Nổi bật

Drama có gì mà nhiều người hóng thế nhỉ?

Drama có gì vui mà mọi người lại thích ‘hóng hớt’ vậy?

Drama vô cùng hấp dẫn

Drama dù có là điều không may xảy ra cho một người hay một nhóm người khác đi nữa thì với hội ưa hóng, drama vẫn là một hình thức giải trí vui vẻ – cũng như xem phim hay xem kịch vậy.

Hóng drama thì vui, tuy nhiên, điều đáng buồn là bạn đang tìm niềm vui trên nỗi đau của người khác. 

Ảnh: Acast

Drama giúp ‘chạm’ đến cảm xúc của chúng ta

Rửa bát có làm bạn cảm động không? Nấu ăn có khiến bạn giận dữ không? Các khía cạnh bình thường trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, tự bản thân chúng không gây ra những cảm xúc mạnh. 

Drama không thế. Những câu chuyện biến động về cuộc đời ai đó đem lại cho ta những cảm giác khác nhau, như vui vẻ, tức giận, đau đớn, háo hức,… Với những người mà mỗi ngày cứ đều đều trôi qua, một ít ‘gia vị’ cho cuộc sống chính là thứ họ tìm kiếm.

Drama cho là cái cớ để buôn chuyện

Cho dù mặn mòi hay nhạt nhẽo thì drama vẫn là một câu chuyện 3 phần hoàn chỉnh – là thứ có thể đem kể lại cho nhiều người.

Đôi khi câu chuyện này còn mang màu sắc bí ẩn bởi những tiên đoán, những góc khuất, những điều chưa tiết lộ,… bởi người trong cuộc (hoặc do người kể chưa kịp hóng xong). Thế lại càng hay, cho dù bản thân câu chuyện có tiêu cực đến đâu.

Một số người thích ‘bà tám’ đến mức sẵn sàng bịa ra đủ thứ để câu chuyện hấp dẫn hơn, không cần quan tâm liệu lời nói dối này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến câu chuyện gốc. Kịch tính là quan trọng nhất!

Drama gây nghiện

Như cà phê, thuốc lá, rượu, ma túy,… drama cũng có thể gây nghiện. Nếu bạn đã quen với việc luôn cập nhật những thông tin mới nhất, những diễn biến căng nhất của mọi thứ, thì bạn sẽ bứt rứt khó chịu nếu bỗng dưng ‘tối cổ’. Và thế là bạn lại tìm mọi cách để biết được mọi người đang xôn xao vì cái gì.

Hiệu ứng ‘tai nạn giao thông’

Mỗi khi đi ngang một vụ tai nạn giao thông bất kỳ, mọi người đều có xu hướng giảm tốc độ vì nhiều lý do. Có người thấy tai nạn nên có tâm lý sợ hãi, tự giác đi chậm lại. Có người muốn biết chuyện gì đã xảy ra. Có người cố gắng xem xem liệu có liên quan gì đến người quen của mình hay không. 

Hiệu ứng ‘tai nạn giao thông’ cộng với tâm lý sợ bỏ lỡ (FOMO) khiến chúng ta chẳng ngại mà chậm-lại-một-chút để hít drama.

Ảnh: Lucas DeJesus

Hóng drama đem lại những lợi ích thứ cấp

Lợi ích thứ cấp là thứ mà chúng ta nhận được từ một hành vi nhất định, cho dù những hành vi đó mang lại tác động tiêu cực. Ví dụ, một số người có thói giả bệnh (malingering) vì việc này giúp họ thoát khỏi một số vấn đề pháp lý hoặc sẽ giúp họ nhận được nguồn hỗ trợ tài chính. Hay những người có xu hướng tự biến mình thành nạn nhân vì đó là cái cớ tuyệt vời để họ lạm dụng chất kích thích hoặc cư xử quá khích với người khác. Vậy những lợi ích thứ cấp của hóng dramas là gì?

Một cái cớ để xao lãng khỏi cuộc sống của họ

Đối măt và giải quyết các vấn đề của bản thân là một việc không hề dễ dàng. Nếu có ai đó hoặc thứ gì đó để bạn ‘xả stress’ thì quả là vô cùng tiện lợi. Tương tự như chuyện nhiều người chọn nằm im xem phim hơn là đứng lên dọn dẹp nhà cửa, thì tập trung ‘hóng’ chuyện người khác dễ hơn là chú ý vào cuộc đời chính mình.

Cảm giác thân thuộc

Chúng ta thường bị thu hút và tìm thấy sự thoải mái với những gì mình đã biết. Một số người lớn lên với những mối quan hệ độc hại (gia đình, bạn bè, xã hội,…). Họ quen với drama, thậm chí còn tìm thấy cảm giác thân thuộc trong những ‘biến căng’ xảy ra hằng ngày hằng giờ trên mạng. 

Được là người đứng giữa spotlight

“Ê biết gì chưa…?” là một trong những cách dễ nhất để trở thành tâm điểm của sự chú ý. Nếu bạn có được những thông tin đầu tiên về ai đó hoặc sự kiện nóng sốt nào đó, bạn lập tức sẽ trở thành nhân vật được mọi người săn đón.

Ảnh: Vice

Kết

Không phủ nhận hóng drama cực vui, nhưng cái gì quá cũng không tốt. Nếu cứ suốt ngày ba chìm bảy nổi lặn ngụp trong mớ bòng bong rối rắm này, bạn đang lãng phí thời gian và năng lượng của mình đấy.

Hơn nữa, hóng biến cũng như xem phim. Chúng ta không phải người trong cuộc, không có đủ thẩm quyền cũng như cơ sở để phân định sai đúng trong chính câu chuyện mình đang theo dõi. Vội vàng lên tiếng mạt sát hay thỏa thích lấy drama ra để trút giận không phải là việc nên làm. Nếu đã ‘trót’ hóng biến, hãy hóng một cách văn minh nhất có thể.

(Tham khảo: PsychCentral)

Xem thêm:
#Nghĩ: Làm thế nào để ngừng ghen tuông vô lý?
Những thói quen khi sử dụng điện thoại di động của chúng ta ảnh hưởng người khác thế nào?
9 ‘báo động’ cần chú ý về tính cách của một người

Mi Nguyen

Recent Posts

Mai Ngọc Linh – Founder của LaBase: Sự khác biệt giữa kinh doanh trên sàn thương mại và dịch vụ trong ngành làm đẹp

Thương hiệu LaBase Cosmetics & Spa của chị Mai Ngọc Linh đã làm thế nào…

16 giờ ago

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

2 ngày ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

3 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

3 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

4 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago