Lifestyle

Người né tránh gắn bó và 5 dấu hiệu trong mối quan hệ

Những người thuộc kiểu tính cách né tránh gắn bó (avoidant attachment) có đặc trưng thể hiện qua sự khó chịu với sự gần gũi về mặt tình cảm, nhu cầu độc lập sâu sắc và không muốn dựa dẫm vào người khác. Ở trong mối quan hệ với một người né tránh gắn bó sẽ tạo ra nhiều rào cản mà các cặp đôi cần phải vượt qua.

Sự gắn bó của một người với đấng sinh thành trong thời thơ ấu sẽ có ảnh hưởng đến kiểu gắn bó (attachment style) của họ khi trưởng thành, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất. Kiểu gắn bó của một người cũng sẽ không hề cố định và giống nhau đối với tất cả các mối quan hệ thân thiết khác trong cuộc sống.

Theo một nhà tâm lý trị liệu ở Denver tên Brittany Bouffard, cho biết: “Cho dù đó là bạn bè, đồng nghiệp, thành viên gia đình hay bạn đời, thì kiểu gắn bó của một người sẽ thay đổi dựa trên chủ thể đó là ai, và cũng có thể thay đổi hoặc phát triển theo thời gian.” 

Ví dụ, bạn có thể có mối quan hệ gắn bó an toàn với một người, nhưng trong một mối quan hệ lãng mạn khác hoặc tình bạn hoặc mối quan hệ gia đình, bạn có thể bộc lộ một trong những kiểu gắn bó khác.”, cô nói thêm.

Vậy, đối với kiểu người né tránh gắn bó trong một mối quan hệ, đâu là những biểu hiện mà người kia có thể nhận ra? Bởi chính việc tìm hiểu về những dấu hiệu này, chúng ta vừa có thể giúp đỡ họ, mà còn có thể phần nào thấu hiểu bản thân cũng như chính mối quan hệ này.

5 dấu hiệu của một người né tránh gắn bó trong một mối quan hệ

1. Sợ sự cam kết

Một người bạn đời có kiểu né tránh gắn bó sẽ ngần ngại đầu tư hoàn toàn vào mối quan hệ do sự sợ hãi vì mối quan hệ đó có thể dẫn đến cam kết. Theo cô Shaurya Gahlawat, một nhà trị liệu với kinh nghiệm làm việc cùng nhiều cặp đôi ở Ấn Độ cho biết: họ có thể tránh những cuộc trò chuyện về tương lai sau này hoặc do dự trong việc lập kế hoạch dài hạn.

Trong trị liệu, tôi quan sát thấy các bệnh nhân của mình thường gặp khó khăn với sự cam kết và bày tỏ nỗi sợ bị mắc kẹt hoặc ngột ngạt bởi mối quan hệ. Nỗi sợ này thường bắt nguồn từ những trải nghiệm trong quá khứ bởi sự từ chối hoặc bị bỏ rơi, dẫn đến việc họ dùng kiểu né tránh gắn bó như một ‘tư thế phòng vệ’, để bảo vệ bản thân khỏi đau đớn về mặt cảm xúc.”, cô nói.

Trị liệu cho các cặp đôi là bước cuối cùng khi nói chuyện riêng không còn là giải pháp

Tỏ ra không quan tâm đến sự kết nối với người thân là một đặc điểm chính của kiểu né tránh gắn bó. Càng về sau, điều này có thể biểu hiện thành sự khó khăn trong việc cam kết với một mối quan hệ nào đó.

Theo cô Brittany Bouffard: “Những người thuộc kiểu né tránh gắn bó sẽ vô thức sợ cảm giác bị bao trùm lấy hoặc bị choáng ngợp bởi sự kết nối của người khác. Bởi, nói một cách sâu xa hơn, họ đã thích nghi với việc mất kết nối và cô đơn. Chính vì vậy, bạn có thể cảm thấy sẵn sàng cam kết với một mối quan hệ hoặc một bước tiến mới nhưng nửa kia của mình có thể chưa thật sự sẵn sàng.”

2. Quá độc lập trong mối quan hệ tình cảm

Mặc dù duy trì sự độc lập trong một mối quan hệ là điều lành mạnh, nhưng nếu quá mức thì có thể là dấu hiệu của người thuộc kiểu né tránh gắn bó.

Những người này sẽ ưu tiên nhu cầu và không gian của bản thân hơn nhu cầu của bạn đời.”, cô Shaurya Gahlawat nói.

Cô cũng nhớ lại về một trường hợp của cặp đôi có vấn đề về né tránh gắn bó. Người phụ nữ trong mối quan hệ đó sẽ trở nên xa cách bất cứ khi nào có xung đột hoặc căng thẳng, còn người đàn ông thì chật vật để giải quyết.

Cô Shaurya Gahlawat thuật lại rằng: “Anh ấy cảm thấy thất vọng và như bị bỏ rơi, vì cô dường như luôn muốn duy trì sự độc lập hơn là nuôi dưỡng mối quan hệ của họ. Thông qua trị liệu, cô ấy bắt đầu nhận ra cách mà việc né tránh sự thân mật của mình đang ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ, và cô ấy đã học được những cách lành mạnh hơn để cân bằng nhu cầu không gian của mình với nhu cầu gần gũi của bạn đời.”

Ngoài ra, những người có xu hướng né tránh gắn bó có thể trông rất tự lực trên bề mặt, nhưng thường bên trong cảm thấy dễ cô đơn và mất kết nối. 

Cô Brittany Bouffard nói: “Một số người có kiểu né tránh gắn bó sẽ thường nhảy từ những mối quan hệ tình dục ngắn ngủi hoặc các cuộc hẹn hò ngắn ngủi. Vì họ cần sự xa cách sau các mối quan hệ quá gần gũi.

3. Họ gặp khó khăn với sự thân mật về cảm xúc

Một bạn đời có kiểu né tránh gắn bó có thể sẽ gặp khó khăn trong việc chia sẻ thế giới nội tâm của họ với nửa kia. Khiến họ bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc và những điểm yếu như thể có người nào đó tra hỏi dồn dập, liên tiếp vậy

Nhiều bạn đời có thể nói một số chi tiết về các sự kiện trong ngày của họ, nhưng khi đến phần người kia quan tâm nhất, tác động cảm xúc của những trải nghiệm đó, thì bạn đời có thể gặp rất nhiều khó khăn trong việc trình bày chi tiết về điều này.” nhà tâm lý học lâm sàng David Narang ở Los Angeles, tác giả của cuốn sách về các kiểu gắn bó tên Leaving Loneliness, cho biết

Trong các cuộc trò chuyện về cảm xúc, phản ứng của họ thường sẽ rất ngắn gọn vì họ gặp khó khăn trong việc ‘chạm’ đến phần này của bản thân.

Người né tránh gắn bó thường không hoặc ít chia sẻ nội tâm của họ

Cô Shaurya Gahlawat cũng cho biết, cô nhận thấy những bệnh nhân của mình gặp khó khăn trong việc bày tỏ nội tâm, và có xu hướng rút lui hoặc đóng kín lại khi đối mặt với sự gần gũi về cảm xúc.

Hành vi này có thể bắt nguồn từ nỗi sợ phụ thuộc hoặc niềm tin rằng việc bộc lộ sự tổn thương sẽ dẫn đến từ chối hoặc bị bỏ rơi.” cô nói.

4. Dành nhiều thời gian cho công việc hơn là cho mối quan hệ

Những bạn đời có kiểu né tránh gắn bó sẽ đầu tư nhiều thời gian và năng lượng vào sự nghiệp hơn là vào các mối quan hệ lãng mạn. Theo ông David Narang, có 2 yếu tố dẫn đến việc họ coi trọng công việc hơn là mối quan hệ giữa con người:

  • Xâm phạm (intrusive): mối quan hệ quá mức kiểm soát, can thiệp và không tôn trọng sự riêng tư của người đó.
  • Thiếu hụt cảm xúc (emotionally vacant): mối quan hệ lạnh nhạt, thiếu tình cảm, sự quan tâm và sự hiện diện cảm xúc.

Cả 2 tình huống này đều dạy cho người đó rằng mối quan hệ không phải là nơi họ có thể tìm thấy sự thỏa mãn hay hạnh phúc. Do đó, họ có xu hướng dành thời gian và năng lượng của mình vào những hoạt động mà họ cho rằng sẽ mang lại ‘phần thưởng đáng tin cậy’ hơn, như công việc chẳng hạn. 

Việc làm giờ đây trở thành nơi họ tìm kiếm sự thỏa mãn và phần thưởng, bởi vì nó có thể dễ kiểm soát hơn và mang lại cảm giác thành công rõ ràng hơn so với các mối quan hệ cá nhân phức tạp và không ổn định.

Ông ấy cũng nói thêm rằng: bởi vì họ coi trọng sự nghiệp của mình hơn, bất kỳ thành tích nào họ đạt được từ việc làm việc chăm chỉ đều cảm thấy thỏa mãn hơn so với thành công trong mối quan hệ.

5. Sự khép kín của họ gây ra lo lắng trong mối quan hệ của bạn

Người có kiểu né tránh gắn bó sẽ thường ‘cặp đôi’ với kiểu người gắn bó lo âu (anxious-attacher), chính sự kết hợp này sẽ hình thành mối quan hệ ‘đùn đẩy’ với nhau. 

Theo cô Brittany Bouffard, người có kiểu né tránh gắn bó sẽ không giao tiếp rõ ràng hoặc bắt đầu rút lui, điều này khiến bạn đời tìm kiếm sự đảm bảo về mối quan hệ và khẳng định sự kết nối của họ.

Chính vì thế, hãy chú ý đến cách mà xu hướng né tránh của bạn đời mình, có thể làm kích hoạt lên những lo âu của bạn.

Trong những cặp đôi này, một người sẽ thuộc kiểu né tránh gắn bó, còn người kia hay biểu hiện xu hướng gắn bó lo âu

Hãy xem xét thử bạn có cảm thấy thiếu tình thương, phải luôn đấu tranh để nhu cầu mình được đáp ứng, hoặc sợ rằng người kia sẽ rời bỏ bạn hay không. Khi bạn cảm thấy nửa kia của mình đang dần xa cách, bạn có thể sẽ phải luôn chứng minh giá trị của mình để họ không rời đi.”, cô Brittany Bouffard nói.

