The Millennials Life
No Result
View All Result
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
No Result
View All Result
The Millennials Life
No Result
View All Result
Home Lifestyle

#Nghĩ: Hội chứng sợ thân mật và cảm giác “mình không xứng đáng được yêu”

Mi Nguyen
29/03/2021
0
#Nghĩ: Hội chứng sợ thân mật và cảm giác “mình không xứng đáng được yêu”
#Nghĩ là series về những vấn đề, hiện tượng cần được quan tâm trong xã hội từ trước đến nay.

Cuộc sống hiện đại với biết bao điều phải lo toan và thật nhiều khuôn mặt để gặp gỡ đã khiến không ít trong số chúng ta cảm thấy “chán người”. Thế nhưng con người lại là một trong những loài động vật có tập tính xã hội cao, và kết nối xã hội là nhân tố quan trọng nhất cho một cuộc sống hạnh phúc.

ADVERTISEMENT
Sợ thân mật và cảm giác "không xứng đáng được yêu"
Cô đơn có thể gián tiếp giết chết bạn | Photo: Ariel Lee

 Mặc dù khao khát tình yêu và những mối quan hệ thân mật, nhưng tâm lý “chán người” khiến bạn ngại đủ đường. Trạng thái tinh thần này vừa khiến bạn sợ cam kết, vừa làm bạn dễ có xu hướng lựa chọn những đối tượng cũng chưa sẵn sàng hình thành những mối quan hệ ràng buộc. Kết quả (dễ thấy) cuối cùng là một trong hai hoặc cả hai “đồng lòng” quay gót ra đi. Sau thời gian vật vã vượt qua nỗi đau chia tay, khả năng cao bạn sẽ lại tiếp tục bắt đầu một mối quan hệ mới… với kết thúc hứa hẹn không khác gì lần trước.

Nếu bạn là một người vừa muốn yêu (và được yêu) nhưng đồng thời lại muốn “bỏ của chạy lấy người” mỗi khi mối quan hệ của bạn phát triển lên một mức độ gần gũi nhất định, thì có lẽ bạn đang gặp phải hội chứng sợ thân mật.

Sợ thân mật và cảm giác "không xứng đáng được yêu"

Tại sao có hội chứng kỳ lạ này?

Hội chứng sợ thân mật được định nghĩa là cảm giác sợ hãi, lo âu mỗi khi “phải” phát triển một mối quan hệ thân thiết gắn bó với người khác, bao gồm cả những mối quan hệ tình cảm lãng mạn. Người mang nỗi sợ này né tránh đau khổ và tổn thương bằng mọi giá. Do đó, họ sẽ khó mở lòng với người khác.

Xét trên khía cạnh y học, bạn có thể thực hiện một số thử nghiệm hoặc bài kiểm tra tâm lý (như hệ thống Thang Đo Mức Độ Sợ Thân Mật (FIS) do hai nhà khoa học Descutner và Thelen phát triển từ năm 1991) để xem bản thân có đang mắc phải hội chứng này hay không. Ngoài ra, có một số dấu hiệu khác để nhận biết, ví dụ như: bạn thường xuyên hẹn hò nhưng chưa bao giờ thật sự dành thời gian để phát triển một mối quan hệ nghiêm túc; hoặc bạn bè và người thân nói với bạn rằng họ luôn cảm thấy bạn giữ khoảng cách với họ. 

Sợ thân mật và cảm giác "không xứng đáng được yêu"
Photo: Dribble / Lisa

Theo Stefanie Stahl – chuyên gia người Đức về thuyết gắn bó (attachment), tác giả quyển Yes, No, Maybe: How to recognize and overcome fear of commitment – Help for those affected and their partners – thì nhìn chung, có thể tạm chia những người sợ thân mật vào 3 nhóm:

Thợ săn – Những người này luôn giữ khoảng cách an toàn, quyết không sa chân vào “tình iu”. Họ sẽ rất vui vẻ và hào hứng, thậm chí sẵn lòng dành thời gian với bạn, cho đến khi họ cảm giác được “mối nguy hiểm” đang đến gần. Nếu bạn có dấu hiệu tiến tới, họ sẽ làm mọi cách để lùi lại, bảo toàn khoảng cách giữa hai người. Đối với thợ săn, những mối quan hệ lãng mạn không phải là đích đến ngọt ngào mà là những cái bẫy cần tránh xa.

