Tại sao người ta hay nói rằng những người yêu nhau lâu thường sẽ giống nhau? Đó là bởi khi tiếp xúc với ai đó trong thời gian dài, ta có thể vô thức thay đổi cách nói chuyện và cư xử của mình. Sự khác biệt đó phần nào đến từ những đặc điểm mà chúng ta thấy thu hút, nguyên nhân khác nữa chính là bởi tác dụng của Hiệu ứng Tắc kè hoa (Chameleon Effect).
Đây là hiệu ứng tâm lý bắt nguồn từ việc con người bắt chước phong cách ăn nói, thời trang, cử chỉ hoặc nét mặt của những người mà chúng ta thường xuyên tiếp xúc. Hiệu ứng này dẫn đến việc bạn thay đổi hành vi trong vô thức để phù hợp với thói quen của những người thân thiết, hoặc thậm chí là để phù hợp với phong cách của người lạ.
Hiện tượng này được đặt theo tên của loài tắc kè hoa, loài vật vốn nổi tiếng với việc ngụy trang để ẩn mình vào không gian, giúp bản thân thoát khỏi các mối đe dọa.
Đôi lúc, ta có thể nhận thấy bạn bè hoặc người thân đang sử dụng những câu cửa miệng hoặc cử chỉ tay yêu thích của mình và ngược lại. Đây là hiện tượng tâm lý bình thường mà bất cứ ai cũng có thể trải qua trong cuộc sống.
Chúng ta hay bắt chước người khác để gây trò cười. Tuy nhiên, theo một khía cạnh khác, các nhà nghiên cứu cho rằng, hiệu ứng Tắc kè hoa có ảnh hưởng tích cực đến các tương tác của chúng ta với nhiều mối quan hệ xã hội. Khi một người làm theo hành động của ai đó, người được mô phỏng sẽ nhận thấy và nảy sinh cảm xúc tốt đẹp với ta.
Mặc dù thuật ngữ “bắt chước” có thể mang ngữ điệu tiêu cực nhưng trong hầu hết các trường hợp, hiệu ứng Tắc kè hoa được đánh giá là vô hại. Người bắt chước có thể ngưỡng mộ một ai đó, dẫn đến thói quen mô phỏng cách hành xử, thái độ, lời nói của người kia.
Để nhận ra được hiệu ứng này rõ nhất, chúng ta có thể quan sát ở các cặp đôi đã bên nhau lâu năm hoặc những cặp bạn thân. Theo Tanya L. Chartrand và John A. Bargh, hai nhà tâm lý học đầu tiên khám phá ra hiện tượng này, những người đồng cảm có khả năng bắt chước nhiều hơn các nhóm tính cách khác.
Khi một người có khả năng đồng cảm cao, họ sẽ chú ý tới những người xung quanh và hình thành mối liên hệ sâu sắc hơn với đối tượng mà mình đang tiếp xúc. Điều này giúp họ dễ dàng gắn kết, thu hẹp khoảng cách bằng cách mô phỏng lại những hành vi, cách cư xử vốn không phải là của mình.
Khi làm theo cử chỉ của người khác, ta thường có hai cách. Một là mô phỏng theo chiều ngược lại những điều người kia đang làm. Tức là, nếu một người đang di chuyển tay phải của họ theo một cử chỉ nhất định trong khi nói chuyện, người bắt chước sẽ di chuyển tay trái của họ trong khi thực hiện cùng một động tác.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể bắt chước y hệt hành vi của một người. Nếu họ giơ cao tay trái, chúng ta cũng sẽ giơ cao tay trái. Nếu họ với tay lấy nước, chúng ta cũng sẽ bắt chước giống họ.
Tuy không có quá nhiều khác biệt giữa hai cách này, nhưng một nghiên cứu đã cho thấy mỗi phương thức lại có những ảnh hưởng xã hội khác nhau. Buổi nghiên cứu đã yêu cầu các ứng viên tương tác với một nhân vật ảo trong môi trường giả lập. Kết quả là những người bị bắt chước giống hệt có cảm xúc khá tiêu cực với người ảo này. Ngược lại, những thành viên nhận thấy nhân vật giả lập kia chỉ mô phỏng một phần hoặc cư xử hoàn toàn khác với hành vi của mình lại cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn.
Điều này cho thấy, nếu ta có ý định bắt chước y hệt một đối tượng nào đấy, dù là vô thức, đối phương cũng có thể nảy sinh những phản ứng tiêu cực với ta.
Hiệu ứng này diễn ra hoàn toàn tự nhiên, vậy nên bạn không cần phải luyện tập để bắt chước ai đấy một cách hoàn hảo. Điều quan trọng là hiệu ứng này giúp ta nhận ra được các tình huống xã hội, qua đó có cách hành xử phù hợp với từng mục đích giao tiếp, đồng thời tạo thiện cảm với những người xung quanh.
Hiệu ứng Tắc kè hoa mang lại cảm giác về sự tương đồng. Một vài những hành vi, cử chỉ thường được bắt chước bao gồm:
Khi chúng ta bắt chước một người, họ sẽ thấy chúng ta đang hiểu thế giới theo góc nhìn của họ. Điều này giúp đôi bên dễ liên hệ và trò chuyện với nhau hơn. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng và cố gắng mô phỏng mọi hành động của người đối diện, họ có thể hiểu nhầm và cho rằng ta đang chế giễu họ. Điều này khiến cho việc giao tiếp trở nên thất bại và ta có thể bị nhìn nhận như một kẻ a dua, thiếu phong cách cá nhân.
Sau đây là một vài cách để bạn có thể áp dụng hiệu ứng này dễ dàng hơn:
– Học cách đồng cảm với những người xung quanh.
– Lắng nghe họ để hiểu, và không trả lời khi không cần thiết.
– Bắt chước vì mục tiêu chính đáng.
– Xây dựng mối quan hệ lành mạnh với những người xung quanh.
Hiển nhiên hiệu ứng Tắc kè hoa giúp chúng ta được đón nhận tốt hơn đồng thời thể hiện tầm quan trọng của các mối quan hệ. Tuy nhiên, mỗi chúng ta đều là một cá thể riêng biệt, việc cố tình bắt chước có thể làm bạn mất đi cái tôi cũng như hạn chế sự phát triển của bản thân. Trong nhiều trường hợp bạn có thể không nhận ra rằng chính mình cũng là một cá thể vô cùng thú vị, rất nhiều người cũng đang “cố gắng” sao chép những gì bạn đang làm.
Theo Very Well Mind
Có thể bạn quan tâm:
Ngáp – Thí nghiệm về lòng đồng cảm và tính liên kết xã hội
#Nghĩ: Phong ba bão táp không bằng kết bạn ở tuổi trưởng thành
Đừng đánh đổi bản thân lấy cái gật đầu của đám đông
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…