Lifestyle

#Thoáng: Hình mẫu cơ thể lý tưởng đã ảnh hưởng đến cộng đồng đồng tính nam như thế nào?

#Thoáng là series những bài viết thuộc chủ đề tình dục dưới lăng kính cởi mở và hiện đại

‘Body vạn người mê’ có lẽ là cụm từ mà bạn có thể bắt gặp nhiều ở trên không gian mạng ở thời điểm hiện tại. Từ các quảng cáo của phòng tập thể hình đến các trang fanpage thường xuyên đăng tải hình ảnh trai xinh/gái đẹp. Không thể phủ nhận là những cá nhân có hình mẫu cơ thể lý tưởng sẽ thu hút được sự chú ý của đại đa số người khác, bất kể là ngoài đời thực hay ở bất cứ nền tảng mạng xã hội nào.

Đối với những người dị tính luyến ái, đây có thể là điều bình thường, bởi vì họ không hoặc ít đặt nặng lắm vào việc có cơ bụng 6 múi hay bờ mông tròn trịa. Thông thường họ xem những hình ảnh của các siêu mẫu trên mạng chỉ là hình ảnh ngưỡng mộ thôi và ít để tâm đến. Tuy nhiên, đối với cộng đồng LGBTQIA+, và đặc biệt trong chủ thể của bài viết này là người đồng tính nam, thì đây lại là một câu chuyện khác.

Vấn đề về rối loạn dị dạng loạn cơ thể (Body Dysmorphia Disorder – BDD), một nỗi lo lắng không lành mạnh về sự tự chỉ trích khiếm khuyết nào đó trên thân thể của mình, đã xuất hiện ở khoảng 2,2% nam giới dị tính, nhưng con số này còn cao hơn nhiều ở nam giới đồng tính và song tính.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2020 trên tạp chí Body Image đã tiến hành khảo sát 268 thanh thiếu niên và nam giới trưởng thành thuộc nhóm người đồng tính và song tính. Kết quả nhận lại đã chỉ ra rằng hơn 49% người tham gia nghiên cứu mắc BDD. Nghiên cứu cho rằng sự phổ biến cao của BDD là do áp lực sống như một người thuộc nhóm thiểu số về giới tính, bao gồm nhiều lo lắng, chẳng hạn như sợ bị từ chối, che giấu xu hướng tình dục, kỳ thị đồng tính, bắt nạt và đe dọa bạo lực.

Có thể, áp lực từ việc là nhóm thiểu số mà nam giới đồng tính phải đối mặt là một áp lực vô hình, dẫn đến chứng rối loạn cơ thể và các vấn đề ăn uống. Từ khi còn nhỏ, nam giới đồng tính đã cảm thấy lo lắng về ngoại hình của mình. Họ phải dành nhiều thời gian để tự giám sát và có thể bị ám ảnh bởi ngoại hình của mình.

Sự lo lắng đó có thể dẫn đến một số hành vi gây hại, như rối loạn ăn uống chẳng hạn. Mặc dù hai chứng rối loạn này thường đi kèm với nhau, nhưng bạn cần lưu ý rằng chúng là hai bệnh lý riêng biệt. Vì vậy, không phải ai mắc BDD cũng sẽ phát triển rối loạn ăn uống, và không phải ai mắc rối loạn ăn uống cũng bị BDD.

Những lý do khiến hình mẫu cơ thể lý tưởng ảnh hưởng đến cộng đồng đồng tính nam

Vậy hệ quả của việc dõi theo hình mẫu cơ thể lý tưởng quá đà có thể dẫn đến hệ luỵ như thế nào? Lý do gì lại khiến cộng đồng đồng tính nam lại có sự tiêu cực về vấn đề này đến vậy thay vì nhìn nhận nó một cách cởi mở và tích cực? Nhiều chuyên gia đã đưa ra các quan điểm nghiên cứu đến các phương tiện truyền thông và đến với môi trường của những người trong cộng đồng LGBTQIA+.

Những người đồng tính nam phải chịu lời nói không mấy hay nếu cơ thể của họ không đi theo chuẩn mực của xã hội

1. Hình mẫu cơ thể lý tưởng qua truyền thông đại chúng

Nam giới đồng tính thường thấy mình mắc chứng phức cảm Adonis (được hiểu là tâm trạng lo âu và bất an của các chàng trai và đàn ông về ngoại hình của mình), từ đó họ sẽ tin vào những gì truyền thông nói về hình mẫu cơ thể lý tưởng của một người đồng tính nên trông như thế nào.

Kỳ thị về cân nặng, ngoại hình đã thấm sâu vào xã hội đến mức chúng ta thậm chí không nhận ra. Hãy nhìn vào những hình ảnh thường thấy trên phương tiện truyền thông chẳng hạn. Chúng ta thấy những thân mình mỏng manh kết hợp cùng cơ bắp được xem là lý tưởng, trong khi cơ thể béo phì thì bị đem ra làm trò cười. Điều này thực sự là thách thức lớn khi nhiều người trẻ thuộc cộng đồng đồng tính nam đang hình thành thế giới quan của mình và mong muốn có người yêu.

