Lifestyle

Gây hấn thụ động – tưởng không dỗi mà lại dỗi không tưởng

Mỗi khi xảy ra tranh cãi, bạn sẽ giải quyết các mâu thuẫn như nào? Liệu bạn sẽ đối mặt trực tiếp, cùng giải quyết vấn đề với đối phương hay ngậm bồ hòn làm ngọt… để rồi một lần nhịn là chín lần bùng nổ? Cách bạn lựa chọn sẽ cho ra đáp án rằng liệu bạn có phải người gây hấn thụ động hay không?

Nếu hành xử theo cách thứ hai, bạn có thể đã vô tình hành xử theo hướng gây hấn thụ động (passive-aggressive). Việc thực hiện các dạng hành vi này nhằm biểu lộ cảm xúc tiêu cực và sự chống đối với những gì chúng ta đang đối mặt. Bạn có thể làm ra vẻ đồng ý – rằng sẽ thực hiện một điều gì đấy được dặn (một cách miễn cưỡng vì không vừa ý) – nhưng sau đấy lại trì hoãn, hoặc sẽ không làm.

Những hành vi nhịn để gây hấn (passive-aggressive) điển hình

Gây hấn thụ động có thể được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, một người có thể liên tục tìm lý do để tránh tiếp xúc với người mà họ không thích, thậm chí luôn tìm cách bắt bẻ nếu mà phải tiếp xúc với người đấy.

Trong trường hợp người gây hấn thụ động đang giận dữ, họ có thể liên tục nói rằng họ không hề giận dỗi ai cả, và rằng họ vẫn đang ổn – dù cho biểu cảm của khuôn mặt hay hành động lại “vô tình” tố cáo điều ngược lại. Khi từ chối đối diện với cảm xúc và ngăn mình mở lòng, những người thực hiện hành vi này đang làm hạn chế việc giao tiếp để giải quyết vấn đề, từ đó khiến mối quan hệ càng tệ hơn. 

Một biểu hiện điển hình khác của hành vi này là cố gắng trì hoãn mọi việc. Khi bị bắt thực hiện những gì họ không muốn, người này sẽ để “nước đến chân mới nhảy”, vội vã rồi làm. Hoặc họ có thể “đùn” cho người khác trong khi tìm lý do biện hộ vì sao họ không thể làm. 

Trong văn hóa Việt Nam, biểu hiện điển hình cho cách ứng xử này chính là hành vi “giận cá chém thớt” – vì giận chuyện này mà thể hiện sự bực dọc với việc khác. 

Nguyên nhân sinh ra hành vi gây hấn thụ động

Những hành vi gây hấn thụ động có thể tạo ra những tác động tiêu cực với các mối quan hệ trong: gia đình, tình cảm và thậm chí là tại nơi làm việc. Vậy tại sao lối hành xử này vẫn phổ biến đến vậy? Theo một nghiên cứu khoa học vào năm 2009, những lý do sau đây có thể là nguyên nhân dẫn tới lối cư xử này: 

  • Môi trường phát triển: Nhiều ý kiến cho rằng hành vi gây hấn thụ động có thể sinh ra khi người ta lớn lên trong môi trường hạn chế hoặc không khuyến khích việc bộc lộ cảm xúc. Khi không thể bày tỏ những cảm nhận một cách công khai, người thực hiện hành vi này dễ tìm những cách thụ động khác để bày tỏ sự bực bội hay khó chịu của mình.
  • Bản chất của tình huống gặp phải: Tình huống mà một người đang phải đối mặt cũng ảnh hưởng đến cách ứng xử của họ. Nếu đang ở trong tình trạng mà những biểu hiện gây hấn không được chấp nhận, ví dụ như khi đang họp tại chỗ làm hoặc ngồi ăn với gia đình, họ sẽ thể hiện cảm xúc tiêu cực một cách bí mật khi cảm thấy bực bội, không thoả mãn.
  • Lựa chọn con đường dễ dàng: Việc trở nên quyết đoán và cởi mở hơn không phải là điều dễ dàng. Để bảo vệ bản thân, đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy sợ hãi và e dè khi thể hiện sự thiếu hài lòng, bực dọc của mình với người khác. Do đó, việc gây hấn thụ động có thể giúp ta chấp nhận cảm xúc dễ dàng hơn, đồng thời không phải đối mặt với nguồn cơn gây bực bội.
Thay vì trực tiếp trò chuyện, các bên có thể phải thông qua bên thứ ba để giải quyết. Minh họa: Francesco Ciccolella

Cách đối mặt với hành vi gây hấn thụ động

Vậy chúng ta nên làm gì khi một người bạn, đồng nghiệp hay thậm chí người yêu của chúng ta đang có cách hành xử này? Bước đầu tiên, ta cần nhận ra biểu hiện của hành vi này. Nó có thể xuất hiện dưới trạng thái: hờn dỗi; khen như không khen; trì hoãn khi làm việc gì đấy; luôn cố tìm cách thoái lui và từ chối giao tiếp…

Khi đối phương bắt đầu hành xử như này, chúng ta nên bình tĩnh chỉ ra cảm xúc của họ thay vì chỉ trích hoặc phán xét. Giả sử em gái bạn bực bội vì phải làm việc nhà, bạn có thể nói rằng: “Em có vẻ giận vì anh/chị nhờ dọn phòng nhỉ? Em có muốn anh/ chị làm gì không?”

