Sau khi tốt nghiệp Đại học Nông Lâm 28 năm trước, doanh nhân Đỗ Hữu Thanh bắt đầu dành nhiều năm tìm kiếm định hướng cho mình. Năm 2008, anh Thanh cùng với sự giúp đỡ của một vài người bạn đang sở hữu một xưởng may; đã bắt đầu đảm nhận vai trò phát triển kinh doanh cho thương hiệu của mình.
Cuộc trò chuyện với Đỗ Hữu Thanh đã giúp mọi người hiểu hơn về hành trình của công ty may Sư Tử Vàng. Từ những ngày đầu mới thành lập, cách đứng vững và mở rộng khách hàng, đến việc quản trị nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ kế thừa; chính những chiến lược trên đã giúp cho may Sư Tử Vàng tiếp tục phát triển trong thị trường ngày càng cạnh tranh.
Anh Đỗ Hữu Thanh đã chia sẻ lại rằng, có lẽ việc gây dựng nên thương hiệu may Sư Tử Vàng có thể là nhờ cơ duyên,“là nghề chọn anh” cụ thể: “Anh học trong trường đại học về ngành nông nghiệp, và cũng gắn bó với ngành cũng được 10 năm. Nên sau khi tốt nghiệp và phải về nhà, thì cũng không biết phải bắt đầu từ đâu. Cũng may là trong nhóm bạn chơi với nhau, thì có một vài người làm trong ngành may mặc. Và từ đó nhờ sự giúp đỡ, anh bắt đầu bén duyên với ngành may mặc.“
Giải thích vì lý do tại sao lại chọn tên may Sư Tử Vàng; anh Đỗ Hữu Thanh giải thích là vì nó đến từ tính chất thiết yếu của đồng phục, cũng như cái cảm giác khi khách hàng mặc vào.
“Ở thời điểm đó, các công ty may đồng phục ít hoặc chưa có sự đầu tư đúng mức. Nhưng đây lại là một sản phẩm thiết yếu. Không có đồng phục thì sao mà doanh nghiệp họ hoạt động được. Thế nên hồi đó anh cứ “ăn chắc mặc bền” và chọn sản phẩm đồng phục. Anh cũng là một người nghiên cứu về phong thuỷ, anh nghĩ sản phẩm quần áo của mình nó phải mang đến sự bảo vệ và thịnh vượng cho người mặc. Thành ra anh thấy biểu tượng sư tử phù hợp nhất. Mà là phải Sư Tử Vàng mới hay!”
Có lẽ lý do mà anh Đỗ Hữu Thanh và công ty may Sư Tử Vàng gặt hái được nhiều thành công có thể kể đến đầu tiên là quản trị. Anh nhớ lại những ngày đầu của mình khi mới thành lập xưởng may, bởi vì nhân lực còn non nớt, công ty đã gặp khó khăn trong việc sản xuất sản phẩm: “Người ta một ngày ra khoảng 2-300 bộ đồ, nhưng mình cũng số lượng như vậy mà 2 tuần vẫn chưa xong.”
Như vậy, có thể thấy là chỉ có yêu nghề thôi là chưa đủ. Để thực sự đứng vững trước, xưởng may nói riêng và công ty may Sư Tử Vàng cần có một quy trình bài bản. Điều đó bắt đầu từ việc tuyển nhân sự phải có tay nghề, hay cũng như cần những người làm QC (Quality Control – kiểm soát chất lượng sản phẩm) có kinh nghiệm. Mỗi phòng ban cũng cần phải có cho mình một quy trình làm việc riêng để đưa lại hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, đối với những quy trình chung khác của công ty cũng cần phải có buổi đào tạo. Anh Đỗ Hữu Thanh có nói đó sẽ bao gồm 2 chương trình. Đầu tiên là chương trình đào tạo hội nhập, như những văn hoá/nội quy của công ty; rồi sau đó mới đến đào tạo về chuyên môn. Sau thời gian thử việc, công ty sẽ lựa chọn ứng viên có tiềm năng nhất.
