Fashion

Hermès gây tranh cãi khi mở trang trại cá sấu lớn nhất nước Úc

Hãng thời trang xa xỉ Hermès đã lên kế hoạch để xây dựng một trang trại nuôi cá sấu với mục đích lớn nhất là thu hoạch chất liệu da cá sấu, phục vụ dây chuyền sản xuất túi xách và các phụ kiện làm từ chất liệu da khác.

Bản tường trình từ thương hiệu ghi chú, trang trại cá sấu Hermès này sẽ có phòng nuôi trứng, phòng ấp nở. Xung quanh được bao bọc bởi nhà máy xử lý nước (cá sấu cần nước sạch để cho ra da thuộc tốt nhất). Cũng như khu cung cấp điện năng mặt trời.

Trang trại dự định sẽ thuê 30 nhân viên và bắt đầu với 4,000 con cá sấu. Mục tiêu lớn hơn là 50.000 con với năng suất sản xuất 15,000 bộ da/năm. Loại cá sấu được nuôi sẽ là cá sấu nước mặn Crocodylus Porosus. Phần bụng dưới của loài cá sấu này có thể cung cấp các tấm da thuộc đẹp nhất trong tự nhiên, có vảy hình vuông nhỏ đều tăm tắp.

Ảnh: Sưu tầm

Dự án trang trại của Hermès sẽ thực hiện ở khu vực Northern Territory, miền Bắc Úc và sẽ là một trong những trang trại nuôi cá sấu lớn nhất xứ sở kangaroo. Về vị trí địa lý, khu vực hãng chọn từng là nơi có nhiều trang trại cá sấu. Điều đó cho thấy đây sẽ là nơi hoàn toàn thuận lợi để nhà mốt triển khai việc thành lập một trang trại cá sấu riêng cho mình.

Động thái của Hermès đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ những người yêu động vật

Với những người yêu thời trang, thì túi xách da cá sấu là một trong những sản phẩm chủ lực làm nên danh tiếng cho nhà mốt Pháp trên thị trường mặt hàng xa xỉ, đặc biệt là dòng Birkin. Không chỉ Hermès, hầu hết hãng thời trang danh tiếng khác như Louis Vuitton cũng chọn da cá sấu nước mặn ở Úc làm chất liệu thời trang. Điều này càng khiến cho da cá sấu trở thành nguồn nguyên liệu được khai thác triệt để trong những năm vừa qua.

Chiếc túi Hermes được làm từ da cá sấu Porosus

Là một bước đi lớn của nhà mốt, thế nhưng, động thái ấy của Hermès đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt đến từ cộng đồng bảo tồn động vật hoang dã. Đây là điều không đáng ngạc nhiên. Hiện tại, Hermès là một trong những thương hiệu xa xỉ vẫn dùng da thuộc exotic (các loại da thuộc không phải da bê/bò). Các nhóm yêu động vật cho rằng hành động này là phi nhân tính.

Mức độ khai thác da cá sấu đã làm dấy lên những mối quan ngại về môi trường và bảo tồn động vật hoang dã | Ảnh: Sưu tầm

Nicola Beynon thuộc Hiệp hội Nhân đạo quốc tế cho biết: “Người tiêu dùng và các hãng thời trang đang tránh sự tàn nhẫn với động vật càng xa càng tốt. Chanel, Mulberry, Calvin Klein và Tommy Hilfiger đều áp dụng các chính sách bảo vệ động vật, chống lại việc sử dụng da. Do đó, Hermès có vẻ đã đầu tư vào một thứ không còn hợp thời nữa”.

Đồng ý kiến, tiến sĩ Jed Goodfellow tại Hiệp hội Hoàng gia về Ngăn chặn sự tàn ác với động vật RSPCA chi nhánh Úc cũng lên án việc giết bất kỳ loài động vật nào để làm hàng xa xỉ. “Việc nuôi một con thú chỉ để làm nên thứ phụ kiện xa xỉ không thiết yếu là phí phạm và man rợ.”

Cũng có chuyên gia phản biện rằng, trại cá sấu đang giúp bảo vệ loài động vật này tốt hơn

Theo giáo sư Grahame Webb, chủ tịch hiệp hội bảo vệ cá sấu hoang dã tại Úc, cho rằng những động thái xây trang trại thực ra có lợi cho nhóm cá sấu hoang dã.

“Nếu thương hiệu kiểm soát chuỗi cung ứng đảm bảo các tiêu chuẩn cao nhất, việc này sẽ không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Hermès là công ty rất bảo thủ, họ đang cố gắng làm điều đúng đắn. Hơn nữa, Úc có tiếng về việc quản lý cá sấu trên toàn thế giới. Số lượng cá sấu nước mặn hoang dã hiện cũng khỏe mạnh và ổn định.”

Có thể thấy, việc Hermès xây dựng một trang trại nuôi cá sấu suy đi tính lại vẫn không nên phản đối hoàn toàn. Lý do vì sao một số thương hiệu không thu mua da thuộc exotic, như trường hợp của Chanel, là vì họ không thể đảm bảo việc đối xử nhân đạo đối với các con thú tại trang trại. Trong khi đó, nhà mốt Hermès, khi mua lại (hoặc xây dựng) trang trại riêng, có thể tạo nên môi trường chăn nuôi lành mạnh và đạt chuẩn nhất.

Túi Himalaya Birkin’s Crocodile Niloticus có giá hơn $300,000

Việc không có trại chăn nuôi dẫn đến tình trạng săn bắt động vật hoang dã. Từ đó gây thảm sát và đe dọa quần thể cá sấu hoang dã. Theo giáo sư Webb, vào thập niên 1970, Úc từng đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cá sấu nước mặn. Đến khi các trang trại được thiết lập, bây giờ loài cá sấu này không còn thuộc diện cần bảo tồn nữa.

Ảnh bìa: Xupes

Nghi To

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

22 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago