Ra mắt năm 2019 trong sự háo hức của giới mộ điệu cùng danh nghĩa của nữ hoàng âm nhạc Rihanna dưới sự bảo trợ của tập đoàn thời trang hàng đầu LVMH, thế nhưng đầu năm 2021, thương hiệu thời trang xa xỉ Fenty ra thông báo tạm ngừng hoạt động. Nguyên nhân là vì sao?
“Kim cương đen” Rihanna đã rất thành công với dòng sản phẩm nội y Savage x Fenty, tuy nhiên điều này không xảy ra với thương hiệu thời trang Fenty.
Rihanna và LVMH cùng đưa ra quyết định sẽ tạm ngừng hoạt động của ready-to-wear, nằm ở châu u, để chờ điều kiện tốt hơn.
Thông báo của tập đoàn LVMH gửi đến trang tin thời trang WWD.
Dựa theo thông cáo, có vẻ như Fenty sẽ bị tạm dừng trong thời gian, thay vì vô thời hạn. Trước mắt, giới mộ điệu sẽ không có cơ hội chiêm ngưỡng Rihanna trong trang phục của thương hiệu do cô sáng lập.
Còn nhớ sự kiện vào tháng 5/2019 khi Rihanna kết hợp với tập đoàn LVMH thành lập thương hiệu thời trang xa xỉ Fenty đã làm rung chuyển ngành công nghiệp thời trang. Với Fenty, một thương hiệu thời trang ready-to-wear định hướng cao cấp với các dòng sản phẩm trang phục, giày, kính mắt và trang sức, Rihanna là phụ nữ da màu đầu tiên dẫn dắt một thương hiệu thời trang của tập đoàn xa xỉ Pháp sở hữu 70 thương hiệu con.
Đồng thời, đây cũng là người thứ hai được mời về để tạo ra một thương hiệu mới trong lịch sử gần 40 năm của LVMH kể từ sau Christian Lacroix năm 1987. Lời hứa đặt một người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng – thay vì một nhà thiết kế chuyên nghiệp, làm trọng tâm của sản phẩm đã thu hút sự chú ý của giới mộ điệu.
Thời điểm đó, Rihanna được ca tụng là sẽ giúp tập đoàn LVMH nhắm đến những khách hàng trẻ trung và sành điệu. Thương hiệu Fenty của cô được ví như làn gió mát lành giúp trẻ hóa “portfolio” các thương hiệu lâu năm của tập đoàn LVMH.
Bộ sưu tập đầu tay của Fenty vào mùa Xuân/Hè 2019 đã được công chúng và các thành viên LVMH như Jacquemus và Dior chào đón nồng nhiệt. Với mười tám kiểu dáng, Rihanna đã thể hiện sự pha trộn của những kiểu dáng có cấu trúc, chất liệu denim cao cấp, phụ kiện và giày dép thể thao.
Lần ra mắt bộ sưu tập cuối cùng của họ vào tháng 11/2020 là một thành công rực rỡ của những chiếc giày cao gót nhọn do Amina Muaddi đồng thiết kế.
Nếu như sứ mệnh của Fenty Beauty là làm nên dòng mỹ phẩm chất lượng tốt, giá thành lại phải chăng, hợp với bất kỳ nước da nào, của Savage x Fenty là tạo nên những loại nội y tôn vinh mọi tuýp thân hình, “thắp lửa” tình yêu dành cho bản thân và tính nữ quyền, thì ở thời trang xa xỉ Fenty lại lại thiếu đi những yếu tố ấy.
Chẳng ai biết sứ mệnh của Fenty là gì. Người ta chỉ biết rằng, đây là thương hiệu thời trang cá nhân của Rihanna mà thôi – một hình ảnh vô cùng sáo rỗng và vô hồn.
Tuy là người có tầm ảnh hưởng lớn trong giới thời trang, nhưng những thiết kế của thương hiệu thời trang Fenty được đánh giá là thiếu tính đặc trưng và những dấu ấn riêng của một nhà mốt xa xỉ.
Âu có lẽ đây cũng là sơ suất của tập đoàn LVMH khi thông báo rằng Fenty sẽ “xoay quanh Rihanna, do cô ấy điều hành và chỉ đạo.” Suy nghĩ này biến Fenty thành một thương hiệu chìm trong cái bóng của ngôi sao là Rihanna, chứ không thể vững gót như một nhà mốt thời trang độc lập. Về lâu, người ta chỉ nhắc đến nó như một thương hiệu của Rihanna.
Tuy được đông đảo những người hâm mộ trung thành luôn ủng hộ thương hiệu, sự hiện diện trên các nền tảng trực tuyến của thương hiệu là khá nhạt nhòa với những đối tượng khác. Hoàn toàn trái ngược với chiến lược kinh doanh của hai “người anh em” Fenty Beauty và Savage x Fenty, tài khoản Instagram chính thức của Fenty với 1 triệu người theo dõi, đã không cập nhật thường xuyên kể từ đầu năm 2021 – một điều kỳ lạ trong thời đại ngày nay.
So với những sản phẩm có phần nhạt nhòa trên, hai thương hiệu Fenty Beauty và Savage x Fenty có khả năng “giữ chân” lượng khách lớn phần lớn nhờ vào chất lượng sản phẩm. Dòng mỹ phẩm, trang điểm của Fenty Beauty được khen là không gây kích ứng da, mượt và dễ sử dụng. Nội y Savage x Fenty lại đa dạng nhiều kích cỡ – từ XA nhỏ xíu tới 3X cực đại, chất liệu co dãn tốt, mềm mại, không gây khó chịu cho người mặc, kiểu dáng lại vô cùng đa dạng, quyến rũ và tôn dáng.
Các thương hiệu Fenty Beauty và Savage x Fenty của Rihanna chủ yếu tập trung vào thị phần bình dân (mass market). Mức giá khá mềm so với đối thủ cạnh tranh. Đây cũng là phương thức vận hành của đa phần các thương hiệu do ngôi sao lĩnh xướng, như SKIMS của Kim Kardashian, Kylie Cosmetics của Kylie Jenner, hay Ivy Park của Beyoncé. Người hâm mộ của các ngôi sao, vì muốn ăn mặc giống họ hay trang điểm như họ, dễ dàng phóng tay chi tiêu cho các thương hiệu này.
Trong khi đó, Fenty của Rihanna – tuy tự ví mình như một thương hiệu thời trang đường phố (streetwear) xa xỉ, nhưng lại có mức khá cao. Đó không phải là một thương hiệu đương đại truyền thống, cũng không hẳn là một thương hiệu xa xỉ được khao khát một cách mãnh liệt. Giá bán của Fenty được cho là không hợp lý – trong khi trong giới thời trang cao cấp, Fenty chỉ là một “tân binh.”
Theo đó, cặp mắt kính Fenty được bày bán với giá không kém gì mắt kính Tom Ford. Bông tai chỉ làm từ kim loại và pha lê Swarovski, cũng vài trăm USD trở lên. Người hâm mộ của nữ ca sĩ ngao ngán khi khó lòng chi một số tiền lớn như thế này – nhất là khi dịch cúm COVID-19 gây nên tình cảnh thất nghiệp nặng toàn cầu, để “mặc đẹp cùng thần tượng.”
Có thể thấy, mức giá của Fenty không là gì so với Chanel, Hermès, Dior, Louis Vuitton. Nhưng khách hàng của Dior và Louis Vuitton bị hấp dẫn bởi lịch sử hàng thập kỷ của nhà mốt, sự truyền thừa thủ công, định vị thương hiệu sang trọng… mà vốn Fenty không sở hữu.