Công chúa / hoàng tử – những người này rất giỏi trong việc “nhận ra” những thiếu sót của đối phương cũng như những điểm bất lợi trong mối quan hệ. Bạn tự hào là người không khuyết điểm và cả hai bạn vẫn đang tiến triển tốt đẹp? Điều đó không quan trọng, bằng cách này hay cách khác, công chúa / hoàng tử vẫn sẽ tìm được một lý do nào đó để tranh cãi, chỉ trích, và cuối cùng mối quan hệ này sẽ vỡ tan. 

Thợ xây – Những người này sẽ tiến hành “điều chỉnh” mức độ thân mật của mối quan hệ bằng cách xây lên những rào chắn vô hình. Họ sẽ hoặc quá bận làm việc, hoặc thường xuyên uể oải mệt mỏi, hoặc chỉ đơn giản là có một sở thích tốn nhiều thời gian đến nỗi chẳng còn giờ đâu dành cho bạn nữa.

Ngoài ra, vẫn có một số “biện pháp” khác mà những người sợ thân mật ưa chuộng, như ngoại tình, yêu xa, yêu online, hạn chế giao tiếp, và lựa chọn (một cách cố tình hoặc vô thức) những đối tượng mà khả năng hai người đưa mối quan hệ tiến xa hơn là vô cùng thấp.

Vì đâu mà người ta sợ thân mật?

Những người “ngại yêu” thường sẽ vì một hoặc cả hai lý do sau đây:

  • Sợ bị ràng buộc và mất tự do khi dấn thân vào một mối quan hệ.
  • Sợ viễn cảnh mất đi người mình yêu thương khi mối quan hệ kết thúc hoặc khi người kia qua đời.    
Sợ thân mật và cảm giác "không xứng đáng được yêu"
Photo: Behance / Aleksandra Ostałowska

Trong đó, lý do thứ hai có liên hệ nhiều hơn đến hội chứng sợ thân mật. Căn nguyên của hội chứng này là nỗi sợ bị bỏ rơi trong tiềm thức. Có nhiều hoàn cảnh và nguyên nhân dẫn đến điều này:

Do những đổ vỡ tình cảm

Khách quan mà nói thì kết thúc một mối quan hệ không phải là chuyện quá bất thường. Tuy nhiên, vẫn có không ít người cảm thấy lo âu mỗi khi một mối quan hệ mới “chớm” bắt đầu vì họ sợ rồi những chuyện không vui sẽ lại xảy ra.

Do những chấn thương tâm lý và thể xác

Những người từng có quá khứ bị bạo hành về mặt thể xác, tình cảm hoặc tình dục cũng có nguy cơ trở nên sợ thân mật. 

Do những “bóng đen quá khứ” từ ngày còn bé

Hay nói cách khác, đó là những hình dung đầu đời của bạn về mối quan hệ giữa người với người, thông qua việc quan sát chính những thành viên gia đình mình. Frances Cohen Praver – chuyên gia tâm lý và phân tâm học về quan hệ xã hội – đã lý giải cách thức mối quan hệ giữa cha và mẹ tác động đến ý niệm của con cái về sự thân mật như thế nào khi chúng lớn lên.

Sợ thân mật và cảm giác "không xứng đáng được yêu"
Photo: Instagram / Daniel Garcia

Nếu những gì bạn thường xuyên chứng kiến là cãi vã, lừa dối, đau khổ, ly tán, thì dần dần cách bạn nhìn nhận một mối quan hệ cũng sẽ khác đi. Do đã nhìn thấy những mặt tiêu cực và những kết cục tất yếu của một mối quan hệ (dĩ nhiên không phải mối quan hệ nào cũng kết thúc trong đau khổ, nhưng tiềm thức bạn tin vào điều đó, vì đó là tất cả những gì bạn biết được từ khi sinh ra), bạn quyết tâm sẽ không làm điều tương tự bằng cách “né” càng xa càng tốt những ai có ý định thân mật hoặc gần gũi với bạn. 

