Cine

Disney+ và cuộc đổ bộ vào thị trường châu Á

Disney+ (Disney Plus) được xác nhận ra mắt tại Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan vào cuối năm nay.

Ra mắt vào cuối năm 2019, dịch vụ xem trực tuyến không quảng cáo của Disney được đánh giá là đối thủ đáng gờm của những cái tên lâu đời khác trong làng streaming, như Netflix, Hulu, Amazon Prime, … Ngoài việc là nhà phát trực tuyến độc quyền tất cả các sản phẩm thuộc Walt Disney Studio (từ các đơn vị sản xuất Disney Pictures, Pixar, Marvel, Lucasfilm, Searchlight, 20th Century), Disney+ còn cung cấp cho người xem một thư viện nội dung đồ sộ với những bộ phim và chương trình của 21st Century Fox sau thương vụ sáp nhập trị giá 71 tỉ USD.

Sau gần 2 năm hoạt động, sự thành công của Disney+ tại thị trường Âu–Mỹ giúp thúc đẩy thương hiệu này hướng đến việc mở rộng thị trường. Trong khu vực châu Á–Thái Bình Dương, Disney+ hiện có sẵn ở Úc, New Zealand, Nhật Bản, và Singapore. Ở Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, và Thái Lan, dịch vụ này lấy tên là Disney+ Hotstar.

Tại Thái Lan, dịch vụ xem trực tuyến của Disney nhanh chóng đứng đầu bảng xếp hạng trên cửa hàng ứng dụng kể từ khi ra mắt hồi cuối tháng 6, còn tại Indonesia và Malaysia, nó đã nhanh chóng trở thành dịch vụ dịch vụ đăng ký video theo yêu cầu (SVOD – subscription video on demand) hàng đầu.

Tính đến thời điểm hiện tại, Disney đã có khoảng 36,9 triệu người dùng xem phim trực tuyến ở thị trường châu Á–Thái Bình Dương. Trong năm nay, hãng có ý định đẩy con số này lên 56,5 triệu người dùng, tăng doanh thu lên mức 800 triệu USD bằng cách mở rộng dịch vụ ở nhiều nước châu Á khác, cụ thể là các thị trường Hồng Kông, Ma-cao, Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan.

Vào ngày 13/8, trong họp báo công bố về thu nhập trong quý vừa qua, Disney đã chính thức xác nhận ra mắt Disney+ tại Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan vào tháng 11 năm nay. Công ty phân tích Media Partners Asia đưa ra dự báo rằng 3 thị trường mới này có thể giúp Disney đạt đến con số 5 triệu người đăng ký vào cuối năm 2022, với mức doanh thu hàng năm xấp xỉ 330 triệu USD.

Ngoài ra, vào khoảng tháng 10, Disney cũng có kế hoạch mở rộng các dịch vụ của mình bằng cách bổ sung các nội dung giải trí tổng hợp tại thị trường Nhật Bản. Trong tương lai, Disney cũng cho biết đang triển khai kế hoạch sản xuất phim ở từng nước, nổi bật là Ấn Độ, tiếp đó là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Luke Kang, chủ tịch Công ty Walt Disney châu Á–Thái Bình Dương cho biết: “Phản hồi trên khắp châu Á–Thái Bình Dương với Disney+ đã vượt mong đợi của chúng tôi, khi người tiêu dùng tìm kiếm nội dung giải trí đa dạng và bị thu hút bởi danh mục thương hiệu và nhượng quyền của chúng tôi. Chúng tôi hài lòng với sự tăng trưởng người đăng ký và quan hệ đối tác được củng cố trên các thị trường.”

Như vậy, Việt Nam cùng một số nước châu Á khác vẫn chưa được gọi tên vào danh sách ra mắt của Disney+. Đây là một điều đáng thất vọng cho người hâm mộ tại thị trường này. Có lẽ phải đến khi vấn nạn xem lậu tại các trang chiếu phim không bản quyền được giải quyết triệt để hơn thì Việt Nam mới có cơ hội tham gia ‘chơi chung’ cùng các nước bạn.

Xem ra Nhà Chuột khá tham vọng với cuộc đổ bộ vào châu Á lần này của Disney+. Tuy nhiên, đây cũng là một thị trường có sự cạnh tranh lớn. Khu vực này hiện đã có các dịch vụ xem trực tuyến đa quốc gia như Viu, Catchplay. Ngoài ra, nền tảng nội địa của Trung Quốc Tencent Video (hay còn gọi là WeTv ở một số nơi) và iQiyi cũng đang chọn Đông Nam Á là mục tiêu để phát triển các thị trường ngoài nước. Cuối cùng, Hàn Quốc vốn cũng từ lâu là ‘thành trì’ của Netflix, chưa kể đến Tving, Waave, Coupang, Watcha và sắp tới đây là HBO Max và Apple TV Plus.

Xem thêm:
‘Người Lắng Nghe: Lời Thì Thầm’ của đạo diễn Khoa Nguyễn bội thu giải thưởng tại LHP Quốc tế
Nỗi kinh hoàng Friday the 13th trên màn ảnh

Mi Nguyen

Recent Posts

10 luật bất thành văn dành cho những cặp đôi có mối quan hệ mập mờ

Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…

8 giờ ago

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

2 ngày ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

3 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

3 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

4 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

4 ngày ago