Explore

Đám cưới người Dao trong Đi Dưới Trời Rực Rỡ

Gần đây, trong bộ phim Đi Giữa Trời Rực Rỡ, tình yêu của cặp đôi trẻ Pu (Thu Hà Ceri) và Chải (Long Vũ) đã chạm đến trái tim của bao khán giả. Hầu hết mọi người đều ủng hộ cho đám cưới của cả hai theo phong tục truyền thống của người Dao. Cho đến khi tập 13 của phim lên sóng, mong ước này cũng thành hiện thực dù chỉ là một giấc mơ. Dù xuất hiện ngắn ngủi nhưng đám cưới của người Dao đã được thể hiện vô cùng ấn tượng.

Lễ cưới của người Dao là một sự kiện quan trọng, không chỉ là một nghi lễ kết hôn của cặp đôi trai gái, mà còn là dịp để gia đình và cộng đồng thắt chặt tình cảm, củng cố quan hệ xã hội. Phong tục lễ cưới của người Dao rất phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, với nhiều nghi thức và tập quán độc đáo, đây cũng là một minh chứng cho vẻ đẹp tình yêu đối lứa.

Theo nôi dung của bộ phim Đi Giữa Trời Rực Rỡ, sau quá trình theo đuổi dai dẳng của Chải, cuối cùng trong tập 13 của phim,  Pu đã chấp nhận tình cảm của cậu “Tao đồng ý làm vợ mày“. Điều đó khiến Chải ngồi cạnh đám bạn bàn tính cho đám cưới của mình và đề xuất về một đám cưới hoành tráng theo. Tuy nhiên cuối cùng Chải chốt lại rằng bản thân mình là người Dao nên sẽ tổ chức đám cưới theo phong tục người Dao.

Nói xong Chải mơ màng hình dung về đám cưới của mình với Pu theo phong tục truyền thống của người Dao bằng những thước phim vô cùng đẹp mắt và ngập tràn cảm xúc hạnh phúc. Vậy hãy cùng xem đoạn phim và tìm hiểu về những nét đẹp trong phong tục cưới truyền thống của người Dao thông qua các chi tiết bên dưới:

Đám cưới cổ truyền người Dao

Đi Giữa Trời Rực Rỡ Tập 13 | Đám cưới truyền thống của người Dao được tái hiện trong phim

Lễ cưới cổ truyền của người Dao là sự hội tụ tinh hoa văn hóa độc đáo, là nghi lễ có ý nghĩa gắn kết cộng đồng và mang đậm triết lý nhân sinh. Đám cưới cổ truyền của người Dao là một nghi lễ quan trọng, thể hiện rõ nét văn hóa độc đáo và truyền thống lâu đời của dân tộc này. Lễ cưới không chỉ là sự kết hợp của hai người mà còn là sự kiện quan trọng, gắn kết hai gia đình và cả cộng đồng. Bạn có thể thấy rất đông đảo những người dân hào hứng tham gia vào lễ cưới của Chải và Pu.

Lễ cưới truyền thống của người Dao Tây Bắc thường sẽ diễn ra trong ba ngày ba đêm. Ngày nay, theo nếp sống hiện đại người đồng bào đã rút ngắn còn 1 – 2 ngày. Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Dao đỏ có nhiều nghi thức khác nhau như Lễ đánh tiếng, Lễ xem mặt, Lễ dạm ngõ, Lễ ăn hỏi…, Trong đó, lễ đón dâu là quan trọng nhất. 

Trong văn hóa của người Dao Đỏ, cặp tình nhân sau thời gian dài tìm hiểu và yêu nhau rồi đi đến quyết định hôn nhân, thường sẽ luôn có sự góp mặt của thầy xem tuổi. Thầy sẽ là người coi những lá số của đôi trẻ để biết được liệu có hợp nhau không. Khi thấy đã hợp tuổi, thầy sẽ xem và chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức hôn lễ. Nhà trai và nhà gái cùng thống nhất về lễ xin dâu, sau đó, hai họ chuẩn bị lễ cưới theo đúng phong tục cổ truyền của địa phương.