Do mức độ gắn kết của bạn với cha mẹ từ khi còn bé

Trẻ con khám phá thế giới xung quanh bằng cơ thể của chúng, nhưng lại nhìn nhận và học hỏi mọi thứ nhờ trí óc của người lớn. Trong đó, có cả quá trình học cách tin tưởng và hình thành mối quan hệ thân thiết với những người mà chúng ta yêu thương.

Sợ thân mật và cảm giác "không xứng đáng được yêu"
Photo: Behance / Alex Herrerías

Nếu ngay từ thời kỳ sơ sinh và mới biết đi mà trẻ em không thể phát triển một mối quan hệ gắn kết an toàn với người nuôi dưỡng (trẻ bị bỏ rơi, bị lạm dụng,…), thì tâm lý sau này của trẻ khi trưởng thành sẽ bị ảnh hưởng. Trong bài viết The Fear of Intimacy: Cat and Mouse Games in Relationships,chuyên gia tâm lý lâm sàng và pháp y Paula Bruce đã giải thích nỗi sợ thân mật bằng lý thuyết về sự gắn kết: mức độ gắn kết giữa chúng ta với cha mẹ sẽ quyết định mức độ sợ hãi sự thân mật của chính chúng ta khi lớn lên.

Do bị phụ huynh quản thúc hoặc “bảo vệ” quá kỹ

Trong mắt cha mẹ, chúng ta lúc nào cũng là những đứa trẻ. Nhiều bậc phụ huynh không muốn con cái tách rời khỏi mình, vẫn luôn theo sát, kiểm soát hoặc bảo bọc con một cách vô lý. Kiểu “yêu thương” này vô tình lại tước mất cơ hội để trẻ được phát triển đầy đủ, hình thành kỹ năng tự lập, phát triển những quan điểm và suy nghĩ riêng.

Sợ thân mật và cảm giác "không xứng đáng được yêu"
Photo: Juztapoz / Ashley Mackenzie

Cả khi đã lớn, họ cũng chỉ là những đứa trẻ to xác và sẽ rất vất vả để “sống sót” nếu bị tách ra khỏi môi trường quen thuộc. Khi có quan hệ tình cảm với ai, họ có xu hướng dễ bực tức trước bất kỳ hành động nào của đối phương khiến họ “không vừa ý”. Thậm chí, nỗi sợ sự thân mật, sợ bị kiểm soát hay mất tự do có thể trở thành nỗi ám ảnh thường trực với họ.

Hội chứng này đem đến hậu quả gì?

Nếu là một người sợ thân mật, chuyện dễ thấy nhất chính là bạn sẽ tự tay hủy hoại gần như mọi mối quan hệ của mình. Do không muốn (và không dễ dàng) để mở lòng, nên bạn sẽ cảm thấy khó khăn trong việc phải cởi mở, trung thực, và nghiêm túc với đối phương. Nói cách khác, dưới góc nhìn của bạn, đó là những việc làm hoàn toàn không cần thiết, vì bạn không có nhu cầu đưa mối quan hệ hiện tại đi đến một tầm cao nào mới cả.

Tác hại kế tiếp, đó là vì không có nhu cầu “yêu đương nghiêm túc” nên bạn sẽ có xu hướng chọn lấy những đối tượng cùng tần số – những người cũng không có nhu cầu xác định một mối quan hệ nghiêm túc lâu dài. Điều này càng trở nên dễ dàng hơn trong xã hội ngày nay, với sự trợ giúp của hàng trăm ứng dụng hẹn hò, nơi bạn có thể chọn lấy một người bất kỳ giữa hàng triệu người lạ để cùng nhau đi chơi một tối rồi lên giường một đêm, “chỉ cần vui là được”.

Sợ thân mật và cảm giác "không xứng đáng được yêu"
Photo: Anja Javelona

Trong suy nghĩ của bạn, những mối quan hệ nửa vời này không mất công tìm hiểu, không bỏ sức chăm sóc, và nếu có kết thúc thì người trong cuộc cũng không bị ảnh hưởng gì nhiều, vì vốn dĩ từ đầu cả hai có yêu nhau đâu. Thế nhưng dần dà, việc này sẽ dẫn đến tác hại thứ ba, khi bạn nhận ra việc liên tục có bạn tình mới không bao giờ là đủ. Bạn có xu hướng lặp đi lặp lại hành vi này trong thời gian dài, và càng ngày, bạn sẽ càng nảy sinh tâm lý “sợ yêu”.

