Người Lớn Đi Làm

Nguồn thu nhập sa sút không phanh – những lý do khiến tiền đi “nhanh như chớp”

Vào mỗi ngày đầu tháng sau khi nhận lương, trong đầu ta sẽ xuất hiện những câu hỏi kiểu: “Mới có vài ngày trôi qua mà tiền trong thẻ đâu hết rồi ta?”.

Vì đồng tiền không cài camera, không gắn định vị, không có chức năng GPS, nên tất cả chúng ta đều rất khó “lần theo dấu vết” mỗi khi chúng rời khỏi ví hoặc thẻ. Không dừng ở đó, “nghèo” cũng không phải là bệnh có thể đi khám để điều trị, không thể uống thuốc để khỏi bệnh, cũng chẳng thể ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng để nhanh chóng phục hồi. Việc duy nhất chúng ta có thể làm chính là chỉ mặt gọi tên của những nơi mà đồng tiền có thể đến, tìm nguồn lẫn gốc của nguyên nhân gây nên căn bệnh nghèo và tránh thật xa khỏi những tác nhân gây hại đến nguồn thu nhập của bạn.

Xem thêm: 6 yếu tố kích thích tâm lý chi tiêu của bạn

Lý do khiến bạn luôn gặp phải tình trạng “sao tiền đi nhanh thế?” sau khi mới nhận lương được vài ngày?

1. Thanh toán thẻ tín dụng.

Đây có vẻ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên mối lo viêm màng túi vào ngày nhận lương. Với những người có thói quen như “mua đi rồi tính”, “vung tay quá trán” hay “mình là người của hiện đại, mình tiêu tiền của tương lai” việc ùn tắc tiền ứng trước trong thẻ tín dụng chính là cái hố sâu không đáy khiến ta nghèo mãi hoàn nghèo. Nếu không được khắc phục triệt để, tình trạng này sẽ trở thành một vòng lặp bất tận, khi lương vừa tới ta đã trả nợ hết sạch tiền – hết tiền, ta lại tiếp tục vay tín dụng.

2. Thuận bạn thuận bè tát biển tiền cũng cạn.

Người ta thường nói “Gần mực thì đen, gần bạn quá tốt thì nhanh hết tiền”. Sau khi nhận lương, nhiều người thường sẽ có xu hướng nuông chiều bản thân, cùng bạn bè hưởng thụ. Họ không thể “xanh lá” với những lời mời gọi hấp dẫn từ bạn bè, từ việc ăn chơi cho đến mua sắm. Kết quả là không cần xem bói, không cần coi tarot, chúng ta vẫn biết nếu cứ vui đâu chầu đấy, trong tương lai chắc chắn chúng ta vẫn sẽ nghèo. 

Xem thêm: Thói quen mua sắm ngẫu hứng: Vòng xoáy của chủ nghĩa tiêu dùng nhanh

3. Kiểu “thương mẹ thương ba”.

Ngoài những khoảng chi tiêu cố định, có người sẽ dành ra một khoảng tiền để gửi về phụ giúp gia đình mỗi dịp lương về. Vì thế dù không tiêu xài gì nhiều cho việc mua sắm, nhưng nguồn thu nhập của họ cũng sẽ bị vơi đi kha khá khi mới nhận lương. Đây thực sự là một đức tính tốt khi chúng ta có thể duy trì được trách nhiệm, tình yêu thương với gia đình, song nếu không cân bằng lại, thói quen này cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực lên cuộc sống của mỗi người.

Dưới đây là 4 cách giúp nguồn thu nhập của bạn luôn trong tình trạng “tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin”.

1. Quản lý chi tiêu hợp lý bằng phương pháp “6 cái lọ” – JARS

Công thức về phương pháp quản lý chi tiêu “6 cái lo” được tạo ra bởi T. Harv Eker. Trong sự nghiệp viết lách, ông là tác giả của cuốn sách rất nổi tiếng mang tên: “Bí mật tư duy triệu phú” (Secret of Millionaire Mind) và “Làm giàu nhanh” (Speed Wealth).