Nhờ quá trình hoàn thiện những quy trình này, cộng thêm với việc đầu tư thêm vào máy móc trong dây chuyền sản xuất; đã giúp thương hiệu may Sư Tử Vàng có thể trụ vững được đến ngày nay: “Với những giai đoạn này, dường như năng suất sẽ được cải thiện nhiều hơn, từ đó chất lượng dịch vụ cải thiện nhiều hơn. Rồi giá thành nó sẽ giảm. Nên nếu không có áp lực đó từ ban đầu thì mình sẽ không có lợi thế cạnh tranh và làm việc tốt với khách hàng được. Nên thành thử ra anh nghĩ cái việc đó mình cần phải làm mới, thay đổi liên tục.”
Nói đến chất lượng sản phẩm, anh Đỗ Hữu Thanh nghĩ nó chỉ là một phần lý do khách hàng quay lại. Bên cạnh đó chất lượng phục vụ của công ty cũng đã giúp khách hàng trung thành hơn với thương hiệu. Anh có chia sẻ hài hước rằng công ty luôn lấy ý kiến khảo sát từ khách hàng, mặc cho họ có vui hay buồn thì luôn dựa vào đó để làm phương châm phát triển. Đối với thương hiệu may Sư Tử Vàng, cảm nhận của khách hàng vẫn là yếu tố hàng đầu để công ty vận hành về mặt chiến lược và quản trị; hơn là lấy chỉ số đo tài chính.
Và chính nhờ những đánh giá tốt của khách hàng về thương hiệu đã giúp công ty có thêm nhiều các hợp đồng mới khác. Anh nói: “Ngành của anh thì khách hàng mỗi năm mỗi thay đổi nhưng phần lớn là khách hàng cũ tái mua. Việc khách hàng hài lòng nó sẽ mang lại cái “quả trái”, họ sẽ không chỉ quay lại mà còn cho mình mối quan hệ khác, họ giới thiệu mình đến với người khác. Nó như ‘vết dầu loang’ trên thị trường vậy.”
Ở mỗi công ty luôn có một người đứng đầu giám sát và quyết định mọi việc (hay ‘thuyền trưởng’ như anh Thanh nói). Việc có được những lời mời giới thiệu mới chỉ là một phần, thương hiệu may Sư Tử Vàng đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng của họ trong nhiều năm trước khi nhận cái gật đầu hợp tác.
Và chính những người lãnh đạo trực tiếp làm việc với họ cũng cần có một số kỹ năng nhất định. Anh Thanh chia sẻ rằng những người này phải là người có tư duy về chiến lược: “Từ việc tổ chức thiết kế cho công ty có được cái giá trị, cái tầm nhìn và văn hoá cốt lõi của nó. Rồi đến những chiến lược thực thi cụ thể trong 3/5/10 năm, hoặc cũng có thể là chiến lược bán hàng. Nó là những nền tảng hết sức quan trọng.”
Kỹ năng tiếp theo là về giao tiếp. Có được các bước để thực thi thì vẫn chưa đủ, ta cần phải có cái ‘lửa’ bên trong. Những chiến lược ở trên phải đi từ cái lòng yêu thích, cái giá trị của chính công ty đi ra. Từ đó ta sẽ có được động lực và có thể truyền cảm hứng cho người khác.
“Khi mà đụng vào bất cứ thứ gì mình đam mê thì mình sẽ bắt đầu tìm tòi. Ví dụ như anh ra nhà sách, anh thấy những cuốn nào liên quan đến quản trị, về nhân sự, về đào tạo Marketing là anh mua và đọc. Bởi vì anh thích! Lý do là vì anh thấy mình ở đó, và nó giải quyết được vấn đề cho mình, và nó đưa cho mình nhiều kỹ năng.”
“Thấy họ có năng lực, trao cho họ niềm tin. Rồi bị dẫn theo và đôi khi còn bị ăn hiếp nữa!” Đó là những cảm nhận của CEO thương hiệu may Sư Tử Vàng về việc tuyển nhân sự. Với anh việc chọn lựa những nhân viên đúng với tầm nhìn và giá trị của công ty là điều nhất thiết. Còn việc đào tạo sẽ được chia thành 2 cấp độ khác nhau.
