Lifestyle

Hiệu ứng Mandela: Vạn người tin, một người không

Hiệu ứng Mandela xảy ra khi có rất nhiều người tin vào sự xuất hiện của một sự kiện nào đó cho dù nó hoàn toàn không có thật.

Nguồn gốc của Hiệu ứng Mandela

Fiona Broome là người tạo ra tên gọi hiệu ứng Mandela vào năm 2009, khi cô tạo một trang web để ghi nhận lại những quan sát của mình về hiện tượng này.

Cụ thể, trong một buổi hội thảo, Fiona đã nói về sự ra đi đầy đáng tiếc của nguyên Tổng thống Nam Phi, Nelson Mandela. Rất nhiều người sau đó cho biết họ cũng nhớ đến câu chuyện tương tự, về những bài báo đưa tin Nelson Mandela qua đời trong một trại giam ở Nam Phi vào những năm 1980s, và bài phát biểu của vợ nguyên Tổng thống về sự việc này.

Tuy nhiên, đây là sự việc không có thật, vì nguyên Tổng thống Nam Phi mất năm 2013. Kinh ngạc vì những “ký ức” giống nhau của mọi người về một câu chuyện chưa bao giờ xảy ra, Fiona Broome quyết định lập trang web để bắt đầu quá trình tìm hiểu về hiệu ứng Mandela.

Ảnh: Atlas Med Staff

Một số ví dụ về hiệu ứng Mandela

Ngoài câu chuyện về cái chết của nguyên Tổng thống Nam Phi, hiệu ứng Mandela còn được bắt gặp khá nhiều, ví dụ như:

Vua Henry VIII và chiếc chân gà tây: Nhiều người “nhớ” rằng họ đã nhìn thấy một bức tranh vẽ lại cảnh vua Henry VIII đang ăn một cái chân gà, cho dù trên đời chẳng hề có bức tranh nào như vậy.

Câu nói của Darth Vader: Nếu đã từng xem Star Wars: Episode V – The Empire Strikes Back, bạn chắc chắn sẽ nhớ đến câu thoại “Luke, I am your father.” của Darth Vader. Nhưng chính xác trên phim, Darth Vader đã nói “No, I am your father.”.

Mirror, Mirror on the Wall: Trong Bạch Tuyết và 7 chú lùn, đây là câu mở đầu của Hoàng hậu mỗi lần bà ta hỏi Gương thần rằng ai mới là người đẹp nhất. Tuy nhiên, câu đúng lại là “Magic mirror on the wall”.

Nguyên nhân của hiệu ứng Mandela

Thực tại song song

Một nguyên nhân giải thích cho loại hiệu ứng này lấy cơ sở từ vật lý lượng tử và rằng thay vì chỉ có một dòng thời gian của các sự kiện, thì vẫn luôn có những dòng thời gian hoặc vũ trụ song song cũng đang diễn ra và đã lẫn vào dòng thời gian của chúng ta. Khi xét hiệu ứng Mandela theo hiệu ứng này, thì sẽ có một hoặc nhiều nhóm người có chung ký ức giống bạn. 

Ký ức giả

Một lời giải thích hợp lý hơn cho hiệu ứng Mandela là sự liên quan tới ký ức giả (false memory). Trước khi tìm hiểu định nghĩa về thuật ngữ này, một ví dụ về hiệu ứng này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về việc ký ức có thể được ghi nhớ lại sai lệch như thế nào (và có thể dẫn tới hiện tượng mà chúng ta đang tìm hiểu). 

Khi nói đến Alexander Hamilton, nhiều người Mỹ sẽ biết rằng ông là một trong những người cùng thành lập ra nước Mỹ, nhưng chưa bao giờ là Tổng thống Mỹ. Nhưng nếu được hỏi để kể tên một trong những tổng thống của nước Mỹ, nhiều người có thể nhầm lẫn rằng ông từng có vai trò như vậy. Nhưng tại sao lại có thể nhầm như vậy? 

Giải thích đơn giản về khoa học thần kinh, thì ký ức về Alexander Hamilton là ai được lưu lại trong một phần của não bộ, mà tại đó não bộ sẽ ghi nhớ về những tổng thống Mỹ. Phương tiện của các dấu vết bộ nhớ được lưu trữ được gọi là engram, và khung mẫu cho những ký ức có liên kết với nhau được gọi là schema. 

Vậy nên khi nghĩ về Hamilton, các tế bào thần kinh có liên hệ chặt chẽ với nhau sẽ khiến chúng ta nhớ nhầm rằng ông từng là tổng thống. 