Thông thường, bạn sẽ tự đặt mình vào một ‘khuôn mẫu’ mà người đó thích, với hy vọng để tránh bị từ chối hoặc bỏ rơi. Còn nếu không, bạn sẽ rơi vào trường hợp chăm sóc, giao tiếp hoặc lo lắng quá mức với hy vọng giữ lấy mối quan hệ đó. Những điều này chính là dấu hiệu bạn đang có một bạn đời thuộc kiểu né tránh gắn bó.

Những biện pháp để đối mặt với kiểu người né tránh gắn bó

Nếu mối quan hệ của bạn tương đối lành mạnh, thì việc tìm hiểu thêm về vì sao họ hình thành kiểu né tránh gắn bó, cũng như tìm cách để đối phó với hành vi gây bực bội của họ sẽ giúp ích.

Tuy nhiên, nếu hành vi né tránh nghiêm trọng đến mức bạn phải ‘nắm chặt lấy’ họ một cách dữ dội, cảm thấy liên tục lo lắng hoặc lo sợ mối quan hệ sẽ đột ngột kết thúc, thì có thể đây không phải là một mối quan hệ lành mạnh cho cả hai bên.

1. Cố gắng kiên nhẫn và thấu hiểu, dù điều đó có thể khó khăn

Đây là một trong những lời khuyên quan trọng cho những người có mối quan hệ với bạn đời có kiểu né tránh gắn bó. 

Hãy nhận ra rằng những khó khăn của họ xung quanh sự thân mật về cảm xúc có thể xuất phát từ sự nuôi dưỡng hoặc các trải nghiệm trong quá khứ, chứ không phải vì họ không yêu thương hay quan tâm đến bạn.

Cô Shaurya Gahlawat nói rằng: “Tôi thường khuyến khích khách hàng tiếp cận đối tác của họ với sự đồng cảm và lòng trắc ẩn thay vì phán xét hay thất vọng.” 

2. Tìm cách diễn đạt bản thân mà họ sẽ dễ cảm thông hơn

Cảm thấy tổn thương hoặc coi đó là chuyện cá nhân khi bạn đời từ chối mở lòng hoặc cố gắng tạo khoảng cách là điều hiển nhiên. 

Nhưng nếu bạn tiếp cận họ với sự giận dữ, điều đó có thể khiến nửa kia của bạn bị choáng ngợp, dẫn đến việc họ thu mình nhiều hơn. Thay vào đó, hãy cố gắng sử dụng giọng điệu trung tính nếu có thể.

Hãy biết thông cảm cho nửa kia, nhưng cũng không nên hạ thấp nhu cầu của mình

Ông David Narang nói: “Hãy thu hút sự chú ý của bạn đời của mình, và sau đó xem liệu họ có thể chịu đựng việc nghe bạn giải thích sẽ giúp họ cảm thấy gần gũi hơn và giảm bớt sự cô đơn đau đớn mà cả 2 đang cảm thấy trong mối quan hệ hay không.

Bởi theo cách này, nửa kia của bạn có thể ‘trải lòng’ một cách tự nhiên, hay nói cách khác là diễn đạt nó bằng lời cho bạn tốt hơn. Thay vì tiếp tục chỉ trích họ.”, ông nói thêm

3. Hãy luôn nhớ rằng nhu cầu của bạn cũng nên được tôn trọng

Hãy nhớ rằng cảm xúc mà bạn đang có là hợp lý. Nửa kia của bạn chỉ gặp khó khăn trong việc xử lý chúng vì họ dễ bị choáng ngợp thôi.

Điều này sẽ giúp bạn kiên nhẫn nhưng vẫn kiên định khi tiếp cận bạn đời của mình, yêu cầu họ cố gắng mở lòng hơn một chút để cho phép bạn thấu hiểu họ hơn.

4. Đây là một quá trình dài

Kết nối với người thuộc kiểu né tránh gắn bó là một nỗ lực đòi hỏi từ cả 2 phía. Một quá trình bao gồm nhiều cuộc tranh luận, đối thoại và có thể dẫn đến điều trị liệu pháp cho cặp đôi nếu cần thiết.

Ông David Narang nói về tương lai sau này của những cặp đôi: “Sau quá trình đó, hy vọng bạn sẽ tiếp cận họ một cách tử tế và rõ ràng khi bạn cần kết nối. Tôi cũng hy vọng bạn đời của bạn sau đó sẽ có nỗ lực cho phép bạn tiếp cận họ sâu hơn và lắng nghe bạn nhiều hơn.

Sau cùng, khi hoàn thành quá trình này, bạn sẽ phải quyết định xem cả 2 người có đủ sự kết nối và yêu thương lẫn nhau để tiếp tục nuôi dưỡng tình cảm này hay không.

Xem thêm: #Nghĩ: Chúng ta biết gì về những lời nói dối?

Dao Thomas

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

12 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

2 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

3 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

4 ngày ago