Làm thế nào để thôi sợ?

Về bản chất, đây là một dạng rối loạn, nên để hiểu chi tiết về nó hơn cũng như để khắc phục tận gốc, bạn nên tìm đến các chuyên gia về tâm lý và sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, bạn có thể thử những cách sau đây:

Chấp nhận – Cho dù bạn đang chủ động đẩy đối phương ra xa hay đang thụ động chịu sự tránh né của họ, hãy cứ dũng cảm đối mặt với sự thật. Nếu không thể chấp nhận rằng bạn đang có vấn đề, thì không một ai khác có thể giúp đỡ bạn được. Đồng thời, cứ vững tin rằng không bao giờ là quá muộn để học cách yêu thương.

Thỏa thuận – Đồng hành với một người sợ thân mật chưa bao giờ là dễ dàng. Bạn cần biết cách cảm thông cũng như giảm kỳ vọng của mình đối với họ. Ngược lại, nếu là người mắc rối loạn, bạn cũng sẽ phải học cách đối mặt và từ tốn tháo gỡ những vấn đề của mình với sự hỗ trợ của chuyên viên tâm lý và bạn đồng hành.

Làm quen – Phần lớn những người sợ sự thân mật cảm thấy họ không xứng đáng được yêu, không xứng đáng với đối phương vì quá khứ của mình. Hãy giúp họ làm quen với sự thân mật, để họ hiểu rằng ai cũng xứng đáng được yêu thương, từ đó giảm bớt nỗi sợ bị bỏ rơi trong tiềm thức. 

Kết

Có thể nói rằng, cách tốt nhất để giải quyết vấn đề sợ thân mật này, là biết cách sống chung với nó. Thay vì chạy trốn, bạn sẽ học cách chịu đựng cảm giác sợ hãi, lo âu, khó chịu của mình. Bạn có thể không hoàn toàn mất đi sự sợ hãi này, nhưng ít ra bạn đã mạnh mẽ hơn để quyết định ở lại trong một mối quan hệ, ở lại với những người thật sự quan tâm và lo lắng cho mình.

Sợ thân mật và cảm giác "không xứng đáng được yêu"

Bởi vì ai trong chúng ta cũng đều xứng đáng được yêu thương cả.

Tags: Nghĩ
Bài cũ hơn

#KhôngQuạu: Từ sự việc của Alexander Wang – Kinh doanh phải đi liền với đạo đức

Bài tiếp theo

Phim hoạt hình chiếu rạp sắp ra mắt có thể là dự án cuối cùng của Rowan Atkinson trong vai Mr. Bean

Mi Nguyen

Mi Nguyen

Bài tiếp theo
Phim hoạt hình chiếu rạp sắp ra mắt có thể là dự án cuối cùng của Rowan Atkinson trong vai Mr. Bean

Phim hoạt hình chiếu rạp sắp ra mắt có thể là dự án cuối cùng của Rowan Atkinson trong vai Mr. Bean

Thảo luận về bài viết

  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Mới nhất
Bức tranh toàn cảnh về ngành thời trang 9 tháng đầu năm 2020

#LocalZine: Giữa tuần kể chuyện bánh Trung thu xưa và nay

10/04/2021
“NO MẮT” VỚI NHỮNG MẪU HỘP BÁNH TRUNG THU CHỈ NHÌN THÔI ĐÃ THẤY NGON

“NO MẮT” VỚI NHỮNG MẪU HỘP BÁNH TRUNG THU CHỈ NHÌN THÔI ĐÃ THẤY NGON

25/09/2020

Vượt qua khó khăn đại dịch cùng Bitis UCare

10/08/2020
#LàmGìVui: Cuối tuần không cà phê trà đá vỉa hè, bạn đã chọn cho mình một buổi workshop nào chưa

#LàmGìVui: Cuối tuần không cà phê trà đá vỉa hè, bạn đã chọn cho mình một buổi workshop nào chưa

20/01/2021
#HọNóiLà: YouTuber Thạch Trang và “siêu năng lực” sống tích cực mọi lúc mọi nơi