Đối với các nhân viên mới tuyển, họ sẽ như một tờ giấy trắng vậy. Sau khi bước qua quá trình đào tạo và hiểu được cốt lõi của công ty, người ta mới có cái động lực để cống hiến cho tổ chức.
Còn đối với những quản lý cấp trung, thì anh Đỗ Hữu Thanh cho rằng việc đào tạo họ để thay đổi cái tư duy khi làm việc là điều cần thiết. Họ cũng cần phải biết cách lãnh đạo những nhân viên cấp dưới mình, bằng cách làm gương và truyền cảm hứng, chứ không phải là kiểm soát. Chính quản lý cũng nên đối xử với đội ngũ nhân viên bằng cách “trao quyền cho họ.”
Khi đã làm việc tốt và mang lại thành công, công ty may Sư Tử Vàng sẽ có chính sách khen thưởng. Một trong số đó chính là thăng tiến cho nhân viên, được anh Đỗ Hữu Thanh liệt kê như một phần của việc khen thưởng về tinh thần. Anh có thổ lộ rằng, sẽ đến lúc vị trí của anh sẽ do người khác đảm nhận và đó là điều chắc chắn không thể tránh khỏi.
“Thời gian qua rất là nhanh. Cách đây cũng là 15 năm rồi, thì không biết 15 năm sau sẽ như thế nào. Anh đương nhiên phải nhường lại cái vị trí này cho đàn em kế thừa. Đó là chuyện đương nhiên, dòng đời nó phải như vậy. Thành ra, hỏi doanh nghiệp cần người kế thừa không, thì đương nhiên là cần. Vì thế, bây giờ phải làm tốt hết sức mình để đàn em có cái nền tảng mà họ phát triển. Bởi cuối cùng là, không có cái gì của mình cả. Chỉ có cái là giá trị của công ty phục vụ cho khách hàng, cho cộng đồng như thế nào thôi?”
Nhiều người, nhất là các bạn trẻ, khi nhắc đến khởi nghiệp thường nghĩ đến việc gây dựng lên cơ đồ sự nghiệp từ 2 bàn tay trắng. Thế nhưng, đối với anh Đỗ Hữu Thanh, mặc dù cũng xuất phát điểm như vậy lại khuyên các bạn trẻ rằng còn một con đường nữa các bạn có thể thành công.
“Trong thời gian vừa rồi, anh cũng được vinh dự mời tới chia sẻ cái đề tài khởi nghiệp cho các bạn sinh viên. Thực sự thì anh cũng có nhiều cái ái ngại. Khởi nghiệp là cái công việc mà đòi hỏi nhiều thách thức, và dường như theo thống kê thì ‘lành ít mà dữ nhiều’! Và đôi khi, liệu cái con đường khởi nghiệp đó có mang lại hạnh phúc cho mọi người hay không?“, CEO thương hiệu may Sư Tử Vàng chia sẻ.
Anh nói tiếp: “Còn có một con đường hay hơn khởi nghiệp, đó chính là trở thành người kế thừa. Cơ bản là chúng ta có yêu mến công việc ta đang làm, có yêu mến môi trường đó hay không. Nếu vậy, thì chúng ta cứ làm tốt những cái công việc ở thời điểm hiện tại; và chúng ta tìm kiếm những cái cơ hội để thăng tiến và trở thành những nhân viên/chuyên viên/nhà lãnh đạo xuất sắc, và cuối cùng trở thành người chủ trong tương lai.”
Anh Đỗ Hữu Thanh khuyên các bạn trẻ nên chọn, hiểu được rõ “sứ mệnh của cuộc đời mình là như thế nào.” Ta không nhất thiết phải đi theo con đường của một người nào đó, mà không phải cái bản chất, cái nguồn cảm hứng, cái sứ mệnh của mình. Hãy cứ là chính ta.
Để xem thêm thông tin chi tiết về câu chuyện từ CEO Đỗ Hữu Thanh cũng như của May Sư Tử Vàng, các bạn có thể theo dõi podcast Chapter 0 dưới đây; hiện đã phát sóng trên trang Youtube của Rising Vietnam:
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…