Có một cô gái nhỏ sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống tại Hà Nội, từ nhỏ đã nghe rất nhiều về tư tưởng “sống trong vùng an toàn” của bố mẹ. Vì thế mặc dù yêu thích hội họa từ những ngày mới học mẫu giáo, cô gái ấy vẫn chỉ xem môn nghệ thuật này như một thú vui nho nhỏ. Suốt cả hành trình trưởng thành, cô gái ấy chưa từng nghĩ đến việc sẽ theo đuổi hội họa như một công việc chính thức và lâu dài.
Những năm trên giảng đường Đại học, cô vẫn thường dành khoảng thời gian rảnh rỗi để vẽ những điều mình yêu. . Lúc này đối với cô, hội hoạ giống như một cách để thư giãn và giải tỏa áp lực.
Vốn rất thích việc đứng trên bục giảng, chia sẻ những kiến thức mà mình có được đến các bạn trẻ, cô gái nhỏ ngày nào đã trở thành một giảng viên Tiếng Anh tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sau vài năm theo đuổi công việc nhà giáo, cô chợt nhận ra mình tình yêu hội hoạ vẫn chưa bao giờ ngừng chảy trong mình và muốn dành nhiều hơn thời gian cho đam mê này. Quyết định rời xa giảng đường đại học thực sự không hề đơn giản, bởi một phần vì cô vẫn lưu luyến những giây phút “gõ đầu trẻ”, một phần vì gia đình vẫn chưa bao giờ ủng hộ nghiệp vẽ “chông chênh” này.
Nhưng với niềm đam mê cầm bút của mình, cô đã có một quyết định táo bạo…
Đó là câu chuyện của nữ họa sĩ trẻ Nguyễn Vũ Xuân Lan, hay X.Lan (SN 1989), gương mặt được nhiều người biết đến qua tranh vẽ vô cùng đáng yêu và những tác phẩm nghệ thuật ứng dụng khác.
Được biết đến từ những mẩu chuyện hài hước hay những tranh đáng yêu đăng tải trên Facebook, cái tên X.Lan dường như không còn quá xa lạ với những người yêu thích hội họa. Sau quyết định táo bạo từ bỏ công việc của một giảng viên đại học, cô giáo trẻ đã trở thành nữ họa sĩ với lối đi riêng, trên con đường nghệ thuật ngày một thăng hoa.
Sau nhiều năm chăm chút cho nghiệp vẽ, X.Lan ngày càng chứng tỏ tài năng và sự thông minh, hóm hỉnh của mình. Mỗi tác phẩm của cô đều nhận được sự yêu thương và thích thú của đông đảo người xem. Trang fanpage được cô bạn chăm chút mỗi ngày cũng đã trở thành một “điểm hẹn” thú vị giữa cô cùng những độc giả. X.Lan từng chia sẻ, “những người theo dõi mình từ ngày đầu đều sẽ hiểu tính cách, câu chuyện và khiếu hài hước của mình. Sự đồng cảm là phần thưởng lớn nhất chứ không hẳn là phải ra sách hay bán sản phẩm.”
Trong năm 2020 vừa qua – một năm kì lại với của những niềm vui – nỗi buồn, một năm với nhiều biến đổi không ngờ đến, X.Lan đã gặt hái cho mình những trái ngọt sau nhiều năm miệt mài cầm bút.
Xuyên suốt năm 2020, Lan đã tham gia không ít những thử thách nhỏ vui của giới minh họa Việt Nam như: Bechuot (vẽ con chuột vào dịp đầu năm, #bechuot), Nảy Mầm (#naymam), SexStory (#sexstory), Make art from home (vẽ tranh trong thời gian giãn cách xã hội)… – vừa là cách để mang tranh vẽ của X.Lan đến với nhiều đối tượng độc giả hơn, cũng vừa là một sự góp mình nho nhỏ của cô bạn trẻ với thông điệp tươi vui và tích cực.
Cũng trong năm nay, cuốn sách đầu tay 199 mấy do X.Lan vẽ minh hoạ đã được chính thức lên kệ. Đây có lẽ cũng là một cột mốc vô cùng đáng nhớ của cô hoạ sĩ trẻ khi sau một thời gian dài thực hiện và sửa đổi, cuốn sách đã nhận được rất nhiều sự yêu thích và đón nhận của độc giả. Một sự kiện khác góp phần tạo nên một năm 2020 đặc biệt và trọn vẹn hơn của X.Lan chính là hoạt động hợp tác cùng UNICEF chính thức được ra mắt vào cuối tháng 12. Theo đó, đây là món quà ấm áp cuối năm UNICEF gửi đến tất cả trẻ em và người dân Việt Nam: dự án phim hoạt hình ngắn Lòng tốt dễ lây mà X.Lan đã tham gia phần thiết kế nhân vật.
Với những gì đã xảy ra trong một năm vừa qua, The Millennials tin rằng, không chỉ với X.Lan, mà với rất nhiều các bạn độc giả đã đồng hành với chúng mình, 2020 quả thật là một năm chứa đầy lắng lo nhưng cũng không thiếu những nụ cười.