Hầu hết, mọi người sẽ cố phủ nhận rằng họ đang tức giận. Lúc này, bạn nên dừng lại và cho người đó thời gian để đối diện trực tiếp với cảm xúc của mình. 

Nhận ra những biểu hiện của bản thân

Người ta thường dễ nhận ra trạng thái gây hấn thụ động của người khác, nhưng nếu chính mình lại là người làm hành vi này thì sao? Nếu nhận thấy những biểu hiện sau đây của bản thân, bạn cũng nên đối mặt với chính mình và tìm cách phản hồi tới những người xung quanh theo hướng tích cực hơn:

  • Hờn dỗi khi không hài lòng với những người xung quanh.
  • Tránh nói chuyện với những người đang làm bạn khó chịu.
  • Ngừng làm một điều gì đấy để trả đũa đối phương.
  • Nói những lời châm biếm để không phải tham gia cuộc hội thoại.

Nếu thấy hành vi gây hấn thụ động của mình đang làm hại các mối quan hệ, bạn có thể thử xử lý cảm xúc theo những cách sau:

  • Nâng cao nhận thức về bản thân. Những hành vi gây hấn thụ động đôi khi xuất phát từ việc bạn không hiểu rõ vì sao mình đang tức giận, cũng như không hiểu cảm xúc của mình. Hãy chú ý hơn đến cách bạn phản ứng với mọi người, không khí xung quanh cũng như những tình huống nào đã khiến sự “đóng băng” diễn ra.
  • Cho bản thân thời gian để thay đổi. Nhận ra nguồn gốc vấn đề là bước đầu tiên để thay đổi, nhưng bạn sẽ cần thời gian để có thể thoát khỏi những thói quen hành xử vốn có. Hãy kiên nhẫn, nhẹ nhàng và bao dung với bản thân hơn mỗi khi cảm xúc tiêu cực xuất hiện.
  • Học cách thể hiện bản thân. Hiểu rõ tâm trạng và học cách bày tỏ cảm xúc một cách lành mạnh lại sẽ lại là một bước tiến cần thời gian khác. Mâu thuẫn giữa người với người là điều mà ta sẽ không bao giờ có thể loại trừ hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bạn có thể trò chuyện, tìm kiếm cách thể hiện cảm xúc theo hướng xây dựng, ta sẽ cảm thấy bản thân trưởng thành và vững trãi hơn.

Kết

Gây hấn thụ động là hành vi khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và khó xử. Tuy nhiên, đây cũng là một trạng thái cảm xúc tương đối bình thường. Mâu thuẫn không phải vấn đề mà cách ta làm gì khi xung đột diễn ra mới là điều đáng được quan tâm. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp đối diện với nó. Khi cố gắng giải quyết những vấn đề tiêu cực một cách nhẹ nhàng, ta có thể giao tiếp dễ hơn với mọi người, đồng thời giảm thiểu tối đa những rạn nứt trong các mối quan hệ.

Theo Very Well Mind

Có thể bạn quan tâm:
Vạn con đường đều dẫn đến thành Rome – vạn phương pháp để giúp bạn phát triển bản thân
7 thử thách “siêu nhỏ” giúp bạn yêu thương bản thân “siêu nhiều”
Những người tự luyến thao túng người khác như thế nào?

Van Nguyen

Recent Posts

Làm thế nào để thể hiện giá trị bản thân mà không bị cho là khoe mẽ?

Trong môi trường công sở, cách ta thể hiện giá trị bản thân là một…

15 giờ ago

Những lợi ích tuyệt vời của nước rau má mà có thể bạn chưa biết

Là thức uống “ngon-bổ-rẻ” của nhiều người Việt cho ngày nóng nực; bạn đã biết…

2 ngày ago

#Nghĩ: Đối phó với chi phí sinh hoạt cao bằng 10 việc làm sau

Với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao, trong đây, The Millennials Life sẽ…

2 ngày ago

Đối với founder Gạo Nâu, người mới sẽ luôn có “miếng bánh” của mình trong ngành nhiếp ảnh

Anh Cao Văn Thắng – founder Gạo Nâu Chụp Ảnh, đã có những nhận định…

4 ngày ago

#Thoáng: Có 2 loại ham muốn tình dục. Bạn thuộc sắc thái nào?

Dù có già hay trẻ, xu hướng tính dục là gì, hay mới cưới hoặc…

4 ngày ago

Nét hội hoạ trừu tượng trong triển lãm “Một mùa thu chưa xa” của hoạ sĩ Trần Vĩnh Thịnh

"Một mùa thu chưa xa" trưng bày 27 tác phẩm theo phong cách trừu tượng.…

6 ngày ago