Phương pháp này rất đơn giản, bạn hãy chuẩn bị sáu cái Lọ (có thể là két sắt hay tài khoản ngân hàng) – ta gọi là 6 cái quỹ tài chính . Mỗi cái Lọ có tên và chức năng nhất định. Khi có tiền (lương, thưởng, lợi nhuận bán hàng hoặc bất kể nguồn thu nhập nào) hãy chia khoản tiền này vào ngay 6 cái lọ. Việc này cần phải làm ngay để giúp tạo thành thói quen khi còn trẻ. 

1. Quỹ dành cho chiếc lọ số 1 – NEC (nhu cầu thiết yếu): 55%

Quỹ NEC giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống. Bạn dùng quỹ NEC để ăn uống, sinh hoạt, vui chơi, giải trí, mua sắm và các chi phí khác. Có 1 số lưu ý: Nếu quỹ tiền trong lọ số 1 của bạn ở mức trên 80% thu nhập, bạn cần tăng cường thêm nguồn thu nhập hoặc cắt giảm chi phí để đạt được tự do tài chính.

2. Quỹ dành cho chiếc lọ số 2 – LTSS (Tiết kiệm dài hạn): 10%

Sự hiện diện của chiếc lọ số 2 này là vì điều quan trọng không phải là bạn kiếm được bao nhiêu mà là bạn giữ được bao nhiêu. Bạn tạo ra quỹ này cho những mục tiêu lâu dài và để thực hiện những ước mơ của bản thân. Lưu ý rằng: quỹ LTSS này sẽ dành cho những thời điểm bạn gặp khó khăn hay cần cho việc đột xuất.

3. Quỹ dành cho chiếc lọ số 3 – EDUC (Giáo dục đào tạo): 10%

Quỹ đào tạo giáo dục để rèn luyện phát triển bản thân mỗi ngày. Đầu tư tốt nhất là đầu tư vào việc học. Với khoản tiền được lưu giữ trong lọ số 3, bạn có thể dùng để mua và đọc sách, tham gia các khóa học, đào tạo, diễn thuyết. Hãy gặp gỡ, giao lưu để học hỏi từ những những người thành công.

4. Quỹ dành cho chiếc lọ số 4 – PLAY (Hưởng thụ): 10%

Nguồn quỹ này để bạn chăm sóc cái tôi cũng như hưởng thụ cuộc sống. Nó sẽ giúp bạn thể hiện sự yêu quý bản thân, và tăng cường khả năng đón nhận. Hãy dùng số tiền này để làm những thứ mà bạn mong muốn ví dụ như đến những nơi chưa từng đến, ăn những món chưa từng ăn. 

5. Quỹ dành cho chiếc lọ số 5 – GIVE (Cho đi): 5%

Chiếc lọ số 5 này giúp bạn thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Khi biết cho đi, bạn sẽ nhận lại nhiều hơn. Hãy dùng quỹ này để làm từ thiện, giúp đỡ người thân, gia đình, bè bạn.

6. Quỹ dành cho chiếc lọ số 6 – FFA (Quỹ tiết kiệm và đầu tư): 5%

Đây là khoản bạn nên dùng để đầu tư và tạo ra dòng tiền nguồn thu nhập thụ động. Lập quỹ này cũng giống như bạn nuôi một con ngỗng để nó đẻ trứng vàng cho bạn, vì thế ta tuyệt đối không được ăn thịt ngỗng (tức là không được tiêu tiền trong quỹ vào những mục đích khác ngoài đầu tư).

2. Quản lý chi tiêu theo phương pháp của người Nhật (sổ tay kakeibo)

Người Nhật là bậc thầy của lối sống tối giản. Họ có thể “lấy ít làm nhiều” trong mọi khía cạnh. Phương pháp quản lý nguồn thu nhập và chi tiêu bằng sổ tay kakeibo được ra đời vào năm 1904 bởi bà Motoko Hani – nữ nhà báo Nhật Bản. Phương pháp sổ tay Kakeibo được người Nhật yêu thích và sử dụng như một công cụ kiểm soát chi tiêu vô cùng hiệu quả xuyên suốt 117 năm qua. Chỉ với một cuốn sổ tay bình thường, nhưng người ta có thể ghi chép chi tiết quá trình thu chi cá nhân vào đấy. Ưu điểm khi sử dụng sổ Kakeibo đó là bạn có thể nắm rõ các chi tiêu, từ đó có thể điều chỉnh và sử dụng các khoản chi tiêu một cách hợp lý hơn. 