Để tiến tới tổ chức lễ cưới nhà trai phải sang nhà gái ít nhất 3 lần. Lần đầu tiên, nhà trai mời ông Tá – người có uy tín trong làng, am hiểu luật tục, ăn nói lưu loát và phải là người đức độ, liêm khiết. Sau khi ướm hỏi nếu thấy được và nhà gái nhất trí thì mới về báo cho gia đình nhà trai chuẩn bị. Sau đó, lần thứ hai sẽ là lễ ăn hỏi. Lần cuối sẽ là mang lễ vật sang nhà gái gồm thịt lợn, gà, gạo, rượu để chuẩn bị tổ chức lễ cưới.

Nghi lễ đón dâu bắt đầu từ bên nhà trai, cái lạ so với các dân tộc khác, đám cưới người Dao luôn có đội nhạc của nhà trai gồm kèn, pí lè, trống, chũm chọe, chiêng, thanh la sang đón dâu. Trong các ngày lễ cưới, lễ đón dâu, đội kèn được coi là một nội dung không thể thiếu vì tiếng kèn thay cho lời chào, lời chúc mừng, lời mời của hai họ. Vì thế cả nhà trai, nhà gái đều phải chuẩn bị đội kèn.

Khi đoàn đón dâu đến nhà gái, thầy cúng sẽ làm lễ bái yết tổ tiên nhà gái sau đó chú rể mới đón cô dâu về. Lễ vật gồm: 1 thủ lợn, 1 con gà luộc, 1 đĩa xôi màu đỏ, 1 chai rượu, 6 chiếc chén. Đoàn đón dâu về đến cổng nhà trai, trong lúc chờ giờ đẹp để vào nhà, đội kèn trống của hai họ tấu lên bản nhạc cùng nhau thể hiện lời chào thân tình.

Đám cưới người Dao trong Đi Giữa Trời Rực Rỡ

Lúc cô dâu vào sân nhà cho đến khi tổ chức lễ trao dâu, đội kèn trống tiếp tục thể hiện vai trò của mình khi mỗi nghi lễ được thực hiện. Nhạc tấu lên khi cô dâu bước vào nhà, làm lễ bái yết tổ tiên, hai họ trao cô dâu và đón cô dâu, thắp hương cúng thần linh, tổ tiên để báo cáo cô dâu đã trở thành người trong gia đình. Nhạc điệu của trống kèn được tấu lên xuyên suốt buổi lễ. 

Theo phong tục, trên đường đón dâu về, cô dâu buộc phải trùm một tấm khăn màu đỏ đen, còn người phù dâu dùng khăn che mặt cho dâu. Người Dao quan niệm rằng trong lễ rước dâu cô không được nhìn thấy ánh nắng mặt trời bởi họ sợ mất vía, sẽ không gặp may trong đời sống sau này. 

Trong lễ cưới cổ truyền của người Dao, khi đón dâu về, chú rể và cô dâu đứng ngoài sân, chờ thầy mo làm lễ “nhập khẩu cho cô dâu và đặt tên cho chú rể”. Lễ vật gồm 1 con lợn, 1 con gà trống, 6 chén rượu, 1 ấm rượu và 1 gói gạo bọc trong tấm vải trắng, bên trong có hai hào bạc trắng và một tập tiền âm để thầy cũng dùng làm lễ. Sau khi hoàn thành các thủ tục cúng lễ nhập khẩu, khi ấy chú rể mới bước ra sân đón cô dâu vào trong nhà.

Lễ nghi trước bàn thờ tổ tiên xong, cô dâu chính thức về chung nhà với chàng trai. Lúc này, gia đình sẽ bày cỗ mời anh em họ hàng và dân bản cùng chung vui. Trong khi mọi người thưởng thức món ăn và hòa mình vào ngày vui của đôi trẻ thì đội kèn trống tiếp tục tấu lên những bài đối đáp mang nội dung chào mời, chúc sức khỏe, trao đổi tâm tư, tình cảm. Khi nhà gái ra về, đội kèn trống lại cất lên nhạc điệu đối đáp như một lời chào, lời chúc khách ra về thượng lộ bình an.