#HọNóiLà: YouTuber Thạch Trang và “siêu năng lực” sống tích cực mọi lúc mọi nơi

0
Tại sao Doctor Strange phù hợp là người dẫn đường tiếp theo cho Peter Parker

Tại sao Doctor Strange phù hợp là người dẫn đường tiếp theo cho Peter Parker

0
Google vinh danh phần mềm “AI nhạc sĩ” viết 10 bài hát trong 1 giây của kỹ sư người Việt

Google vinh danh phần mềm “AI nhạc sĩ” viết 10 bài hát trong 1 giây của kỹ sư người Việt

0

GẶP MOONLIN – NỮ HOÀNG STREETWEAR Ở TUỔI 90

0
Google vinh danh phần mềm “AI nhạc sĩ” viết 10 bài hát trong 1 giây của kỹ sư người Việt

Google vinh danh phần mềm “AI nhạc sĩ” viết 10 bài hát trong 1 giây của kỹ sư người Việt

19/04/2021
Bạn mặc gì khi ấy? – Chúng ta không thể loại bỏ bạo lực tình dục bằng cách thay đổi y phục

Bạn mặc gì khi ấy? – Chúng ta không thể loại bỏ bạo lực tình dục bằng cách thay đổi y phục

18/04/2021
Trắc nghiệm Karl Koch: “Mở khóa” tính cách của bạn thông qua hình vẽ cây

Trắc nghiệm Karl Koch: “Mở khóa” tính cách của bạn thông qua hình vẽ cây

18/04/2021
Dust in the Wind (1987) – những mảnh ghép nhẹ nhàng thời niên thiếu

Dust in the Wind (1987) – những mảnh ghép nhẹ nhàng thời niên thiếu

18/04/2021

Bài viết gần đây

Google vinh danh phần mềm “AI nhạc sĩ” viết 10 bài hát trong 1 giây của kỹ sư người Việt

Google vinh danh phần mềm “AI nhạc sĩ” viết 10 bài hát trong 1 giây của kỹ sư người Việt

19/04/2021
Bạn mặc gì khi ấy? – Chúng ta không thể loại bỏ bạo lực tình dục bằng cách thay đổi y phục

Bạn mặc gì khi ấy? – Chúng ta không thể loại bỏ bạo lực tình dục bằng cách thay đổi y phục

18/04/2021
Trắc nghiệm Karl Koch: “Mở khóa” tính cách của bạn thông qua hình vẽ cây

Trắc nghiệm Karl Koch: “Mở khóa” tính cách của bạn thông qua hình vẽ cây

18/04/2021

Về Themillennials.life

Not simply a magazine

Theo dõi chúng tôi

Tags

Bóc Rượu Chanel Chủ Đề Tháng 1 Chủ Đề Tháng 2 Chủ Đề Tháng 3 Chủ Đề Tháng 12 Covid-19 cà phê Dior Disney DisneyPlus Good9 Gucci H&M HBO Max Họ Nói Là Khung Hình Kể Chuyện Không Quạu local brand LocalZine Louis Vuitton LVMH Làm Gì Vui lối sống bền vững Marvel Netflix Nghĩ Người Lớn Đi Làm Nike nước hoa rap relationship rượu style Sài Gòn Sài Gòn xưa Thoáng thời trang trong phim thời trang Việt Trung thu Uniqlo Việt Nam Vlog Click zero waste đồng hồ

Bài viết gần đây

  • Google vinh danh phần mềm “AI nhạc sĩ” viết 10 bài hát trong 1 giây của kỹ sư người Việt 19/04/2021
  • Bạn mặc gì khi ấy? – Chúng ta không thể loại bỏ bạo lực tình dục bằng cách thay đổi y phục 18/04/2021
  • Trắc nghiệm Karl Koch: “Mở khóa” tính cách của bạn thông qua hình vẽ cây 18/04/2021
  • Dust in the Wind (1987) – những mảnh ghép nhẹ nhàng thời niên thiếu 17/04/2021
  • Bóng Đè – Cái tên Việt tiếp theo vươn ra biển lớn 17/04/2021

© 2020 The Millennials Life - Not simply a magazine

No Result
View All Result
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle

© 2020 The Millennials Life - Not simply a magazine