằm hưởng ứng sự kiện Giờ trái đất. Với mục đích nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường sống tới thế hệ trẻ trên toàn quốc, hành trình 11 năm của chiến dịch đã mang đến nhiều chủ đề khác nhau, nhận được sự quan tâm của hàng ngàn bạn trẻ, thu hút khoảng 100 đơn vị truyền thông cùng 40 nghệ sĩ đồng hành mỗi năm.

Hơn nữa, việc mua đồ đã qua sử dụng còn giúp kéo dài tuổi thọ của một món đồ thời trang, giúp chúng có thêm cuộc sống mới thay vì bị đổ ra bãi phế thải. Thời trang gây ô nhiễm nguồn nước, đất không chỉ từ các hoạt động sản xuất sử dụng nhiều hoá chất độc hại như thuốc trừ sâu thuốc nhuộm mà còn từ việc xử lý các món đồ đó khi chúng bị vứt đi. Việc vứt quần áo cũ nhưng vẫn còn trong tình trạng tốt này còn gây tổn thất lớn về mặt tài chính. Do đó, đến với garage sale là cách mà bạn góp phần vào phát triển thời trang bền vững.

Không chỉ có đồ cũ

Garage sale không cần phải xin giấy phép kinh doanh hoặc bị thu thuế. Do đó, đến với những phiên chợ này, người tham dự có thể mặc sức mua bán, trao đổi các loại hàng hóa đã qua sử dụng với giá rẻ bất ngờ.

Ảnh: Sưu tầm

Các mặt hàng thanh lý tại các garage sale không hẳn những món đồ cũ đã qua sử dụng, mà còn có cả những món đồ mới 100% nhưng vì lý do khách quan nào đấy mà chủ nhân không còn mặn mà với chúng. Bên cạnh đó, tùy vào quy mô và người tổ chức garage sale là ai là chất lượng quần áo, trang sức, phụ kiện…sẽ được chuẩn bị một cách chỉn chu và có chọn lọc.

Đến với garage sale, khả năng rất lớn là mọi người sẽ có cơ hội mang về những items chất chơi với mức giá “không nỡ buông lơi.”

Săn đồ độc từ các fashionista

Những người bán hàng tại các garage sale có khi là những trendsetter, fashionista – những người sành điệu, dùng đồ đẹp, có gu thẩm mỹ. Những món đồ bán ở garage sale thể hiện phong cách của họ thế nên rất được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Garage sale cũng là nơi gặp gỡ của những bạn trẻ cá tính có niềm đam mê thời trang đặc biệt.

Tham khảo: dosi-in.con

Nghi To

Recent Posts

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

21 giờ ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

22 giờ ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

2 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

3 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

4 ngày ago

Nguyễn Viên An chia sẻ về quy trình nhượng quyền “trà sữa nướng” Yi He Tang Vietnam

Nếu là một tín đồ “nghiện” trà sữa, chắc có lẽ bạn không thể không…

5 ngày ago