Culture

“Đu” idol thường sẽ tốn bao nhiêu tiền?

Bạn có bao giờ tò mò rằng các fan K-Pop thường chi bao nhiêu tiền cho thần tượng của mình? Từ những quyển album-photo dày gần 100 trang, hay những món đồ (merch) bán tại các concert, chưa kể đến những item từ các fansite của thần tượng. Để biết câu trả lời, hãy cùng tìm hiểu về những đặc điểm văn hóa mà làn sóng Hallyu đã tạo ra.

1. Sự trỗi dậy của Korean Pop

Những năm 70 và 80, xứ sở Kim chi ngập trong màu sắc của giai điệu Trot và dòng nhạc mang ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản. Nhạc Pop chỉ thực sự thịnh hành tại Hàn nhờ nhóm nhạc 3 thành viên Seo Taiji and Boys (1992-1996) – những người tiên phong trong việc đưa nhạc pop phương Tây với những màn biểu diễn được đầu tư chỉn chu cả phần nghe và phần nhìn tới Hàn Quốc. Thông qua việc sử dụng các xu hướng âm nhạc và vũ đạo của Mỹ, Seo Taiji and Boys đã tạo nên cơn sốt nhạc Pop ở Hàn Quốc. Vào thời điểm này, các fan merch vẫn chỉ giới hạn ở những chiếc đĩa CD. 

Seo Taiji and Boys. Từ trái qua: Yang Hyun Suk, Seo Taiji, Lee Yuno. | Ảnh: Wiki

2. Sự ra đời của các nhóm nhạc và vật phẩm K-Pop:

Khi nhìn thấy thành công của Seo Taiji and Boys, các công ty giải trí tại Hàn Quốc bắt đầu có mục tiêu xây dựng nhóm nhạc của riêng mình. Họ tìm kiếm tài năng thông qua các cuộc thi tổ chức mỗi tuần ở Hàn Quốc hoặc Mỹ. Đó cũng có thể là những anh chàng / cô nàng ulzzang (có khuôn mặt ưa nhìn), hoặc những bạn trẻ tiềm năng được tình cờ tìm thấy ngay trên… đường phố. Những người được chọn sẽ trở thành trainee và được công ty đào tạo đầy đủ các kỹ năng từ hát, nhảy, đóng phim, chụp ảnh bìa… để trở thành những nghệ sĩ thực thụ.

Sau quá trình luyện tập có thể kéo dài vài năm, công ty sẽ lựa chọn ra những gương mặt xuất sắc nhất để tạo thành nhóm nhạc thần tượng. Một trong những cái tên thành công và nổi tiếng nhất Hàn Quốc cuối những năm 90 chính là H.O.TSechs Kies. Hai nhóm nhạc thuộc hai công ty giải trí nhất nhì Hàn Quốc thời đấy luôn được đặt lên bàn cân so sánh, trở thành kỳ phùng địch thủ của nhau. Fandom của hai nhóm nhạc đình đám này cũng luôn tìm mọi cách để thể hiện khả năng ủng hộ idol. Nắm bắt được điều này, hai công ty quản lý của H.O.TSechs Kies đã sản xuất hàng loạt vật phẩm cho người hâm mộ như: album, ảnh của thần tượng, những item gắn logo của nhóm,… cũng như bóng bay và áo mưa mang màu sắc đại diện cho thần tượng. 

Đến những năm đầu thế kỷ 21, sự ra mắt của hàng loạt nhóm nhạc đình đám Gen 2 như TVXQ!, SS501, Super Junior, Big Bang, Wonder Girls, Girls’ Generation,… đã “mở hàng” cho kỷ nguyên mới của trào lưu mua sắm ủng hộ thần tượng. Không chỉ dừng lại ở bóng bay và áo mưa, các công ty quản lý còn cho ra mắt các photobook, quần áo, móc chìa khóa,… dựa trên màu sắc đại diện của nhóm nhạc. 

Màu sắc đại diện cho các nhóm nhạc và tên fandom


Với sự phát triển của K-Pop trên toàn thế giới, mặt hàng fan merchandise cũng ngày càng đa dạng hơn. Với những công ty lớn, họ còn xây dựng các trung tâm thương mại với các cửa hàng fan merchandise của gà nhà mình. Ví dụ tiêu biểu là S.M Entertainment, công ty giải trí nổi tiếng trong cộng đồng fan K-Pop với cái tên “hút máu túi tiền fan”, khi một chiếc chổi quét album của idol thôi có thể được bán với giá… 35.000 won (khoảng 700.000 VNĐ).

3. Hành động ủng hộ của người hâm mộ

Không chỉ dừng lại ở việc mua sản phẩm từ các công ty quản lý thần tượng, người hâm mộ còn quyết định thành lập fandom nhằm có các phương hướng ủng hộ và hỗ trợ các dự án của idol chuyên nghiệp hơn.

Các hành động ủng hộ của fandom có thể kể đến như:

  • Mua album
  • Đóng góp cho các quỹ từ thiện dưới tên idol
  • Mua các vật phẩm do công ty quản lý sản xuất
  • Gửi xe cafe đến các chương trình âm nhạc mà idol biểu diễn hoặc phim trường mà idol có tham gia diễn xuất
  • Đặt biển quảng cáo mừng sinh nhật tại các tàu điện ngầm, billboard, xe bus,…
  • v.v….

