#HọNóiLà là những câu chuyện, góc nhìn và trải nghiệm từ các nhân vật khách mời của TML.
Body shaming (Bình phẩm về ngoại hình) đang trở thành vấn nạn trong xã hội ngày nay khi ngày càng có nhiều đối tượng bị đánh giá và nhận xét bởi những người xung quanh chỉ thông qua vẻ bề ngoài của họ.
Khách mời cho #HọNóiLà tuần này là “cô nàng đẹp trai” Lưu Kim Liên, sinh năm 1999 và có biệt danh là Đét. Hiện đang theo học ngành Thiết kế đồ họa tại Hà Nội, cô bạn còn được đông đảo cộng đồng mạng biết đến với vai trò là diễn viên, người mẫu và ca sĩ tự do.
Thông qua bài phỏng vấn này, bên cạnh việc tìm hiểu về sự nghiệp ca hát, làm mẫu ảnh của Đét, The Millennials Life muốn được cùng bạn chia sẻ và lan truyền quan điểm tích cực “ngoại hình không phải là tất cả” đến độc giả.
Mình muốn mọi người ấn tượng đến dưới cương vị một người chơi nhạc, mặc dù mình cũng tự biết bản thân không phải là người xuất sắc nhất.
Tình cờ được tiếp xúc với ngành nghề đòi hỏi việc xuất hiện nhiều, để mà chọn được lời nhận xét gây khó chịu nhất là khá khó. Miệng lưỡi xã hội tàn bạo mà. Tuy nhiên lời nhận xét mà mình khó chịu nhất (mà không phải nằm ở nội dung mà nằm ở tần suất xuất hiện của nó) chính là chữ “gầy” đi bên cạnh những từ cảm thán như “eo ôi” hay “khiếp.”
May mắn, Mâu thuẫn, Hạnh phúc, An yên, Thật lòng.
Bộ phận ăn tiền nhất trên cơ thể là mặt mình.
Cái này không hẳn là mọi người không đánh giá cao nhưng mình bị nghĩ khá nhiều về nó vì hồi trước bị bạn trai cũ chê. Bạn ý bảo rằng xương hàm (jawline) của mình bị vuông quá, không mảnh được như bạn ý. Nhưng thực sự khi mình chụp ảnh thì dần dần mình cũng tìm thấy góc hợp lý để chụp sao cho hài hòa tổng thể khuôn mặt, và tự thấy xương hàm của mình khá thú vị!
Vì tự biết là bản thân khá gầy, mà chỗ gầy nhất là phần bắp tay nên mình hồi đầu rất ngại phải chụp concept hay lookbook nào có đồ hở tay. Chụp nhiều thì thành ra quen, chai lì và bản thân mình dần coi đây là một công việc nghiêm túc hơn nên mình dần thoải mái trong việc nhận những set đồ hở bắp tay.
Tuy nhiên mình vẫn nhớ có một show ca nhạc mà ở đó mình mặc một bộ váy hai dây, có khoác áo lông che bớt bắp tay rồi nhưng vừa bước ra sân khấu, ngay hàng ghế đầu đã có người chê và người ta cũng không để ý âm lượng lắm nên mình nghe được ngay trên sân khấu, trước lúc cất lên tiếng hát chỉ vài giây. Khá là ngại và khó xử!
Mặc dù trong tình huống như vậy vẫn cố gắng hoàn thành set diễn tốt nhất có thể, đó không phải là trải nghiệm dễ chịu.
Lần thay đổi ngoạn mục nhất có lẽ là trước khi chụp ảnh kỷ yếu một ngày. Mình trước đó để tóc dài quá vai và cắt lên tóc ngắn luôn. Ngày hôm sau khi mình gặp các bạn cùng lớp, cả nam lẫn nữ đều có phản ứng rất tích cực về diện mạo này và cho mình rất nhiều lời khen.
Mình cũng không nghĩ là về sau khi hình ảnh xuất hiện ở trên mạng xã hội cũng nhận được khá nhiều lời bình luận tương tự.
Điều mình thấy đáng trân trọng nhất ở việc làm mẫu là mình được tiếp xúc và học hỏi từ nhiều người giỏi đang làm việc liên quan đến ngành giải trí, sáng tạo. Thêm vào đó, việc làm mẫu vô tình cho mình một lượng người theo dõi không nhỏ, giúp mình dễ dàng truyền tải nhiều thông điệp tích cực đến với nhiều người hơn.
Còn để thật lòng mà nói, kể từ khi làm mẫu mình cũng để ý đến ngoại hình của bản thân nhiều hơn, và có lẽ là hơi nhiều quá.
Cũng khá trùng hợp là khi cắt tóc thì mình cũng không có ý định theo đuổi hình tượng phong cách phi giới tính như mọi người hay mô tả, chỉ đơn thuần là mình ăn mặc như bình thường thôi. Nhưng mình có thể hiểu về khái niệm đẹp phi giới tính của mọi người là gì, và theo mình nó đơn giản chỉ là vẻ đẹp có thể thu hút sự chú ý của cả hai giới tính mà thôi.
Về chuyện này thì hầu như mình chưa được tận mắt trực tiếp trải qua, cũng chỉ nghe qua lời kể của bạn bè rằng có người này người nọ tưởng mình là con trai hoặc mình thích con gái. Hầu như những hiểu nhầm đó đều được giải quyết nhờ việc giao tiếp của mọi người, vì khi có ai hỏi họ thì họ đều giải thích hộ mình luôn.
Trong khoảng thời gian giãn cách xã hội mình có xem Cuốn Theo Chiều Gió và rất ấn tượng nhân vật Scarlett O’Hara. Mặc dù nhân vật này có rất nhiều nét tính cách xấu, nhưng không phủ nhận cô đã thách thức những khuôn phép, chuẩn mực của phụ nữ thời bấy giờ, dám bước lên giành quyền kiểm soát cuộc sống của chính mình.
“Trông mặt mà bắt hình dong” là thói quen cần sửa nhưng việc nhìn và phán đoán sự việc, con người,… là điều tự nhiên và bước cơ bản để đạt đến bước tiếp theo của giao tiếp xã hội con người. Mình nghĩ chỉ đơn giản, điều nên làm là không đưa ra đánh giá thiếu khách quan và lời lẽ khó nghe khi chưa biết rõ người đối diện và cẩn thận trong việc đưa ra quyết định với người mình chưa quen biết đủ lâu.
Cảm ơn Đét rất nhiều, bài phỏng vấn đã khá dài rồi. Trước khi kết thúc cuộc trò chuyện, để làm cho bài phỏng vấn thú vị hơn đồng thời giúp độc giả hiểu thêm về bạn, chúng ta có thể chơi một mini game nho nhỏ được không? Luật chơi rất đơn giản, The Millennials Life sẽ đặt ra 6 câu hỏi ngắn và bạn chỉ được chọn 1 trong 2 và giải thích ngắn gọn trong một câu.
Xem thêm:
#HọNóiLà: Vănguard – Tập zine đầu tiên trao quyền cho cộng đồng LGBTQ+ Việt Nam
#HọNóiLà: Her86m2 – “Điều tốt nhất một người vợ, người mẹ có thể làm đó là hãy luôn là chính mình”
#HọNóiLà: Dusse B – “Việc bắt đầu một cái gì mới đôi khi đúng là một kiểu hành xác…”
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…