Haphephobia là một thuật ngữ để ám chỉ chứng sợ tiếp xúc. Dù không quá phổ biến, song loại bệnh này vẫn là một nỗi ám ảnh kinh hoàng và nằm trong nhóm ám ảnh chuyên biệt (sợ một đối tượng hoặc hoàn cảnh cụ thể). Người mắc hội chứng này sợ chạm và bị bất cứ ai chạm vào, tuy nhiên với một số người, thì nỗi sợ có mức độ nghiêm trọng hơn khi phải va chạm với người khác giới.
Điều đặc biệt của nỗi sợ hãi vô lý này là nó không nhất thiết phải đi kèm với khả năng mắc các chứng lo lắng khác như rối loạn lo âu xã hội, nỗi sợ bị tổn thương hay sợ tình dục. Nhiều người mắc chứng sợ tiếp xúc này vẫn có thể xây dựng được những mối quan hệ thân thiết và chặt chẽ với mọi người, tuy vậy họ vẫn luôn bị áp lực khi lo sợ các mối quan hệ có thể đổ vỡ do hội chứng Haphephobia.
Mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này sẽ khác nhau tuỳ theo mỗi người. Một số người mắc chứng haphephobia có thể vượt qua được những nỗi sợ của mình khi có đủ niềm tin với những người xung quanh hoặc việc gắng gượng chịu đựng, khi tiếp xúc vẫn nằm trong khả năng kiểm soát. Một vài phản ứng dễ thấy nhất của người mắc bệnh này khi phải tiếp xúc với người khác là: khóc, cứng người lại, trốn chạy, run rẩy và đổ mồ hôi đầm đìa. Các phản ứng nghiêm trọng hơn có thể kể đến như hoảng loạn (panic attack), tim đập nhanh, thở dồn dập.
Trước khi được chẩn đoán rằng liệu một người có bị Haphephobia hay không, các bác sĩ sẽ phải loại trừ các dấu hiệu tiềm ẩn khác cũng có triệu chứng tương tự như:
Các bác sĩ cũng sẽ loại trừ khả năng mắc chứng loạn cảm đau (allodynia) – một loại bệnh vô cùng nhạy cảm với việc đụng chạm. Với căn bệnh này, người bệnh có thể thấy rất đau nếu bị đụng chạm nhẹ vào người.
Hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh này bởi có nhiều yếu tố có thể đóng một vai trò dẫn tới việc bị bệnh. Giống như các chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể khác, yếu tố di truyền, lịch sử gia đình, kinh nghiệm và tính cách cũng có góp phần phát triển chứng ám ảnh sợ hãi.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ có nguy cơ mắc chứng sợ đụng chạm cao gấp hai lần so với nam giới. Theo DSM-5 (Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Phiên bản Thứ năm – Diagnostic and Statistical Mental Disorders, Fifth Edition), 75% người mắc chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể có thể có nhiều hơn một chứng sợ hãi.
Căn bệnh này thường được ghi nhận là phát triển mà không rõ nguyên nhân – một điều hoàn toàn bình thường với những người mắc các chứng ám ảnh cụ thể. Nhiều người không thể truy ra những tác nhân trong thời thơ ấu có thể dẫn đến chứng Haphephobia bất chấp việc căn bệnh này vẫn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ.
May mắn thay, những căn bệnh ám ảnh cụ thể đều có thể điều trị được, với tỷ lệ thành công lên tới 80-90%. Một vài cách thức điều trị bao gồm:
Ngoài việc tìm những phương pháp điều trị cho tình trạng của bản thân, bạn cũng có thể thực hiện những bước sau để quá trình hồi phục dễ dàng hơn:
Nỗi sợ bị đụng chạm có thể phát triển bởi ám ảnh sau những trải nghiệm đau thương. Phản ứng với việc đụng chạm là hoàn toàn bình thường. Hãy kiên nhẫn trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị hợp lý để có thể chữa lành những tổn thương bên trong tâm hồn, cũng như làm dịu dần các phản ứng tiêu cực của việc đụng chạm.
Theo Very Well Mind
Có thể bạn quan tâm:
Những thí nghiệm tâm lý gây tranh cãi nhất từ trước đến nay
Làm thế nào để không ai bị “bỏ rơi” trong cuộc trò chuyện nhóm?
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…