Lifestyle

#Nghĩ: Học thuyết đạo đức của Kohlberg – Nhận thức tốt-xấu của chúng ta được hình thành như thế nào?

#Nghĩ là series về những vấn đề, hiện tượng cần được quan tâm trong xã hội từ trước đến nay.

Học thuyết về sự phát triển đạo đức của Kohlberg (Kohlberg’s theory of moral development) tập trung nói về cách trẻ em phát triển các giá trị đạo đức và hệ thống lý luận đạo đức. Nhìn chung, học thuyết Kohlberg cho rằng có 6 giai đoạn trong quá trình phát triển đạo đức, và mục tiêu của việc lý luận đạo đức chủ yếu là để tìm kiếm và duy trì công lý.


Hiểu một cách đơn giản nhất, thì đạo đức (moral) là hệ thống những nhận định đúng-sai, tốt-xấu khi nói đến một sự việc, hiện tượng, con người nào đó dựa trên quan điểm và niềm tin cá nhân. Những giá trị đạo đức này ảnh hưởng lên cách chúng ta tư duy và hành động. Mâu thuẫn về giá trị đạo đức có thể gây nên bất đồng, xung đột, tranh chấp. Do đó, những người khác biệt về niềm tin và hệ giá trị thường không chơi cùng nhau được.

Ví dụ, bạn cho rằng đi chơi riêng cùng người yêu của bạn mình là không tốt, do đó bạn sẽ không đi, đồng thời không tán thành những ai như vậy. Thế nhưng một người A khác lại cho đó là chuyện bình thường, nên họ thoải mái trò chuyện hẹn hò riêng với người yêu của bạn bè. Trong mắt bạn thì việc làm đó không khác gì một hành vi “trộm cắp”. Trong mắt A thì người yêu của bạn cũng như bạn mình. Có thể có nhiều hơn một nguyên nhân vì sao một người lại cho rằng cái gì đó là đúng hay sai, tốt hay xấu. Tạm không nhắc đến gốc rễ vấn đề, ở đây, chỉ riêng cách suy nghĩ và hành động trái ngược như vậy là đủ để biết rằng khả năng cao cả bạn và A sẽ không trở thành bạn bè thân thiết được.

Nhiều trường hợp, chúng ta có thể phải khéo léo điều chỉnh những gì mình thể hiện ra ngoài để trở nên phù hợp với quy chuẩn chung về đúng-sai, tốt-xấu của môi trường / xã hội mình đang sinh sống. Nhưng sâu bên trong, chúng ta vẫn giữ ý kiến riêng của mình về thế nào mới là đúng. Giá trị đạo đức của một người thường chỉ thay đổi một khi quan điểm cá nhân của họ thay đổi.

Sự phát triển của hệ thống giá trị đạo đức là một trong những chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm nhất cả trong giáo dục và tâm lý học. Những giá trị đạo đức của chúng ta được hình thành như thế nào? Có phải mọi em bé đều phát triển đạo đức theo cách giống nhau? Tác nhân nào có sức ảnh hưởng lớn hơn lên quá trình hình thành đạo đức, cha mẹ hay xã hội? Đây là những câu hỏi khiến cho nhiều bậc phụ huynh, các nhà lãnh đạo tôn giáo, và những bậc hiền triết đau đầu trong thời gian dài.

Một trong những học thuyết nổi tiếng nhất trong việc đi sâu tìm hiểu về những câu hỏi cơ bản này là lý thuyết đạo đức Kohlberg, do nhà tâm lý học người Mỹ Lawrence Kohlberg xây dựng. Trước Kohlberg, triết gia-nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Jean Piaget đã từng mô tả quá trình phát triển 2 giai đoạn của đạo đức. Kohlberg mở rộng nghiên cứu của Piaget, đưa ra đề xuất rằng quá trình phát triển đạo đức diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời. Ông phác thảo 6 giai đoạn phát triển đạo đức trong 3 cấp độ khác nhau, đồng thời tập trung hơn vào việc lý giải cách trẻ em phát triển khả năng lý luận đạo đức.

Lawrence Kohlberg

Cách Kohlberg xây dựng lý thuyết về đạo đức – Tình huống tiến thoái lưỡng nan của Heinz (The Heinz Dilemma)

Kohlberg dựa vào một chuỗi các thế tiến thoái lưỡng nan trong đạo đức ghi nhận được ở các đối tượng tham gia nghiên cứu để xây dựng học thuyết của mình. Tham dự viên cũng được phỏng vấn nhằm xác định quá trình nhận thức và suy luận đằng sau những nhận xét của họ cho từng trường hợp.

Một ví dụ ở đây là ví dụ về trường hợp “Heinz trộm thuốc”. Cụ thể, một người phụ nữ bị mắc bệnh ung thư và bác sĩ điều trị tin rằng chỉ có một loại thuốc có thể cứu cô. Loại thuốc này được chế tạo bởi một dược sĩ tại địa phương và ông cũng có thể làm ra một liều thuốc chỉ với $200 và bán ra với giá $2000 một liều. Heinz, chồng của người phụ nữ, chỉ lo được $1000 để mua thuốc.

Anh này cố thương lượng với người dược sĩ kia để mua với giá thấp hơn hoặc cho khất nợ để anh ta trả dần. Nhưng người dược sỹ từ chối bán nó với giá thấp hơn và cũng không chấp nhận chia ra trả nhiều lần. Bị cự tuyệt, Heinz đã đột nhập vào tiệm thuốc và lấy cắp thuốc để cứu vợ mình. Kohlberg đặt ra câu hỏi “Người chồng nên hay không nên làm như vậy?”

