#HọNóiLà là những câu chuyện, góc nhìn và trải nghiệm từ các nhân vật khách mời của TML.
Có thể bạn đã gặp ở đâu đó những bức tranh của Dusse B trên bìa một cuốn sách hay một hộp trà. Những tác phẩm của Dusse B dễ dàng lưu lại trong tâm trí người xem với nét huyền ảo, cổ điển, vừa trầm ấm Á Đông, lúc phóng khoáng phương Tây.
Dusse B là cái tên được lấy cảm hứng từ tên thật Đức Bùi, đọc là du-see-bee và có nghĩa là “úm ba la.” Xuất thân là một designer rồi làm về minh hoạ và mỹ thuật ứng dụng, Dusse B còn là một art director người Hà Nội sống và làm việc tại Sài Gòn.
Chàng trai sinh năm 1993 được biết đến qua những dự án minh hoạ, thiết kế trong lĩnh vực xuất bản, quảng cáo, thiết kế thương hiệu, bao bì sản phẩm. Công việc của bạn là xây dựng ý tưởng, tạo ra các hình ảnh thị giác nhằm truyền tải các giá trị, nội dung của đối tác, khách hàng, của dự án đến mọi người thông qua các điểm chạm về cảm xúc và thị giác. Trong công việc, ngoài logic, Dusse B đặc biệt chú trọng đến việc lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Vốn là người luôn dành tình yêu và đến mỹ thuật, sáng tạo, văn hoá, di sản và tính con người – bao gồm cả mặt sáng và tối trong một người, từ tính nhân văn đến cả những tị hiềm, ganh ghét, nhỏ nhen, Dusse B cảm thấy hạnh phúc và rất yêu công việc của mình.
The Millennials Life có duyên được trò chuyện cùng Dusse B, lắng nghe những chia sẻ của bạn về những nhiệt huyết trong công việc, tình yêu sâu sắc với mỹ thuật và sáng tạo, cũng như những kế hoạch của bạn họa sĩ trẻ đầy tiềm năng.
Trong những tháng năm ấu thơ, mình và anh trai không có nhiều đồ chơi. Thú vui của hai anh em là vẽ. Từ tường nhà, sân, đồ đạc, đều lấp đầy bằng những hình vẽ của bọn mình.
Anh trai là người truyền cảm hứng mỹ thuật và cũng là “thầy giáo” đầu tiên của mình. Hồi ấy là năm 3 tuổi, mình giữ được toàn bộ kí ức liên quan đến vẽ, và mình cứ vẽ mãi cho tới lúc này.
Hiện tại, mình không còn để ý quá nhiều đến những lời nhận xét nữa – dù đó là lời bình phẩm của bất cứ ai.
Thế nhưng vào những ngày cũ, mình nhớ cô giáo mỹ thuật đã từng nói với mình một câu làm mình nhớ mãi. Đại ý là: “Em không cần nhất thiết phải vẽ đúng, phải thoả mãn tâm trí có – thể – hiểu – được bằng chất liệu cũ, cứ vẽ cho đẹp đã.”
Còn về thế nào là “đẹp”, cô mình không nói.
Mình luôn muốn kéo đuợc chút nào hay chút ấy những chất liệu nghệ thuật trong mọi việc. Và bạn biết đấy, nếu có thể kiếm sống được bằng giấc mơ thì thế giới vật chất mới vui.
Art cannot be modern. Art is primordially eternal (tạm dịch: “ nghệ thuật không thể hiện đại, nghệ thuật là đời đời nguyên thuỷ).
Trong tác phẩm này, Egon Schiele đã có một ý tưởng hay và một câu chuyện để kể.
Logic và cảm nhận là hai con đường để nhận thức và có ý thức về mọi chuyện xung quanh. Do đó, dựa vào điều gì nhiều hơn và vào lúc nào, còn do bản năng và tính cách mỗi người.
Bạn tìm kiếm điều gì trong mỹ thuật, bạn sẽ có nó.
Việc bắt đầu một cái gì mới đôi khi đúng là một kiểu hành xác. Tuy nhiên, sợ hãi là tính người, là điều lành mạnh cần thiết.
Phản hồi mang tính nhất định chắc là nhận feedback của khách hàng nhỉ? Mình thật sự sẽ không biết nói gì.
Sự khác biệt là một khái niệm mang tính tự nhiên, thế nên nó sẽ tự “chảy” trong mỗi người.
Mình không có dự định cho tuần sau,
Cho ngày mai cũng không có,
Nữa là cả năm.
Năm 2021, chúc The Millennials Life luôn trong lành và thú vị!
Ảnh: NVCC
Xem thêm:
#HọNóiLà: Cậu bé Thỏ và TUỒNG – Tấm Gương Tâm Khảm: Chúng ta nên mở lòng và yêu thương nhiều hơn
Nghe nhạc Lo-fi, ta hoá thành những người hay mơ
Họa sĩ Đỗ Minh Hải: Khi quê hương Cao Lãnh được “anime-hóa”
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…