Các bước để thực hiện phương pháp này:

Bước 1: Ghi lại nguồn thu nhập cá nhân và những khoản chi tiêu cố định hay ngoài dự kiến trong tháng và phân các hạng mục rõ ràng (trả lời cho câu hỏi bạn có bao nhiêu tiền và đã tiêu bao nhiêu?)

Bước 2: xác định số tiền bạn muốn tiết kiệm trong tháng (Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu?)

Bước 3: xem xét và đánh giá lại chi tiêu vào mỗi cuối tháng (Bạn có kế hoạch cải thiện việc tiết kiệm này như thế nào thời gian tới?)

Việc làm này nó sẽ giúp bạn cân đo đong đếm được những hoạt động bạn đã chi tiền có hợp lý hay không. Từ đó, thói quen này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt nguồn tài chính của mình, cũng như giúp bạn tránh tình trạng tiêu xài không kiểm soát. 

3. Đa dạng các nguồn thu nhập từ công việc freelance.

Ngoài nguồn thu nhập chính, bạn vẫn có thể làm túi tiền của mình thêm rủng rỉnh và  ngăn ngừa “bệnh” nghèo, bằng làm thêm nghề tay trái vào thời gian rảnh. Hãy tận dụng điểm mạnh của mình, tìm một công việc có thể áp dụng đam mê và sở thích. Qua đó, bạn có thể một công đôi việc, vừa giải trí lại vừa kiếm tiền. Nếu bạn thích và có khả năng chụp hình, hãy tìm các job chụp sản phẩm vào ngày nghỉ coi như đó là khoảng không gian giúp bạn giải trí. Nếu điểm mạnh của bạn là viết lách,  hãy nhận freelance những công việc như viết báo hoặc nghiên cứu, phân tích về các nhóm nội dung mà bạn quan tâm. Làm như vậy thì nguồn thu nhập của bạn sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.

Xem thêm: 12 tips để làm việc thông minh hơn

Tuổi trẻ người ta cháy hết mình vì đam mê, còn bạn vừa cháy hết mình vì đam mê lại vừa kiếm được tiền từ đam mê đó, rất tuyệt phải không!

4. Điều khiển cảm xúc trước khi muốn mua những món đồ mới.

Chuyên gia tài chính cá nhân Stefanie O’Connell cho biết: “Trước khi muốn mua một thứ gì đó, hãy “tái hiện” lại tình hình tài chính của mình bằng cách tự đặt ra những câu hỏi như:  “Tôi còn đủ tiền để mua không?” hoặc “Khoản chi tiêu này sẽ giúp tôi đến gần hơn hay đẩy tôi ra xa hơn mục tiêu tài chính?”. Bên cạnh đó, hãy thực hiện quy tắc 24 giờ cho bản thân, bằng cách cho phép bộ não của bạn suy nghĩ lý trí hơn về món hàng đó trong một ngày. Sau khi cảm xúc đã qua đi, chắc gì bạn thấy sản phẩm đấy là cần thiết. Thực hiện thói quen này đảm bảo nguồn thu nhập của bạn sẽ không bị thất thoát quá nhiều.

Kết:

Tiết kiệm không phải mà một lối sống khiến mình trở nên tằn tiện hơn mà thực chất là một phương thức rèn giũa bản thân để rút ra những cách chi tiêu hợp lý. Đồng thời, thói quen này còn giúp bạn đi đến gần hơn mục tiêu tự do nguồn thu nhập cho tương lai. Hãy học cách quản lý nguồn thu nhập và chi tiêu một cách hợp lý khi bạn còn trẻ nhé!

Ngọc Nhung

Recent Posts

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

19 giờ ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

2 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

2 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

3 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

3 ngày ago

Hoạ sĩ Nguyễn Việt Anh và Mifa chia sẻ góc nhìn về triển lãm tranh “Những địa hạt phù du”

"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…

4 ngày ago