Nếu đã từng hoặc đang ở trong tình huống “nước sôi, lửa bỏng” mà cần phải ra quyết định, hãy luyện tập những thói quen dưới đây nhé.
Khi đưa ra quyết định trong những điều kiện không lý tưởng — khi tình huống không có lợi cho chúng ta, thông tin bị thiếu sót, hoặc cấp bách— hầu hết chúng ta đều dễ mắc sai lầm.
Chúng ta sẽ thường phản ứng thái quá, vội vàng, và để những cảm tính và thiên kiến ngăn cản việc đưa ra quyết định đúng đắn. Chúng ta cho rằng, trong điều kiện và giới hạn hiện tại, đây là lựa chọn tốt nhất mà mình có thể làm.
Tuy nhiên, những lựa chọn tốt nhất đấy mà ta tự mặc định, phần lớn nó lại không hề hiệu quả. Tệ hơn, thay vì phải chịu trách nhiệm và học hỏi từ sai lầm, chúng ta lại đổ lỗi cho hoàn cảnh.
Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến ta căng thẳng và lo lắng mỗi khi đối mặt với tình huống khó khăn — cảm xúc tiêu cực từ những thất bại trong quá khứ, nỗi sợ không đáp ứng được kỳ vọng, và sự mơ hồ trong việc làm thế nào để đưa ra quyết định tốt hơn. Tất cả dẫn đến những lựa chọn sai lầm với kết quả tệ hại.
Chính vì thế, không lạ gì khi khả năng đưa ra quyết định đúng đắn trong tình huống “nước sôi, lửa bỏng” luôn được đánh giá cao trong công sở, vì đây là điều hiếm thấy trong thực tế. Đó là một kỹ năng đặc biệt, khiến bạn được chú ý, nổi bật và tạo dựng uy tín tại nơi làm việc.
Vậy, làm thế nào để đạt được điều đấy?
Sai lầm lớn nhất mà chúng ta thường mắc phải khi đưa ra quyết định trong tình huống “nước sôi, lửa bỏng” là cho rằng mình phải biết tất mọi thứ. Nếu không biết điều gì đó sẽ làm tổn thương lòng tự tôn, và từ đấy gắn việc tự mình đưa ra quyết định trở thành vấn đề liên quan đến giá trị bản thân.
Chúng ta không đặt câu hỏi, không tìm kiếm quan điểm khác biệt hoặc khuyến khích sự phản biện vì nghĩ rằng làm như vậy sẽ làm giảm quyền uy và khả năng phán đoán của mình.
Tuy nhiên, những quyết định đúng đắn không bao giờ được đưa ra trong sự cô lập, hay dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của một cá nhân duy nhất cả. Việc tận dụng trí tuệ tập thể sẽ giúp chúng ta vượt qua những định kiến từng có và khám phá những lựa chọn mà ta có thể không nghĩ đến.
Việc đặt câu hỏi không chỉ giúp mở rộng góc nhìn mà còn giúp bản thân mình hiểu quan điểm của người khác. Khi nhìn nhận các vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, ta sẽ hiểu rõ hơn về sự phức tạp của vấn đề và khám phá thêm nhiều giải pháp tiềm năng. Cho nên, hãy đưa ra quyết định sáng suốt và thấu đáo hơn bằng cách đặt những câu hỏi phù hợp:
Kỹ năng ra quyết định sẽ đi kèm với cách mà ta đặt câu hỏi cho người khác. Nó có thể không phải là lựa chọn đúng đắn trong mắt bạn, nhưng đó có thể là câu trả lời phù hợp nhất trong hoàn cảnh đấy.
Khi thời gian gấp gáp hoặc tình huống đòi hỏi hành động nhanh chóng, theo quán tính, ta có thể dễ dàng rơi vào hoảng loạn. Sự hoảng loạn đấy từ đó mà thể hiện qua giọng nói, ngôn ngữ cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp đến cách bạn suy nghĩ. Bạn có thể sẽ nói hoặc nghĩ những câu như: “Chúng ta phải quyết định ngay bây giờ!” hay “Ta không có cả ngày để cân nhắc đâu!“
Khi ta vội vàng, đặc biệt là trong những tình huống “nước sôi, lửa bỏng”, thường dẫn đến những lựa chọn tồi và quyết định sai lầm.
