Dust in the Wind lại một câu chuyện khác của Hầu Hiếu Hiền, một cú kích nhẹ nhàng để khép lại bộ ba tác phẩm về “coming of age.” Các tác phẩm này nói về những con người mang trong mình nhiều khao khát và sự vụng về của tuổi trẻ. Ta đi qua hành trình của A Summer at Grandpa’s (1985) với những khung cảnh tĩnh lặng của mọi biến động. Là ẩn dụ của những lặng im trong sóng gió cuộc đời. Tiếp theo là A Time to Live, a Time to Die (1986), những triết lý cũ vẫn được Hầu Hiến Hiền vận dụng y hệt, đó đều là những mảnh ghép mơ màng của lứa tuổi nhiều thay đổi. Để khép lại ký sự cuối cùng của ông về tuổi trẻ, Dust in the Wind (1987) hay “Bụi Trong Gió” đã mở ra một triết lý hàm súc, gợi mở hơn về những câu chuyên bắt đầu từ cát bụi, khi kết thúc cũng có thể sẽ trở thành những mảnh vụn nhỏ li ti giữa đại ngàn tự tình.
Hầu Hiếu Hiền đã tự vấn lại từng khoảnh khắc của tuổi trẻ. Ông tô vẽ và chuyển biến điều đó thành từng thước hình riêng của mình. Để rồi khi xem phim, người ra có thể cảm nhận được sự mâu thuẫn trong cảm xúc, xung đột về văn hoá và cách suy nghĩ trong từng vấn đề. Đó có thể là những điều vụn vặt, nhưng dưới khi được chắp lại với nhau, nó lại khắc họa hoàn chỉnh những câu chuyện mà ai trong chúng ta cũng từng trải qua.
Chuyện mới lớn, đối với nhiều người có thể là những lần đạp xe, chơi đùa trên cỏ, còn trong Dust in the Wind chính là những chuyến tàu và từng bước chân trên đường ray. Chung quy lại, đó đều là những cảm xúc khiến bất cứ ai cũng phải bồi hồi khi nhớ lại. Có lẽ chính Hầu Hiếu Hiền cũng như vậy, đó là lý do tại sao trong từng khung hình đẹp đẽ của ông lại thấm đượm những dòng suy tư đến thế.
Wan và Huen là 2 đứa trẻ trao cho nhau những tình cảm chân thành, là đôi nam thanh nữ tú chưa hiểu hết được các chuẩn mực cần có trước những ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời. Tôi vô cùng thích thú với cách Hầu Hiếu Hiền xây dựng Huen, ở cô không có sự ồn ào, chỉ có những giây phút bình yên, như một cánh cửa ngăn giữa những bộc phát cảm xúc thất thường của Wan. Vậy nên người ta mới thấy hai đứa trẻ đó luôn gắp bó với nhau, tương trợ cho nhau và bên nhau một cách ngọt ngào.
Sự tinh tế của tác phẩm nằm ở chỗ, Hầu Hiến Hiền đã giúp cho mỗi khán giả đều cảm nhận được mối gắn kết không thể tách rời trong câu chuyện tình yêu của Wan và Huen, cùng gia đình của cậu. Chuyện Wan bỏ lên Đài Bắc cùng Huen đã khẳng định được rất nhiều thứ. Đầu tiên là chuyện tương lai, hai là vấn đề tư tưởng và cuối cùng là sự bình yên trong cuộc sống có thể tới từ đâu? Như đã nó ở trên, xung quanh Huen là âm thanh của sự lặng yên. Wan cũng giống như tôi và nhiều người khác, trong cuộc đời chao đảo này, ai cũng mong mình có thể ôm lấy chút tĩnh lặng để bình tâm đi nốt con đường đã chọn. Người ta biết Wan là nhân vật chính, nhưng họ lại tập trung vào Huen để tìm ra những mảnh ghép của Wan. Ngược lại, đối với Wan, Huen chính là điều thân quen nhất. Tất cả những ồn ào, chuyển động xung quanh bỗng trở nên vô cùng xa lạ.
Dust in the Wind (1987) như tái định nghĩa một điều rằng : mọi thứ đều mỏng manh như hạt bụi và tất thảy mọi việc trong cuộc sống này đều có thể trở về cội gốc căn nguyên của nó.
Wan nghe tin Huen cưới chồng khi đang trong giai đoạn phục vụ nghĩa vụ quân sự. Cậu đã khóc như điên dại trong một đêm và để mặc cảm xúc đó tiêu biến trong ngày hôm sau. Tôi xem đến đoạn đó mới thấy hay quá. Hai trạng thái được hoán đổi lại cho nhau Huen – người con gái vốn vô cùng thân thuộc nay đã không còn được nhắc đến. Quá khứ giờ trở thành một cơn gió thoảng qua, thổi vào nơi sâu kín nhất của những thằng con trai. Ngược lại, thứ tưởng chừng như xa lạ là gia đình, nay lại là thành nơi trở về của những người con đi vắng bấy lâu, đi thật xa để trở về, và dẫu ở đâu, ta cũng biết sẽ có một nơi thật bình an đang chờ đợi mình.
Đối với Hầu Hiếu Hiền, gia đình luôn cảm hứng cốt lõi để ông có thể xê dịch một ngôn ngữ trừu tượng thành những nét chấm phá vừa lạ lẫm vừa quen thuộc.
Cảnh cuối cùng trong A Time to Live, a Time to Die (1986) là hình ảnh người bà nằm giữa nhà trong khi trôi dạt tới sự vĩnh hằng của kiếp sau. Trong Dust in the Wind (1987) là mẹ của Wan cũng nằm như thế, nhưng bà thiêm thiếp đi trong niềm tin rằng sự kết nối của gia đình sẽ luôn tồn tại mãi mãi. Đây có thể coi là một màn tái sinh hoàn hảo của Wan để được trở về vào chào đón trong sự ấm áp của gia đình. Dù không còn Huen, cậu vẫn còn một mái ấm, dù không còn sự tĩnh lặng ngoài kia, nhưng cậu vẫn tìm lại được sự ấm áp bên người thân. Wan có những người đang chờ đợi mình, mí mặt của họ khẽ rung lên từng hồi trong buổi sáng sớm tinh mơ đó.
“Không có bộ phim hay nào quá dài và không có bộ phim dở nào quá ngắn.” Rạp Phim Thứ Bảy là chuỗi bài viết về những bộ phim khiến người ta quên đi sự tồn tại của thời gian.
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…