Culture

“Designer” vẽ quảng cáo Sài Gòn trước năm 1975 thì sẽ như thế nào?

Khi nhìn về những hình ảnh ngày xưa của người Sài Gòn trước năm 1975, bạn sẽ thấy ấn tượng bởi những bảng hiệu đầy những sắc màu rực rỡ tô điểm cả con đường. Những ngày về trước và cả bây giờ cũng vậy, khi muốn mở một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, thì ngày xưa mọi người đều cần phải thuê tiệm chuyên vẽ quảng cáo (agency bây giờ) để lên ý tưởng và vẽ bảng quảng cáo (banner) cho thương hiệu con cưng của mình. 

Phải độc đáo và duy nhất

Vào thời điểm trước năm 1975, trong Sài Gòn vẫn chưa có công nghệ và phần mềm để vẽ điện tử như bây giờ, rất nhiều tiệm thời ấy vẽ biển quảng cáo bằng sơn trên thiếc. Khi một doanh nghiệp thuê vẽ thì tiệm vẽ quảng cáo sẽ giới thiệu một loạt danh sách những hình ảnh và kiểu chữ cho nghiệp chủ chọn. 

Thời ấy người ta hay mượn hình ảnh của những người nổi tiếng để vẽ lên bảng quảng cáo cho “sang”.  Lấy ví dụ ở những cửa hàng cắt tóc, thời thấy người ta hay mượn hình ảnh của ông vua nhạc rock and roll – Elvis với hai bên mai to và kéo dài xuống dưới. Còn sợ trùng với những quán khác quá thì người ta lại mượn hình ảnh của tứ quái The beatles. Còn tiệm may thường chọn hình ảnh của các phụ nữ đẹp mặc áo dài đứng ở nhiều tư thế khác nhau.

Content của bảng hiệu sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chủ của doanh nghiệp đó. Tuy là có một số hình mẫu giống nhau nhưng đều được vẽ với những nét hoàn toàn khác nhau. Hồi ấy, tất cả đều được vẽ bằng tay chứ không có Ctrl C – Ctrl V như bây giờ. Trăm hoa thi nhau nở nhưng không có biển hiệu nào giống biển hiệu nào, các chủ doanh nghiệp đều không muốn thương hiệu của mình bị trùng lặp với các cửa tiệm khác.

Nếu hai tiệm cùng một ngành nghề nằm cạnh nhau thì chắc chắn bảng hiệu phải do 2 tiệm vẽ quảng cáo khác nhau đảm nhận để khỏi phải giống nhau, cả về màu sắc, nét vẽ lẫn phong cách. Nếu Tiệm mì Hòa Ký có hình con gà quay ươm vàng, chảy mỡ trên bảng hiệu thì bảng hiệu của Tiệm mì Ký Hòa sẽ là hình ảnh một người phụ nữ đang cầm đũa, há miệng, lòi răng bên tô mì bốc khói.

Những Designer tài ba

Bên cạnh việc sáng tạo hình ảnh sao cho vừa đồng nhất với sản phẩm và chủ ý của doanh nghiệp, những người vẽ quảng cáo phải học thuộc rất nhiều quy định của chính quyền để không bị “hỏi thăm”. Tháng 12 năm 1967 chính quyền Sài Gòn quy định bảng hiệu phải được viết bằng tiếng Việt, chỉ có doanh nghiệp của người nước ngoài mới được dùng ngoại ngữ cùng một số những yêu cầu rườm rà khác.

Tiếp theo, cơ sở kinh doanh phải để tên tiếng Việt cho hoạt động kinh doanh của mình. Ví dụ Kim’s Tailor thì phải viết là nhà may Kim chứ không phải muốn viết gì là viết, còn nếu bỏ qua những quy định mà tiếp tục treo biển thì sẽ bị chính quyền “sờ gáy”.

Đây cũng là một nghề khá cạnh tranh vì nhu cầu vẽ biển hiệu ngày một nhiều, những doanh nghiệp lớn thường không ngần ngại móc hầu bao để thuê những tiệm vẽ có tiếng tăm trong ngành. 

Ngoài ra, việc làm biển hiệu còn phải tuân thủ quy định về kích thước, để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh của những doanh nghiệp có tiền, không phải cứ có nhiều tiền là được làm biển quảng cáo lớn đè bẹp đối thủ cạnh tranh. Đồng thời cũng tránh tình trạng biển quảng cáo lởm chởm, làm xấu mỹ quan đô thị.

Quy trình tạo ra một bảng quảng cáo

Ngay khi nhận được đơn hàng từ khách, chủ tiệm sẽ cho thợ đóng một bảng gỗ rồi đóng thiếc phủ lên khung gỗ. Sau đó những “Designer” tài ba sẽ dùng sơn trắng để sơn lót lên bề mặt của tấm thiếc. Họ đợi đến khi sơn lót khô sẽ dùng phấn hay viết chì kẻ chữ, phác thảo bố cục trước lên.

Sau đó, có thể là những họa sĩ chính nếu đó là khách hàng lớn, còn không thì họ thường cho học việc tô sơn vào hình vẽ và mẫu chữ được kẻ sẵn. Công việc này có thể kéo dài cả tuần hoặc hơn tùy độ khó của yêu cầu cũng như kích thước của bảng vẽ.

Ngày xưa, để vẽ nên một biển quảng cáo người ta phải trừ hao cả tháng, nhưng nếu thành quả ưng ý thì những nghiệp chủ không ngại lâu. Tại vì hơn ai hết, những người chủ doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của một tấm biển quảng cáo ấn tượng. Không giống như ngày nay chúng ta có nền tảng Facebook và Digital Marketing, thì ngày xưa chỉ có những biển quảng cáo để thu hút khách hàng đến với cửa hàng cửa mình. 

Hình ảnh của Sài Gòn qua các biển quảng cáo

Những trụ cột của các tiệm vẽ ít nhiều đều là họa sĩ và xuất thân từ các trường Mỹ Thuật danh tiếng như Gia Định hay Đồng Nai. Trên mỗi bảng hiệu thường có dấu ấn của các nghệ sĩ tài hoa để lại, có khi là nhìn vào nét vẽ là người ta biết ngay phong cách của ai. Đôi khi họ còn ghi tên mình vào góc nhỏ phía dưới bảng hiệu để đánh dấu bản quyền, tránh trường hợp ăn cắp ý tưởng.

Do tất cả những bảng hiệu ngày xưa đều là handmade nên mỗi tác phẩm đều mang một phong cách rất khác nhau tạo nên một Sài Gòn rực rỡ và tràn đầy màu sắc, những bức ảnh ngày xưa về Sài Gòn 1975 đều thu hút một cách kỳ lạ. Một bức tranh lớn kỳ vĩ được phối hòa bởi nhiều bức tranh nhỏ khác nhau. Tất cả những mảnh ghép nhỏ này đều được vẽ nên bởi bàn tay tài hoa của những họa sĩ thời ấy.

Nguồn tham khảo: Thanh Niên

Bình Viết Gì

Sharing Good Stuff

Recent Posts

10 luật bất thành văn dành cho những cặp đôi có mối quan hệ mập mờ

Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…

2 giờ ago

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

2 ngày ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

2 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

3 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

3 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

4 ngày ago