Nhưng làm thế nào để fandom có tiền ủng hộ nhóm nhạc hay idol mà mình hâm mộ? Lúc này chúng ta tìm đến các fansite

Khi mới ra đời, các fansite – quản lý bởi những cá nhân gọi là master-nim, với mục đích chính là ghi lại những khoảnh khắc của thần tượng tại các sự kiện. Sau đó, họ sẽ dùng những hình ảnh đã được chụp để thu lợi nhuận bằng cách in lịch, làm photobook hay quạt tay. Từ nguồn tiền thu đó, họ sẽ tích góp để làm những dự án hoặc có các hoạt động hỗ trợ idol. Nhiều fansite cũng tìm nguồn tiền thông qua crowdfunding (gây quỹ đám đông). Những fansite này sẽ thông qua công ty mà những món quà, bức thư sẽ được gửi đến cho idol. 

Ví dụ như fansite Yoonaya – một trong những fansite lớn nhất của Yoona (Girls’ Generation – SNSD) tại Trung Quốc, đã mạnh tay chi đến khoảng 43800 đô để mừng sinh nhật cô vào năm 2017 với hàng loạt món quà xa xỉ: Các bộ đánh golf mạ vàng, quần áo, túi xách, nước hoa,… của nhiều thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới. 

Hoặc để mừng sinh nhật Jimin (BTS), nhiều fansite của chàng idol này đã thuê các biển quảng cáo ở Times Square (New York) chạy hình ảnh và dòng chữ chúc mừng sinh nhật.

Ảnh: Jimin Bar

4. Mặt tích cực và tiêu cực

Sự ủng hộ của người hâm mộ không chỉ đem lại nguồn lợi nhuận to lớn cho các công ty quản lý và gà nhà, mà còn đem lại niềm vui cho chính họ. Trung bình mỗi năm, một fan K-Pop có thể mạnh tay, chi đến khoảng 1400 đô/năm (khoảng hơn 32 triệu đồng). Nhiều người cho biết bản thân kiếm tiền với mục đích“đu” idol và ủng hộ nhóm nhạc và idol mà họ yêu thích. Thông qua đó, nhiều người tìm thấy mục đích sống và còn mở rộng được vòng tròn bạn bè.

Đổi lại, cũng có nhiều những hệ quả xấu đã xảy ra bởi việc sự hâm mộ thái quá – đôi khi là mù quáng. Nhiều fan K-Pop còn ở độ tuổi đi học đã sẵn sàng bỏ học để theo sát các sự kiện của idol, xin tiền chi tiêu hàng tháng chỉ để mua album. Thậm chí, nhiều cặp vợ chồng còn cãi nhau do chồng hoặc vợ quá đam mê thần tượng dẫn tới bỏ bê chuyện gia đình. Mới đây, một fanpage chuyên cập nhật về giới giải trí Hàn Quốc đã chia sẻ câu chuyện buồn của một người đàn ông. Vợ anh ta sau khi quá đam mê một diễn viên Hàn Quốc đã dùng một khoản tiền lớn để ủng hộ thần tượng. Tình trạng này kéo dài dẫn đến sự rạn nứt trong tình cảm cũng như sự thiếu hụt kinh tế trong gia đình. 

Câu chuyện này đã gây nên khá nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Đa phần các ý kiến nghiêng về việc phê bình người vợ đã quá vô tâm, bỏ bê gia đình. Tuy nhiên một số người lại cho rằng người chồng đang hành xử quá đáng khi can thiệp sâu vào sở thích cá nhân của vợ.

5. Kết

Với sự phổ biến rộng rãi của nền âm nhạc và điện ảnh, làn sóng Hallyu đã giúp cho xứ sở Kim chi có cơ hội tuyệt vời để giới thiệu về nghệ thuật, con người và sản phẩm giải trí đến với phần còn lại của thế giới. Những ngôi sao được xây dựng với hồ sơ sạch sẽ, nhiều tài năng, ngoại hình ưa nhìn chính là hình ảnh tích cực nhất mang lại những ảnh hưởng lớn về văn hoá cũng như giá trị cảm xúc.

Tuy nhiên, bên cạnh hình ảnh tích cực về văn hóa K-Pop, những câu chuyện về “sasaeng fan” (fan cuồng) cũng đã ít nhiều khiến nhiều người có thành kiến với làn sóng giải trí lớn mạnh này. Có thể nói rằng, người hâm mộ K-Pop là một trong những người chịu chi nhất trong nền âm nhạc toàn cầu. Việc ủng hộ và theo đuổi thần tượng chưa bao giờ là sai, nhưng những hành quá khích và mù quáng không nên nằm trong từ điển của fan K-Pop. Hãy thể hiện tình cảm một cách chân thành và sáng suốt nhất.

Bài viết tham khảo từ nhiều nguồn.

Xem thêm:
13 phim truyền hình Hàn Quốc đáng mong đợi nhất 2021
10 bộ phim truyền hình Hàn Quốc chúng ta từng mê đắm một thập kỷ trước

Van Nguyen

Recent Posts

Xem chỉ tay: Từ góc nhìn khoa học và cách bói đúng

Thuật xem chỉ tay đã cuốn hút con người suốt nhiều thế kỷ bởi lời…

10 giờ ago

10 luật bất thành văn dành cho những cặp đôi có mối quan hệ mập mờ

Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…

1 ngày ago

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

3 ngày ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

4 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

4 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

5 ngày ago