Thế thì sao ta không bình tĩnh và làm mọi thứ chậm lại đôi chút? Nghe thì có vẻ hơi ngược đời trong những lúc như thế, nhưng đây lại chính là điều bạn cần làm. Hãy dừng lại và hít thở sâu để giúp xóa đi những phiền muộn trong tâm trí, từ đấy giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Điều này cũng khiến ta giảm căng thẳng và lo âu – những yếu tố tâm lý đang làm mờ đi sự phán đoán của bạn.
Ngoài ra, trước khi ra quyết định, hãy đặt những câu hỏi mỗi lần bạn cảm thấy như muốn giải quyết nhanh:
Luôn nhớ rằng, đừng vội vã làm theo suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu. Hãy thử làm mọi thứ chậm lại và suy ngẫm về các lựa chọn hiện có để giải quyết vấn đề, cũng như kiểm chứng những giả định trong đầu.
Ta có thể dễ dàng bị cám dỗ bởi những kết quả tức thời, mang lại lợi ích nhỏ nhưng dễ thấy, mà không suy xét kỹ những hệ lụy lớn tiềm ẩn của những quyết định này trong tương lai. Trải nghiệm và niềm tin của chúng ta cũng giới hạn khả năng vượt ra khỏi những điều hiển nhiên để tìm kiếm sự thật, đặt ra những câu hỏi khó, khám phá những điều chưa biết, và nghi ngờ các lựa chọn tưởng chừng như rõ ràng.
Vì vậy, muốn đưa ra quyết định tốt đòi hỏi ta phải tư duy sâu (second-order thinking) — nghĩa là phân tích những tác động lâu dài bằng cách xem xét các hệ quả trong tương lai của quyết định đó.
Việc không xem xét thêm các hệ quả là nguyên nhân của nhiều quyết định tồi tệ. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi lựa chọn đầu tiên, vốn không hoàn hảo, lại củng cố những định kiến sẵn có của bạn. Vì thế, đừng bao giờ chộp lấy lựa chọn đầu tiên, dù nó có vẻ tốt đến như thế nào đi chăng nữa.
Khả năng tư duy sâu yêu cầu chúng ta bước ra khỏi vùng an toàn và khám phá những biến số hay những điều chưa biết có thể xảy đến trong tương lai. Nó đòi hỏi việc phân tích tác động tiềm tàng của quyết định đấy trong tương lai thông qua những câu hỏi như:
Vượt qua trực giác và tìm kiếm các giải pháp khác biệt bằng cách nghĩ xa hơn hệ quả tức thời, chính là điều phân biệt những người tư duy xuất chúng so với số đông. Bởi, họ thường vượt trội hơn và đạt được thành công lớn hơn trong công việc lẫn cuộc sống.
Kinh tế học hành vi cho thấy rằng, một khi chúng ta đã đưa ra quyết định, dù cho đó là một quyết định thiếu logic, ta thường có xu hướng bám chặt vào nó. Chúng ta tin rằng cách suy nghĩ ban đầu của mình là đúng, loại bỏ những thông tin phản bác và chỉ tìm kiếm những bằng chứng ủng hộ quan điểm ban đầu. Các nhà tâm lý học gọi đây là thiên kiến xác nhận (confirmation bias).
Thiên kiến này ăn sâu vào tiềm thức đến mức những lý luận phi lý đôi khi cũng trở nên hoàn toàn hợp lý trong mắt chúng ta. Ta vận hành với một góc nhìn thiên lệch, bỏ qua các thông tin quan trọng và gán cho chúng mác “lập luận dựa trên logic.”
Ngoài ra, một dạng thiên kiến khác ảnh hưởng đến việc ra quyết định là dựa hoàn toàn vào trực giác.
