Nếu bạn từng cảm thấy mình như “kẻ lừa đảo” – bất kỳ thành tựu nào đạt được cũng chỉ nhờ vào may mắn, thậm chí nhiều lúc là do đánh giá sai lầm từ những người xung quanh và chắc chắn một ngày mọi người sẽ phát hiện ra, thì bạn không cần quá lo lắng. Thực tế, có rất nhiều người cũng nghĩ như bạn.
Ngay cả khi viết mười một quyển sách và giành được những giải thưởng uy tín, Maya Angelou vẫn không thể thoát khỏi sự hoài nghi dai dẳng rằng mình chưa thật sự đạt được thành tựu.
“Tôi đã viết mười một cuốn sách, nhưng tôi đều nghĩ rằng, “Uh oh, họ sẽ phát hiện ra đó là các tác phẩm không hề có giá trị. Tôi đã lừa dối mọi người.”
Maya Angelou
Albert Einstein tự miêu tả mình là “kẻ lừa đảo cố ý” và những sáng chế của ông không đáng nhận được nhiều sự chú ý như vậy.
Hay như Joddie Foster và Jennifer Lopez cũng trải qua cảm giác tương tự:
“Khi tôi giành được giải Oscar, tôi đã nghĩ đó là một sự may mắn. Tôi cho rằng mọi người rồi sẽ phát giác ra và họ sẽ lấy lại giải thưởng.”
Jodie Foster
“Dù tôi đã bán được 70 triệu albums, tôi vẫn cứ có cái cảm giác ‘Mình không giỏi ca hát.’”
Jennifer Lopez
Rất hiếm người đạt được thành tựu như Angelou, Jodie, Jennifer hay Einstein, nhưng cảm giác bị “lừa” luôn thường trực trong họ. Vì sao nhiều người không thể từ bỏ cảm giác mình không xứng đáng với những gì bản thân đã đạt được, và thành tựu của họ không đáng nhận được sự chú ý?
Nhà tâm lý học Pauline Rose Clance là người đầu tiên tìm hiểu về sự thiếu tự tin, nỗi bất an vô căn cứ này. Với công việc là một nhà trị liệu, cô quan sát những “bệnh nhân” chưa tốt nghiệp đại học và có thành tích học tập đáng nể, đều có chung một lo lắng rằng, họ không tin mình xứng đáng với sự nể phục của mọi người xung quanh. Thậm chí, một số còn tin rằng, việc bản thân đỗ đạt vào một trường đại học danh tiếng là do sự sai sót trong quá trình tuyển sinh.
Clance hiểu rõ những lo ngại này là vô căn cứ, như những bệnh nhân khác, cô cũng từng đã trải qua cảm xúc như thế khi học đại học. Dù có nhiều cách gọi khác nhau, nhưng nhìn chung vấn đề này có thể tóm gọn bằng: Hiện tượng kẻ mạo danh (Impostor Syndrome).
Hội chứng kẻ mạo danh là một hiện tượng tâm lý mà người mắc không có khả năng nhận thức những thành quả mà mình gặt hái được. Họ luôn cho rằng đó là do may mắn, đúng thời điểm hoặc chỉ đang cố lừa người khác về sự thông thái và kỹ năng của mình. Gọi đó là “hội chứng” chỉ để giảm mức độ phổ biến của nó. “Kẻ mạo danh” không phải là một căn bệnh hay sự bất thường, và nó không nhất thiết phải gắn liền với trầm cảm, lo âu, hay tự trọng.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác của Tiến sĩ Valerie Young đã phân loại Hội chứng kẻ mạo danh thành các nhóm nhỏ:
Trong cuốn sách Những suy nghĩ bí mật của phụ nữ thành công: Tại sao những người có năng lực lại mắc phải Hội chứng kẻ mạo danh và làm thế nào vượt qua hội chứng này để phát triển mạnh mẽ, Tiến sĩ Young đã đặt nền móng trên cơ sở nghiên cứu hằng thập kỉ về cảm giác mạo danh của những người thành đạt.
Những người tài năng, có tay nghề cao thường nghĩ rằng người khác cũng giống mình, cũng giỏi giang và xuất chúng không kém. Suy nghĩ này khiến họ cảm thấy không xứng với những giải thưởng và cơ hội hơn người khác. Theo như những gì Angelou và Einstein đã trải qua, không có ngưỡng thành tích nào có thể làm dịu đi những cảm xúc này.
Cảm giác kẻ mạo danh không chỉ xuất hiện ở những người tài giỏi. Ngay cả những người bình thường nhất cũng có thể mắc phải một hiện tượng tương tự được gọi là “sự ngu dốt đa nguyên” (pluralistic ignorance) – khi trong thâm tâm mỗi người đều hoài nghi chính mình và nghĩ rằng chỉ bản thân mới thấy vậy.
Rất khó để có thể tự đánh giá xem mình đã làm việc cật lực thế nào, vượt qua bao nhiêu khó khăn để hoàn thành công việc hay làm sao để phớt lờ cảm giác kém cỏi hơn người khác. Cảm xúc mạnh mẽ từ hội chứng mạo danh có thể cản trở “người bệnh” chia sẻ những ý tưởng tuyệt vời hay xin vào những công việc, dự án mà họ có thể tỏa sáng.
Cho đến nay, cách hiệu quả nhất để chống lại hội chứng mạo danh đơn giản là nói về nó. Nhiều người cho rằng nếu được yêu cầu đánh giá năng lực của bản thân, rất có thể sự hoài nghi chính mình sẽ được xác thực. Ngay cả khi sau đó, người này nhận được những ý kiến tích cực từ những người xung quanh, cảm giác mình là kẻ lừa dối có thể vẫn sẽ không giảm đi. Song, các nhà tâm lý học tin rằng, việc chia sẻ có thể giúp những người đang sợ hãi nhận ra rằng rất nhiều người cũng có chung cảm giác này. Từ đó người ta sẽ thấy dễ chịu hơn và dần dần được “chữa lành”. Đơn cử như việc tìm ra một thuật ngữ cho tình trạng này, cũng đã giúp cho rất nhiều người mắc hội chứng kẻ mạo danh cảm thấy khuây khỏa.
Một khi đã nhận thức về hội chứng mạo danh, bạn có thể đối mặt với nó bằng cách thu thập và xem xét các phản hồi tích cực. Một nhà khoa học luôn trách bản thân vì mọi xui xẻo cô gặp phải trong phòng thí nghiệm. Bắt đầu từ việc ghi lại nguyên nhân mỗi khi xảy ra sự cố, cô nhận ra hầu hết vấn đề bắt nguồn từ lỗi máy móc, và bắt đầu tin vào năng lực của mình.
Đôi khi chúng ta không thể xua đuổi triệt để cảm giác này, nhưng bù lại, người ta có thể cởi mở trao đổi về cách thức học tập hay làm việc. Khi hiểu biết về vấn đề này tăng cao và nhận ra sự phổ biến của nó, người ta sẽ cảm thấy tự do hơn khi thành thật với cảm xúc của mình. Dần dần, củng cố niềm tin vào một sự thật đơn giản: Mình có tài, mình có khả năng và mình xứng đáng được chấp nhận.
Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…