Video: What is Mandela Effect. Youtube: Mindful Thinks

Các khái niệm liên quan đến bộ nhớ

Điều này dẫn đến khả năng rằng những vấn đề với trí nhớ, chứ không phải sự tồn tại của những thế giới song song, mới là lời giải thích hợp lý cho hiệu ứng Mandela. Trên thực tế đã có nhiều chủ đề liên quan đến trí nhớ mà có thể đóng một vai trò cho hiện tượng này, bao gồm: 

  • Tạo lập ký ức. Tạo lập ký ức là thuật ngữ liên quan đến việc não của bạn lấp đầy những khoảng trống trong ký ức để khiến mọi việc xảy ra có ý nghĩa hơn. Có nghĩa rằng não bộ có thể tự tạo ra và ghi nhớ những điều chưa bao giờ xảy ra. Hiện tượng này cũng có xu hướng gia tăng theo độ tuổi
  • Tiếp nhận sai thông tin sau một sự kiện. Những thông tin bạn có được sau khi tham gia một sự kiện có thể thay đổi ký ức của bạn về nó. Điều này bao gồm những thông tin cơ bản về sự kiện, và giải thích tại sao lời khai từ việc nhìn tận mắt có thể không đáng tin cậy.
  • Mồi (Priming). Mồi (priming) là kỹ thuật dùng một kích thích để ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta về một vấn đề. Thuật ngữ này còn được biết đến với tên gọi là khả năng gợi ý (suggestibility) và tiền giả định (presupposition), priming có thể chỉ đến sự khác biệt giữa việc hỏi một người “thấp” như thế nào, so với việc hỏi là họ “cao” bao nhiêu. Chính việc đặt câu hỏi cũng có khả năng ảnh hưởng đến phản ứng và trí nhớ của chúng ta.

Ảnh hưởng của Internet

Không nên đánh giá thấp vai trò của Internet trong việc ảnh hưởng đến ký ức của số đông. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà việc xem xét hiệu ứng Mandela lại phát triển trong thời đại kỹ thuật số này.

Internet là một phương tiện đầy quyền lực để lan truyền thông tin, và việc lan truyền này cũng có khả năng dẫn đến những quan niệm sai lầm, sai lệch để tạo sức hút. Từ một, cho đến một nghìn, cho đến hàng triệu người,… có thể tạo ra những cộng đồng dựa trên những thông tin giả và cho rằng những gì chỉ có trong trí tưởng tượng là sự thật

Ảnh: NPR

Trên thực tế, trong một nghiên cứu lớn với hơn 100.000 câu chuyện và tin tức được thảo luận trên Twitter và được thực hiện trong khoảng thời gian 10 năm, kết quả cho thấy rằng các trò lừa bịp và tin đồn đã chiến thắng sự thật khoảng 70%. Kết quả này không có sự ảnh hưởng của một bên nào, và cũng không có sự tham gia của các tài khoản bot, và đã được chứng minh rằng những tài khoản thật, thậm chí có dấu tích xanh đã phát tán thông tin sai lệch với tỷ lệ cao hơn nhiều so với sự thật.  

Khi mỗi người kể về trải nghiệm hoặc phản ứng của họ về một sự kiện, những ký ức giả này có thể ảnh hưởng đến ký ức của những người khác, khiến những người này bắt đầu ghi nhớ sự kiện đấy theo hướng ký ức giả. 

Kết

Với hiệu ứng Mandela, việc cùng nhiều người có cùng ký ức giống nhau vẫn đang được tìm hiểu. Nhưng ta có thể tạm kết luận rằng, việc ghi nhớ một thứ gì đấy sai lệch cũng có thể do chịu ảnh hưởng từ chính những người xung quanh. Khi càng nhiều người có những thông tin không chính xác, chính những thông tin này sẽ “thâm nhập” dần vào não bộ của người khác và họ dần tin rằng chúng là sự thật, và rồi sẽ được củng cố rằng niềm tin của họ là những thông tin này là chính xác.  

Theo Very Well Mind

Có thể bạn quan tâm:
Vitamin Sea: Khi biển cả là liều thuốc cho sức khỏe
#Nghĩ: Hiệu ứng phản tác dụng – Vì sao chúng ta “từ chối” sự thật?
Hiệu ứng tắc kè hoa: Khi mỗi chúng ta đều có thể là “bản sao” của ai đó

Van Nguyen

Recent Posts

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

21 giờ ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

22 giờ ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

2 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

3 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

4 ngày ago

Nguyễn Viên An chia sẻ về quy trình nhượng quyền “trà sữa nướng” Yi He Tang Vietnam

Nếu là một tín đồ “nghiện” trà sữa, chắc có lẽ bạn không thể không…

5 ngày ago