Ngoài ra, các thương hiệu xa xỉ sống sót nhờ bán túi xách da thuộc – món đồ đầu tư không mất giá mà chỉ tăng theo mỗi năm – chứ không thực sự ăn lời do bán trang phục. Quần áo không thuộc phạm vi sản phẩm thời trang đầu tư có lợi. Mà Fenty thì không sản xuất túi xách, chỉ có trang phục và giày dép.
Có lẽ, nếu Fenty được quảng bá rộng rãi hơn, được nhiều ngôi sao mặc hơn, thì có lẽ nó không chỉ bị hạn chế trong hội fan của Rihanna. Nhưng thương hiệu lại chọn cách vận hành như một hãng thời trang đường phố khá “bí ẩn”: không thông báo thời gian tung ra bộ sưu tập mới, không có cửa hàng vật lý (ngoài một số pop-up nhỏ), thiếu các show thời trang hoành tráng có dàn khách mời front row hùng hậu,…
Thương hiệu “non trẻ” này lại không có những show diễn hào nhoáng, mà thay vào đó là 8 bộ sưu tập mỗi năm với các đợt bán hàng theo cách “see now – buy now” hiện diện trên các trang online và cửa hàng lớn như Webster và Bergdorf Goodman.
Cuối cùng, chẳng có ngôi sao nào ngoài chính Rihanna mặc trang phục của Fenty.
Có lẽ rào cản lớn nhất đối với Fenty trong đại dịch này là sự đổ xô đi mua sắm những ông lớn lâu đời thay vì hướng tới những lựa chọn mới hơn. Nhìn chung, mọi người mua ít hàng xa xỉ hơn vào năm ngoái, nhưng khi họ quyết định chi tiêu, họ sẽ vung tiền vào các nhãn hiệu nổi tiếng đã có trong lịch sử.
Ở cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, những người mua sắm giàu có đã tích lũy được tiền tiết kiệm trong thời gian giãn cách xã hội thà chọn mua một chiếc túi Birkin hoặc một chiếc đồng hồ Rolex hơn là mua thử nghiệm một thương hiệu mới. Túi xách đặc biệt phổ biến, nhưng chúng chưa phải là trọng tâm lớn của Fenty.
Đại dịch đã làm giảm mạnh nhu cầu về quần áo và đặc biệt là đối với các sản phẩm sang trọng từ Fenty. Váy corset denim của thương hiệu có giá $360 không thể bán chạy như đồ ngủ và kem dưỡng da ban đêm. Ngoài ra, do bối cảnh hạn chế đi lại (khi LVMH có trụ sở tại Pháp còn Rihanna thì lại ở Mỹ), đã tạo nên những vấn đề trong chiến lược cố gắng tạo nhiều bộ sưu tập một năm của Fenty.
Năm 2020–2021 là một giai đoạn cực kỳ khó khăn cho các nhà mốt thời trang. Việc thương hiệu xa xỉ Fenty thất bại một phần cũng vì còn quá non trẻ để đối mặt với đại dịch toàn cầu. Tuy nhiên, việc mau chóng đóng cửa Fenty là một động thái tốt của cả tập đoàn LVMH và Rihanna. Điều này dịp để tập đoàn LVMH kiểm soát chi phí trong giai đoạn khó khăn và là cơ hội để chính Rihanna tập trung vào các hoạt động thương mại mang lại lợi nhuận tốt hơn.
Ngoài ra, thương hiệu Fenty Beauty của Rihanna vừa lấn sân sang hạng mục chăm sóc da khi mở rộng thêm nhánh Fenty Skin. Còn thương hiệu nội y Savage x Fenty vừa hoàn tất gây quỹ, nhận tổng số tiền đầu tư là $115 triệu USD (tương đương 2,700 tỷ đồng) để phát triển.
Xem thêm:
Con đường trở thành đế chế thời trang hàng đầu thế giới của LVMH: Gia đình là yếu tố quyết định
Trải nghiệm chân thực khi sử dụng ba sản phẩm Fenty Skin của Rihanna
#KhôngQuạu: Từ sự việc của Alexander Wang – Kinh doanh phải đi liền với đạo đức
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…