Một bài nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Eating Disorders cho biết: những người đàn ông luôn dõi theo một cách quá đà các thông tin về hình mẫu cơ thể lý tưởng từ truyền thông. Và tin rằng thân hình gầy mỏng được yêu thích sẽ dễ dàng cảm thấy không hài lòng với cơ thể của chính mình và có nguy cơ phát triển BDD.

2. Hình mẫu cơ thể lý tưởng trên các bài đăng mạng xã hội.

Sự gia tăng của các influencer (người nổi tiếng có sức ảnh hưởng) và những người mẫu nam luôn cung cấp các bài tập thể dục và chế độ ăn uống ‘heo-thì’ hàng ngày có thể là con dao 2 lưỡi. 

Ở khía cạnh tiêu cực, điều này sẽ có ảnh hưởng độc hại khi nó tạo ra một sự so sánh bản thân với một lý tưởng nhiều người không thể đạt được một cách dễ dàng vì cơ địa mỗi người. Nó cũng tạo ra một không gian nơi những người mong muốn thể hiện sự tích cực với cơ thể của mình có thể dễ bị xấu hổ hoặc bị trêu chọc vì không có thân hình giống như tiêu chuẩn ở phòng gym.

Mạng xã hội đã định hình một hình mẫu cơ thể lý tưởng rất cụ thể cho nam giới đồng tính. Cho nên, điều này có thể thực sự gây tổn hại đến tâm lý và những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, từ đó dẫn đến các hành vi tự cô lập, vô tình đẩy bạn ra khỏi cộng đồng mà bạn có thể cần nhờ đến sự giúp đỡ từ họ.

3. Hình mẫu cơ thể lý tưởng trong chính cộng đồng và văn hoá người đồng tính nam

Tất cả những điều trên đã làm dẫn đến sự gia tăng BDD. Bạn có thể nhận thấy, nhiều người đồng tính nam thường thu hút bởi 2 đối tượng: những người trẻ trung, những người có thân hình cơ bắp và có thể là kết hợp của cả hai. Nếu không cơ bắp, bạn phải mảnh khảnh và nhìn như một nam sinh vậy, hoặc ngược lại. Điều này trở nên khó khăn hơn nếu các bạn tham gia các ứng dụng hẹn hò và nhiều cá nhân chỉ tìm kiếm người yêu có thân hình săn chắc hoặc mỏng manh.

Những người không có hình mẫu cơ thể lý tưởng tin rằng họ cần phải như vậy để thu hút người khác. Nhiều người đàn ông thường thảo luận bí mật về nỗi sợ bị béo của mình như: “không ai sẽ muốn quan hệ với bạn… ở trong một mối quan hệ với bạn… không ai sẽ yêu bạn.” 

Kết

Sẽ rất khó để lay chuyển hoàn toàn định kiến về những người không theo được tiêu chuẩn hình mẫu cơ thể lý tưởng. Ở người dị tính đã khó, cộng đồng đồng tính nam nói riêng và cộng đồng LGBTQIA+ nói chung còn khó hơn, đặc biệt ở một đất nước còn coi trọng hình thức như ở Việt Nam. Nhưng nếu phải hành động từ bây giờ để có thể khiến cuộc sống của nhiều người thoải mái hơn, chúng ta cần làm gì? 

Ta có thể ủng hộ việc tăng cường hiện hữu hình ảnh của các cơ thể đa dạng trên phương tiện truyền thông hơn, hoặc tham gia vào các hội nhóm dành sự ủng hộ và tôn vinh cho mọi kiểu cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể thảo luận và đưa ra các quan điểm vì sao xã hội nên cho phép nam giới mở rộng khả năng hẹn hò với những người không nằm trong các chuẩn mực hạn hẹp về thân hình cân đối ở trên các diễn đàn.

Còn đối với mỗi cá nhân, hành trình chấp nhận thân hình của bản thân không dễ dàng. Nhưng nếu bạn nhận ra rằng dù cơ thể bạn có thể không “hoàn hảo” theo chuẩn mực xã hội bạn vẫn sẽ có sức khỏe, hạnh phúc và tình yêu.

Xem thêm: #Thoáng: Người lớn nói gì về tình dục với con cái của mình?

Dao Thomas

Recent Posts

9 địa điểm cho các tín đồ nhạc Rock tại Sài Gòn

Nếu đang tìm một không gian Rock 'n' Roll để đắm mình trong những giai…

1 giờ ago

Triển lãm “Tằm” của Kén Lab: Sự bình dị của dương gian qua tranh lụa

Sự kiện trưng bày tác phẩm lần thứ hai của nhóm những hoạ sĩ "vẽ…

1 ngày ago

Mai Ngọc Linh – Founder của LaBase: Sự khác biệt giữa kinh doanh trên sàn thương mại và dịch vụ trong ngành làm đẹp

Thương hiệu LaBase Cosmetics & Spa của chị Mai Ngọc Linh đã làm thế nào…

2 ngày ago

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

3 ngày ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

4 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

4 ngày ago