Kohlberg không quan tâm nhiều đến câu trả lời rằng Heinz đúng hay sai mà cái ông muốn đào sâu là quá trình suy luận trong mỗi quyết định ở tham dự viên. Sau đó ông phân nhóm những loại suy luận này vào các giai đoạn trong học thuyết phát triển đạo đức của mình.

Cấp độ 1: Đạo đức tiền quy ước

Những giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển đạo đức, sự phục tùng và trừng phạt là đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn cũng có thể xuất hiện dạng suy luận này. Ở giai đoạn này, Kohlberg cho rằng, con người ta thấy những quy tắc luôn mang tính cố định và chuẩn chỉnh. Tuân theo những quy tắc này là vô cùng quan trọng vì nó là công cụ giúp ta tránh khỏi bị trừng phạt.

Ở những nền văn hóa cá nhân và trong giai đoạn trao đổi của sự phát triển đạo đức, trẻ hình thành những quan điểm và phán đoán cá nhân dựa trên cách chúng đáp ứng những nhu cầu của bản thân. Trong thế tiến thoái lưỡng nan của Heinz, trẻ cho rằng hành động đúng đắn nhất là lựa chọn giúp giải quyết nhu cầu của Heinz tốt nhất. Thời điểm này, có thể nhân nhượng, nhưng chỉ khi nào nó đáp ứng những mối bận tâm của chính chủ thể.

Ảnh: Verywellmind

Cấp độ 2: Đạo đức quy ước

Thường được gọi là định hướng “Con ngoan trò giỏi”, giai đoạn tương tác liên nhân trong quá trình phát triển đạo đức này tập trung vào việc sống làm sao để đáp ứng được kỳ vọng và quy tắc của xã hội. Tập trung nhấn mạnh vào sự tuân thủ, hành xử “tử tế” và cân nhắc sự ảnh hưởng của những quyết định mình đưa ra lên các mối quan hệ.

Giai đoạn này tập trung vào duy trì trật tự xã hội. Ở giai đoạn này, con người ta bắt đầu coi xã hội là một khối tổng thể khi đưa ra những nhận định. Tâm điểm ở đây là duy trì luật lệ và trật tự bằng cách làm theo những quy tắc, hoàn thành chức trách của bản thân và tôn trọng tầng lớp cầm quyền.

Cấp độ 3: Đạo đức hậu quy ước

Những ý tưởng về một khế ước xã hội và quyền của từng cá nhân khiến con người ta bắt đầu hình thành những giá trị, ý kiến và niềm tin về người khác trong giai đoạn này. Những quy tắc luật lệ là rất quan trọng để duy trì một xã hội, những các thành viên trong xã hội ấy nên thống nhất với nhau về những tiêu chuẩn này.

Cấp độ cuối cùng trong chuỗi suy luận về đạo đức của Kohlberg dựa trên những nguyên lý đạo đức tổng quát, và quá trình suy luận trừu tượng. Ở giai đoạn này, con người ta làm theo những nguyên tắc nội tại trong họ về tính công bằng, thậm chí ngay cả khi họ có xung đột với những quy tắc và luật lệ ngoại tại.

Phê bình

Học thuyết của Kohlberg có liên đới với quá trình tư duy về đạo đức, nhưng vẫn có một khác biệt lớn lao giữa việc nhận thức về cái ta nên làm và cái ta thực sự làm. Suy luận về đạo đức, vì vậy, có thể không đưa đến những hành vi đạo đức. Đây chỉ là một trong nhiều phê bình cho học thuyết của Kohlberg.

Những nhà phê bình đã chỉ ra rằng học thuyết của Kohlberg đã nhấn mạnh quá đà quan niệm về công bằng khi đưa ra những quyết định đạo đức. Những yếu tố như tình yêu thương, chăm sóc và những cảm xúc ta dành cho người khác có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình suy luận về đạo đức.

Học thuyết của Kohlberg có nhấn mạnh quá đà triết học Tây phương? Những nền văn hóa cá nhân đặt trọng tâm vào quyền cá nhân, trong khi những nền văn hóa tập thể nhấn mạnh tầm quan trọng của xã hội và cộng đồng. Những nền văn hóa tập thể, văn hóa Á Đông có thể có những cái nhìn khác về đạo đức mà học thuyết của Kohlberg chưa khai thác được.

Thế tiến thoái lưỡng nan của Kohlberg có khả năng ứng dụng không? Hầu hết những đối tượng nghiên cứu của ông đều dưới 16 tuổi, họ là những người chưa hề có trải nghiệm hôn nhân. Thế tiến thoái lưỡng nan của Heinz có thể quá trừu tượng và khó hiểu với trẻ, và kịch bản áp dụng nhiều hơn ví dụ này vào những mối quan tâm thường ngày đã dẫn đến những kết quả khác nhau.

Những nhà phê bình Kohlber, trong đó có Carol Gilligan, cho rằng học thuyết của Kohlberg hơi bị thiên vị giới tính vì tất cả đối tượng nghiên cứu của ông đều là nam giới. Kohlberg tin rằng phụ nữ có khuynh hướng duy trì ở cấp độ ba của quá trình vì họ đặt nhiều trọng tâm hơn lên những thứ như mối quan hệ xã hội và phúc lợi của những người khác.

Gilligan thay vào đó lại cho rằng học thuyết của Kohlberg đã nhấn mạnh quá mức những khái niệm như công lý và không chỉ ra một cách đầy đủ quá trình suy luận về đạo đức dựa trên những nguyên lý và luân lý về sự chăm sóc và quan tâm dành cho người khác.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Trời cao có mắt hay thế giới này thực chất không công bằng?
Hiệu ứng phản tác dụng – Vì sao chúng ta “từ chối” sự thật?
Afghanistan – Nơi có “ngàn mặt trời” không được nói câu từ chối

Mi Nguyen

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

18 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

3 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago