Thẻ Căn Cước với những điểm đặc biệt nổi bật và lợi ích vượt trội không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ công mà còn góp phần vào việc xây dựng một xã hội hiện đại, an toàn, và tiện ích hơn. Việc triển khai thẻ Căn Cước mới là một bước tiến quan trọng trong công cuộc hiện đại hóa quản lý hành chính và phát triển kinh tế số tại Việt Nam. Thẻ Căn Cước sẽ dần trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu trong thời đại số.
Bộ trưởng Bộ Công an đã ký ban hành Thông tư số 16/2024/TT-BCA quy định về mẫu thẻ Căn Cước, mẫu giấy chứng nhận Căn Cước sẽ được sử dụng từ ngày 1/7.
Căn cứ theo điều 3 Thông tư số 16/2024/TT-BCA quy định quy cách thẻ Căn Cước chính thức được cấp cho công dân từ ngày 1/7/2024 như sau:
Hai mặt của thẻ Căn Cước in hoa văn màu xanh chuyển ở giữa màu vàng đến xanh. Nền mặt trước gồm hình ảnh bản đồ hành chính Việt Nam, trống đồng, các hoa văn, họa tiết truyền thống trang trí. Nền mặt sau gồm các hoa văn được kết hợp với hình ảnh hoa sen và các đường cong vắt chéo đan xen.
Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ảnh khuôn mặt của người được cấp thẻ Căn Cước (đối với thẻ Căn Cước cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 6 tuổi trở lên) được in màu trực tiếp trên thẻ Căn Cước.
Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với đường kính 12mm; ảnh khuôn mặt của người được cấp thẻ Căn Cước kích thước 20mm x 30mm; vị trí in mã QR kích thước 18mm x 18mm.
Màu xanh tím đối với các dòng chữ:
Màu đỏ đối với dòng chữ Căn Cước
Màu đen đối với thông tin về số định danh cá nhân; thông tin của người được cấp thẻ Căn Cước; thông tin về ngày, tháng, năm cấp; thông tin về ngày, tháng, năm hết hạn; mã QR; dòng MRZ.
Khi đổi thẻ mới, tên thẻ Căn Cước công dân sẽ chuyển thành Thẻ Căn Cước. Với việc đổi mới tên gọi của thẻ CCCD thành thẻ Căn Cước để đảm bảo tương đồng với thông lệ quốc tế. Bởi cũng nhiều nước trên thế giới đang sử dụng thẻ Căn Cước – Identity Card. Việc thay đổi cũng đảm bảo tính phổ quát, tạo tiền đề để hội nhập quốc tế. Cho việc thừa nhận và công nhận giấy tờ về căn cước giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
Việc sử dụng một thuật ngữ chung thống nhất giúp tạo sự đồng bộ trong các văn bản pháp luật, quy định và thủ tục hành chính liên quan đến căn cước. Hạn chế việc sửa đổi, bổ sung luật khi Việt Nam có ký kết thỏa thuận với các quốc gia khác để sử dụng thẻ Căn Cước thay cho hộ chiếu.
Hiện nay, thẻ Căn Cước được thiết kế tuân thủ theo tiêu chuẩn chung của ICAO (Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế) về tổ chức lưu trữ, khai thác thông tin trên chip điện tử. Thẻ có tính bảo mật cao, tiến tới thuận lợi cho người dân trong việc bảo quản, sử dụng trên trường quốc tế.
Không chỉ riêng về tên gọi được thay đổi, mẫu thẻ mới được đề xuất nhiều điểm khác biệt so với thẻ CCCD. Trong số đó là sự thay đổi về mục “Quê quán” thành “Nơi đăng ký khai sinh”, “Nơi thường trú” đổi thành “Nơi cư trú”, đồng thời, những thông tin được thay đổi sẽ được chuyển sang mặt sau của thẻ thay vì mặt trước như hiện nay.
Chữ ký của cơ quan cấp thẻ nay cũng được đổi từ “Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội” thành “Bộ Công an”.
Trên mặt thẻ Căn Cước sẽ không còn các thông tin về đặc điểm nhận dạng, dấu vân tay – những thứ vốn là thông quen thuộc thể hiện trên chứng minh nhân dân và CCCD từ trước đến nay.
Theo Bộ Công an, việc lược bỏ đi vân tay ngón trỏ trái – phải, đặc điểm nhận dạng trên khuôn mặt trên thẻ mới nhằm đảm bảo tính riêng tư cho công dân trong quá trình sử dụng thẻ. Tuy rằng, không còn xuất hiện trên mặt thẻ nữa nhưng những thông tin này vẫn được quản lý thông qua chip điện tử.
Mã QR của thẻ cũng được đề xuất chuyển sang mặt sau, thay vì mặt trước như hiện hành. Thông tin trong mã QR bao gồm: họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân của chủ hộ, cha, mẹ, vợ, chồng, con. Gồm cả số CMND 9 số (nếu có) và số định danh các nhân đã hủy (nếu có).
Mống mắt (Iris), theo cách đơn giản và dễ hiểu được chúng ta thường xuyên gọi là tròng đen của mắt.
Một trong những điểm mới quan trọng được quy định trong Luật Căn Cước có hiệu lực trong sự thay đổi lần này đó là mống mắt của công dân được thu thập và tích hợp vào cơ sở dữ liệu căn cước. Thu thập mống mắt được áp dụng với công dân từ đủ 6 tuổi trở lên khi làm thẻ Căn Cước.
Theo Luật Căn Cước mới, một điểm đáng chú ý là quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi. Trước đây, theo quy định tại Điều 19 của Luật Căn Cước Công Dân năm 2014, quy định rằng chỉ những công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên mới được cấp căn cước.
Theo sự đổi mới này, quy định đã được mở rộng để bao gồm cả đối tượng dưới 14 tuổi. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 14 Luật Căn Cước 2023, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi không bắt buộc phải làm thẻ căn cước nếu không có nhu cầu.
Quy định này không chỉ nâng cao ý thức về quyền lợi công dân từ khi còn nhỏ tuổi mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý hồ sơ và thông tin cá nhân của trẻ em.
Một nội dung mới được bổ sung tại luật Căn Cước, đó là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục từ 6 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã sẽ được cấp giấy Chứng nhận căn cước (CNCC).
Để làm thủ tục cấp giấy CNCC, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch cần đến với các cơ quan quản lý căn cước của công an cấp huyện hoặc tỉnh nơi mình sinh sống để được hỗ trợ.
Điều khác: Chứng minh nhân dân chính thức khai tử từ 01/01/2025 và từ 01/07/2024, công dân sẽ có Căn cước điện tử.
Thẻ Căn cước mới là một sản phẩm công nghệ hiện đại, tích hợp nhiều tính năng ưu việt, đáp ứng nhu cầu quản lý hành chính nhà nước và mang đến nhiều tiện ích cho người dân. Với thiết kế bảo mật cao, thông tin được mã hóa an toàn và khả năng tương thích rộng rãi, thẻ Căn cước mới không chỉ là một loại giấy tờ tùy thân mà còn là một công cụ hữu ích trong cuộc sống số hiện đại.
Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…