Qua cuộc nói chuyện ngắn với chủ đề “Cuộc nói chuyện với đứa trẻ trong ta”, The Millennials cùng X.Lan hi vọng tất cả chúng ta có thể nhìn lại năm 2020 với một tinh thần tích cực, tràn đầy năng lượng như một đứa trẻ, dù có chút thơ ngây nhưng luôn ngập tràn niềm tin với cuộc sống.
Kiếm sống bằng nghề vẽ. Mình đang đã thực hiện được điều đó rồi nên cũng không ai còn nghĩ điều đó quá ngây thơ nữa.
Gia đinh mình dù có tạo điều kiện cho mình đi học vẽ hồi nhỏ, nhưng chỉ như một môn ngoại khóa thôi, chứ chưa bao giờ xác định là “cho nó học để thành họa sĩ”. Việc mình quyết định nghỉ việc để chuyển sang vẽ khiến bố mẹ lo lắng một thời gian dài. Ngay cả bản thân mình trước đó cũng nghĩ là việc này không tưởng và phải suy đi tính lại mất cả năm trước khi xin nghỉ. Nhưng giờ thì mọi thứ đã khá ổn rồi.
Chắc là ai cũng có một đứa trẻ bên trong chứ nhỉ? Chỉ là khá khó để phân định được phần nào là phần trẻ con trong mình thôi.
Còn về điều mình thích trong năm 2020, thì đó là cơ hội để mọi người có thể sống chậm lại, và học về lòng biết ơn. Đại dịch khiến mọi thứ đình trệ, hạn chế sự di chuyển và buộc mọi người tìm lại những niềm vui nhỏ nhặt mà họ đã bỏ quên trong cuộc sống bận rộn. Với mình, đó là việc đọc thêm một ít sách, và dành nhiều thời gian cho người thân hơn.
Còn biết ơn là vì một chuyện không may ập đến khiến mọi người giật mình nhận ra suốt thời gian vừa qua cuộc sống đã thoải mái đến mức nào. Quả thật phải trải qua lúc khổ thì mới biết trân trọng những thứ mình đang có.
Cái “đứa nhỏ” trong mình là đứa hơi tí là buồn. Khi cảm thấy lạc lõng như thế thì mình sẽ ngồi phân tích xem sao tự nhiên lại buồn, và việc đó có đáng buồn thật không. Cũng không cần cổ vũ lắm, vì buồn hết rồi sẽ lại tự vui thôi.
“Đứa lớn” sẽ thắng.
Lo lắng quá nhiều. Ghen tị quá nhiều. Và quá ngạo mạn.
Nhìn mọi thứ một cách đơn giản, nhưng kỹ. Đây là đặc điểm giúp mình kể chuyện.
Hằng ngày, mỗi chúng ta lướt qua hàng trăm câu chuyện nhỏ, điểm khác biệt là bạn có nhìn đủ kỹ và cảm nhận nó đủ tốt để lưu lại trong đầu hay không. Một con chim trên vỉa hè, một cậu bé ngồi sau xe đạp, một cốc trà đá đổ mồ hôi… tất cả đều có câu chuyện riêng.
Mọi quyết định quan trọng, dũng cảm thì đều do “đứa lớn” đưa ra đấy. Chứ “đứa nhỏ” dở lắm, không dám làm gì đâu.
Chẳng hạn như chuyện mình nghỉ việc dạy học để chuyển sang nghề vẽ. Hồi bé chắc chắn mình sẽ không nghĩ như thế là hay, mà sẽ làm con ngoan nghe lời bố mẹ thôi. Nhưng khi trưởng thành, đủ kinh nghiệm, đủ vốn liếng sống, suy nghĩ đủ phức tạp và thấu đáo hơn, thì mình mới vẽ ra được đường chạy cho bản thân.
Nói cho chính xác thì mình không hẳn là vẽ kỷ niệm, mà là các khoảnh khắc mà mình thấy đáng quý. Đó chính những câu chuyện nhỏ xíu diễn ra hằng ngày quanh mình, mà mình đã nói ở trên đó.
Đây là ví dụ về một khoảnh khắc mình rất thích, nhưng phải mất đến hai năm mới vẽ ra được năm khung tranh này:
Mình trả lời bằng bức tranh dưới đây nhé.
Mình nhắn nó không nghe mình đâu!
Không ai trên đời hoàn hảo đến mức không có lấy 1 "anti-fan" cả. Thế…
Nếu đã từng hoặc đang ở trong tình huống cấp bách mà cần phải ra…
Hãy để The Millennials Life làm người chỉ đường trong cuộc đời của bạn với…
Triển lãm tranh "The Story Teller" là “cuốn nhật ký” nghệ thuật ghi lại những…
Chẳng biết từ bao giờ, cốc rượu trắng tinh khiết đã trở thành một phần…
Có nên khôn ngoan khi 2 người làm bạn với nhau trước khi bắt đầu…