Trong cuốn sách Thinking, Fast and Slow, nhà tâm lý học và kinh tế học Daniel Kahneman, nổi tiếng với các nghiên cứu về tâm lý phán đoán và ra quyết định, nhấn mạnh rằng trực giác có thể dẫn ta lạc lối khi ta áp dụng các mô thức quen thuộc vào những hoàn cảnh không liên quan.
Chúng ta thường ra quyết định nhanh chóng dựa trên kinh nghiệm, nhưng điều này lại là nguồn gốc của nhiều thiên kiến. Ông Kahneman khuyên rằng, “Trực giác không nên bị loại bỏ, mà cần được bổ sung, kỷ luật hóa và trì hoãn.”
Và để tự kiểm tra mình, hãy đặt ra các câu hỏi sau:
Hãy kết hợp lý luận trực giác với kiến thức khoa học và dữ liệu thực tế. Mời người khác chia sẻ các ý kiến phản bác và bằng chứng đối lập để bạn có thể nhìn thấy cả 2 mặt của vấn đề, thay vì chỉ từ góc nhìn hấp dẫn đối với bạn.
Bạn sẽ không thể cải thiện kỹ năng đưa ra quyết định nếu không triển khai một vòng lặp phản hồi hiệu quả.
Dù cho có nỗ lực hết mình đi chăng nữa, không phải mọi quyết định đều dẫn đến kết quả như ý. Bởi, những tình huống bất ngờ, giả định sai lầm, hoặc thiếu thông tin đầy đủ có thể dẫn đến kết quả không mong muốn và các hậu quả tiêu cực khác.
Những trải nghiệm như thế thường gây kiệt sức về mặt cảm xúc và có thể khiến bạn rơi vào trạng thái phủ nhận — ý ở đây là gán ghép các lý do hời hợt cho việc không đạt được kết quả mong muốn hoặc phân tích quá nhanh mà không rút ra kết luận đáng kể nào. Đừng để điều đó xảy ra.
Hãy phân tích nguyên nhân gốc rễ: Đào sâu, kết nối hoặc tìm hiểu từ những sai lầm trong quá khứ, đặt câu hỏi và chỉ chấp nhận câu trả lời làm sáng tỏ điều bạn đã làm sai và hành động nào có thể ngăn chặn sai lầm đó, như:
Một kỹ thuật mạnh mẽ để chuyển từ việc hiểu sai lầm một cách hời hợt sang tìm ra nguyên nhân cốt lõi là kỹ thuật 5 câu hỏi “Vì sao”.
Về cơ bản, ta hãy hỏi “Vì sao” sai lầm đấy lại xảy ra và sử dụng câu trả lời làm tiền đề cho câu hỏi tiếp theo. Lặp lại quy trình này 5 lần để đào sâu đến nguyên nhân thực sự của vấn đề. Khi lặp lại câu hỏi “Vì sao” 5 lần, bản chất vấn đề và giải pháp sẽ trở nên rõ ràng. Bạn có thể dừng ở câu hỏi thứ 3 hoặc đi xa đến câu hỏi thứ 7 — miễn là nó cung cấp câu trả lời bạn cần để hiểu rõ sai lầm của mình hơn.
Trở thành một người ra quyết định tốt đòi hỏi ta phải biến mọi sai lầm thành bài học kinh nghiệm, hiểu những gì bạn đã làm sai và cách cải thiện trong tương lai nếu có lặp lại.
Xem thêm những bài viết khác dưới đây:
Hiếm có màu sắc nào có lịch sử đầy phong phú cũng như cả tranh…
Không ai trên đời hoàn hảo đến mức không có lấy 1 "anti-fan" cả. Thế…
Hãy để The Millennials Life làm người chỉ đường trong cuộc đời của bạn với…
Triển lãm tranh "The Story Teller" là “cuốn nhật ký” nghệ thuật ghi lại những…
Chẳng biết từ bao giờ, cốc rượu trắng tinh khiết đã trở thành một phần…
Có nên khôn ngoan khi 2 người làm bạn với nhau trước khi bắt đầu…