Trang phục cho nghi lễ cưới

Trang phục cho nghi lễ cưới của người Dao là một phần quan trọng trong văn hóa và truyền thống của họ, thể hiện sự tinh tế, sáng tạo và bản sắc dân tộc. Không chỉ đơn thuần là phục trang mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện bản sắc văn hóa của người Dao. Mỗi bộ trang phục cưới đều ẩn chứa những ý nghĩa sâu sắc, từ việc lựa chọn màu sắc, hoa văn cho đến chất liệu vải.

Để nghi lễ cưới diễn ra trang trọng, đúng nghi thức, người con gái Dao phải tự chuẩn bị cho riêng bản thân một bộ trang phục trong thời gian dài. Thường thì bộ trang phục của cô dâu được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước trong khoảng gần 1 năm với những đường thêu tay. Thêu từ khi đám hỏi xong cho đến khi thuê đủ số lượng là có thể tổ chức đám cưới. 

Trang phục đám cưới người Dao trong Đi Giữa Trời Rực Rỡ

Cùng với trang phục, khi được rước dâu về nhà chồng, cô dâu nào cũng đeo đôi vòng bạc trên cổ. Đây là món quà quý nhất của bố mẹ cho con gái trước khi làm dâu, là biểu tượng cho tinh thần, là sự chăm sóc và luôn ở bên con để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. 

Trong ngày tổ chức lễ cưới, từ 4h sáng mọi người tham gia đưa dâu đã tập trung tại nhà gái, chuẩn bị, sắp xếp quần áo, tư trang cần thiết của cô dâu khi về nhà chồng. Cô dâu khoác lên mình bộ trang phục cưới truyền thống của người Dao. Đội lên đầu chiếc mũ tre rộng vành được bao bọc bởi vải thổ cẩm, cùng các quả bông nhiều màu sắc (màu đỏ là chủ đạo), nhằm che đi khuôn mặt của cô dâu trước khi làm lễ và được gặp mặt chú rể.

Cùng với cô dâu, trong ngày cưới chú rể cũng mặc những trang phục truyền thống. Khi đi rước dâu về, tấm khăn cũng là một thứ không thể thiếu để đón vợ. Bởi tấm khăn là biểu tượng của sự kết nối hạnh phúc “tơ hồng” bền chặt của đôi trẻ trao cho nhau trong ngày cưới.

Trang phục cưới của người Dao không chỉ đẹp mắt mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Mỗi chi tiết trên trang phục, từ màu sắc đến hoa văn, đều chứa đựng lời cầu nguyện cho một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, bền lâu. Trang phục cũng thể hiện sự tôn trọng đối với tổ tiên và thần linh, gắn kết con người với thiên nhiên và cộng đồng.

Ngoài ra, trang phục cưới còn thể hiện sự khéo léo trong thiết kế và công phu trong lao động của phụ nữ người Dao. Những bộ trang phục thổ cẩm được làm thủ công, từ việc dệt vải, nhuộm màu cho đến cả thêu thùa, đều đòi hỏi sự kiên nhẫn và tay nghề cao của các nghệ nhân.

Kết

Nét đẹp trong phong tục văn hóa truyền thống của người đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể ở đây là người Dao đã bắt đầu được tìm hiểu và phổ biến sau khi Đi Giữa Trời Rực Rỡ phát sóng. Những điểm độc đáo trong phong tục cưới hỏi truyền thống tô điểm thêm vào sự phong phú và giàu có trong văn hóa dân tộc Việt Nam.

Trinh Kevin

Recent Posts

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

20 giờ ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

22 giờ ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

2 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

3 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

4 ngày ago

Nguyễn Viên An chia sẻ về quy trình nhượng quyền “trà sữa nướng” Yi He Tang Vietnam

Nếu là một tín đồ “nghiện” trà sữa, chắc có lẽ bạn không thể không…

5 ngày ago